Những nguyên tắc thiết kế bị lãng quên.

Trong thiết kế ngày này, một số người dường như đã quên mất một số nguyên tắc cơ bản của thiết kế. Nếu bạn được học bài bản tại trường đại học (mỹ thuật hay kiến trúc) thì đó là môn bắt buộc phải học, giống như học bản cửu chương khi học toán.

Đối với những người tự học, thì những cuốn sách với những nguyên lý giúp bạn bổ sung nền tảng kiến thức mỹ thuật của mình.

Mặc dù vậy hầu hết những người thiết kế Web/Graphic, hiện nay thường quan tâm tới việc làm sao sử dụng photoshop tốt, hơn là nắm vững những nguyên lý cơ bản của thiết kế, trong khi đây là những điều thú vị tuyệt vời.

Nghệ thuật nói chung đã đi tới giới hạn, tất cả chỉ là một vòng tròn. Hiện tại là xu hướng BauhausSwiss Modernism(Cách gọi khác của Typography style), những phong cách đã sử dụng trong quá khứ.

Những lý thuyết cơ bản của thiết kế không bao giờ thay đổi. Chúng là lớp keo kết nối các xu hướng, phong cách thiết kế và chúng ta phải HỌC THUỘC.


Cân bằng

Sắp xếp những đối tượng sao cho chúng cân bằng qua 1 trục chính giữa. Có 2 loại cân bằng. Là Cân Bằng Đối Xứng và Cân Bằng Bất Đối Xứng.

Tương phản

Là sự so sánh giữa các đối tượng có sự tương phản về: Mầu sắc (nóng – lạnh). Hình khối (to-nhỏ, méo-tròn, thẳng-zic zắc, đặc-rỗng), Chất liệu (nhẵn-xù xì…), Nhịp điệu (nhanh-chậm, ngắn-dài)

Nhấn mạnh

Là yếu tố nào tập trung người xem nhất. Nếu tất cả các yếu tố bằng nhau thì không có sự nhấn mạnh.

Điều hướng

Là sự sắp xếp các đối tượng một cách có chủ đích, nhằm hướng sự tập trung của người xem vào đối tượng cần nhấn mạnh.

Tỉ lệ

Là mối quan hệ vể kích thước giữa các đối tượng với nhau. Nguyên tắc này thường được sử dụng trong nghệ thuật sắp đặt. Hình dưới thể hiện Golden Ratio – Tỉ lệ vàng

Không gian

Là khoảng không gian của mỗi đối tượng gây ảnh hưởng. Điều này cũng phụ thuộc vào màu sắc, chất liệu. Màu sắc càng nổi thì sự ảnh hưởng không gian của nó càng rộng, đối tượng có chất liệu xù xì thì có ảnh hưởng về mặt không gian lớn hơn đối tượng nhẵn. Tương tự với khối đặc – rỗng, bẹt hay nổi…

Nhịp điệu và sự nhắc lại

Là sự sắp xếp lặp đi lặp lại một hoặc vài đối tượng một cách có nhịp điệu (giống như chơi nhạc, lúc nhanh, lúc chậm, lúc nhiều lúc ít) – Thường thấy trong các thiết kế sử dụng hoa văn họa tiết lặp đi lặp lại.

Đồng nhất

Là sử dụng các đối tượng cùng ý nghĩa để diễn tả một vấn đề nhằm nêu bật chủ đề cần nói tới trong thiết kế.

Theo fuelyourcreativity

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Về bản chất, typography chỉ tôn vinh chứ không hề giới hạn các nhà thiết kế.