Khám phá quy trình phát triển sản phẩm bên trong tổ chức thiết kế vĩ đại nhất thế giới - Apple

Quy trình phát triển sản phẩm của Apple có thể xem là một trong những quy trình thiết kế thành công nhất từng được thực hiện. Từ việc công ty cố gắng trở thành tổ chức kinh doanh trị giá 1 nghìn tỷ đô la đầu tiên trên thế giới – có rất nhiều nhà thiết kế có thể học hỏi từ Apple và đưa những bài học này vào quá trình thiết kế của riêng họ.

Apple là một doanh nghiệp bí mật khét tiếng. Trong thời gian Steve Jobs điều hành công ty, gần như không thể tìm hiểu về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp. Điều này không quá ngạc nhiên khi lợi thế thị trường của một doanh nghiệp là phương pháp thiết kế của nó. Đó là một điều bí mật.

Tuy nhiên, Adam Lashinsky, tác giả của cuốn Inside Apple: How America’s most Admired and Secretive Company Really Works đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về quá trình này. Mặc dù vẫn còn những khía cạnh về cách thức hoạt động của Apple được che giấu, nhưng bạn vẫn có thể hiểu thêm về quy trình thực hiện cấp cao này.


Quy trình phát triển sản phẩm của Apple


Thiết kế là hàng đầu

Tác giả/Chủ bản quyền: GiuliaPiccoliTrapletti. 

Làm thế nào để các nhà thiết kế có thể tự do thiết kế và đảm bảo rằng các sản phẩm họ sản xuất đúng định hướng? Vâng, tại Apple, họ đặt thiết kế lên hàng đầu.

Jony Ive – nhà thiết kế người Anh, Giám đốc thiết kế (CDO) của Apple, và nhóm thiết kế của ông đã điều hành công ty, tuy nhiên họ không cần báo cáo tài chính, sản xuất, v.v. Họ được cấp quyền tự do đặt ngân sách của riêng mình và có khả năng bỏ qua tính thiết thực của sản xuất.

Trung tâm của bộ phận thiết kế là Studio Thiết kế Công nghiệp, nơi chỉ có một vài nhân viên Apple được quyền vào.

Đó là nơi tạo ra các sản phẩm đáng kinh ngạc.


Nhóm thiết kế được tách ra khỏi công ty lớn

Khi nhóm thiết kế làm việc trên một sản phẩm mới, họ sẽ được ngăn cách với các bộ phận còn lại của công ty Apple. Họ thậm chí có thể kiểm soát các công cụ vật lý để ngăn sự tương tác với các nhân viên khác của Apple trong ngày.

Nhóm cũng được tách khỏi hệ thống phân cấp truyền thống của Apple tại thời điểm này. Họ tạo ra các cấu trúc báo cáo riêng và báo cáo trực tiếp cho nhóm điều hành. Điều này khiến họ tập trung vào thiết kế hơn và không bị chi phối bởi những vấn đề hằng ngày.


Quá trình phát triển tài liệu

Tác giả/Chủ bản quyền: Ed Uthman. 

Thông tin về quy trình thiết kế sản phẩm mới của Apple (ANPP) được cung cấp cho nhóm phát triển sản phẩm khi họ bắt đầu làm việc. Nó chi tiết hóa mọi giai đoạn của quá trình thiết kế. Đây là thời điểm xác định lộ trình mà nhóm sản phẩm sẽ thực hiện, ai sẽ chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm cuối cùng, ai làm việc ở giai đoạn nào, nơi họ làm việc và dự kiến thời gian ​​sẽ hoàn thành sản phẩm.


Các thiết kế sẽ được xem xét vào thứ hai

Nhóm điều hành Apple thường xuyên tổ chức một cuộc họp vào thứ hai để kiểm tra từng sản phẩm mà công ty thiết kế tại thời điểm đó. Một trong những chìa khóa thành công của Apple là họ không làm hàng trăm sản phẩm mới cùng một lúc; thay vào đó, họ sẽ tập trung các nguồn lực vào một số ít các dự án dự kiến ​​sẽ mang lại kết quả thay vì bị chi phối trong nhiều dự án nhỏ hơn.

Nếu một sản phẩm không thể được xem xét tại cuộc họp – chúng sẽ tự động được đưa vào ở mục đầu tiên trong agenda ở cuộc họp tiếp theo. Trên thực tế, điều này có nghĩa là mọi sản phẩm của Apple đều được đội ngũ điều hành kiểm tra ít nhất hai tuần một lần. Quá trình này giúp giảm thiểu sự chậm trễ trong việc ra quyết định và cho phép công ty tinh gọn quá trình thiết kế.


EPM và GSM

EPM là người quản lý chương trình kỹ thuật và GSM là người quản lý cung ứng toàn cầu. Trong Apple, họ được biết đến với tên gọi là “EPM Mafia”. Công việc của họ là tiếp quản một sản phẩm chuyển từ thiết kế sang sản xuất.

Những người này thường sẽ được ở Trung Quốc, Apple rất ít thực hiện việc tự sản xuất. Thay vào đó, họ sẽ hợp tác với các công ty gia công hợp đồng như Foxconn (một trong những công ty gia công lớn nhất thế giới) để làm việc. Điều này giúp họ giảm bớt công việc sản xuất, trong khi chi phi sản xuất vẫn giữ được ở mức càng thấp càng tốt. Đây là phương pháp mang lại lợi thế đáng kể và một trong nhiều nhà sản xuất điện tử khác đang áp dụng theo.

“EPM Mafia” nghe có vẻ đáng sợ (và họ là nhà cung cấp) nhưng công việc thực sự của họ chỉ đơn giản là đảm bảo sản phẩm được đưa ra thị trường đúng cách, đúng thời điểm và đúng chi phí. Hành động của họ vì lợi ích của sản phẩm mọi lúc.


Sự lặp lại là chìa khóa

Giống như bất kỳ công ty thiết kế lớn khác, quy trình thiết kế tại Apple vẫn chưa kết thúc dù đã bắt đầu bước vào quá trình sản xuất. Trong thực tế, Apple luôn lặp lại việc thiết kế trong suốt quá trình sản xuất. Sản phẩm được chế tạo, chúng được thử nghiệm và xem xét, sau đó nhóm thiết kế cải tiến và chúng được xây dựng lại. Các chu kỳ này mất từ ​​4 đến 6 tuần một lần và có thể được thực hiện nhiều lần trong vòng đời phát triển của sản phẩm.

Tác giả /Chủ bản quyền: CyberDoc LLC. 

Khi quá trình sản xuất hoàn tất, EPM sẽ sở hữu một số hoặc tất cả các thiết bị thử nghiệm và sau đó đưa chúng trở lại trụ sở của Apple tại Cupertino.

Đây là một phương pháp rất tốn kém nhưng cũng là một trong những lý do khiến Apple nổi tiếng về chất lượng. Bạn càng đầu tư vào thiết kế, bạn càng có nhiều khả năng xây dựng các sản phẩm thay đổi thị trường đáng kinh ngạc. Đó là quá trình mà iPod, iPhone và iPad đã trải qua.


Phòng đóng gói sản phẩm

Đây là một khu vực bảo mật rất cao ở Apple và là nơi các prototype (nguyên mẫu) được trình bày. Có thể nói, bảo mật là việc ngăn chặn rò rỉ ra thế giới bên ngoài. Nếu bạn từng thấy prototype của một sản phẩm Apple bị rò rỉ – thì chúng sẽ không đến từ đây. Nhiều khả năng chúng đã bị lộ từ một dây chuyền sản xuất tại Trung Quốc.


Kế hoạch ra mắt

Tác giả /Chủ bản quyền: Manutaus. 

Bước cuối cùng trong phát triển sản phẩm của Apple là ra mắt sản phẩm. Khi sản phẩm được coi là tốt nhất có thể – chúng sẽ tham gia vào một kế hoạch được gọi là “the Rules of the Road”. Điều này giải thích tất cả trách nhiệm và hành động phải được thực hiện trước khi ra mắt sản phẩm với thị trường.

Đó phải là một trải nghiệm đầy căng thẳng vì tính bảo mật tuyệt đối, nếu bạn làm mất hoặc rò rỉ, bạn sẽ bị sa thải ngay lập tức. Điều này được nêu rõ trong tài liệu chính.


Kết luận

Quá trình của Apple rất phức tạp, tốn kém và đòi hỏi cao. Nếu bạn so sánh nó với hầu hết các lý thuyết kinh doanh thì nó không nên hoạt động như thế. Tuy nhiên, cho đến nay chúng vẫn được thực hiện dù có cả những ý định ngông cuồng nhất.

Mặc dù, rất khó để bạn có thể mô phỏng tất cả các quy trình của họ tại nơi bạn làm việc, nhưng không có lý do gì mà bạn không thể học hỏi để phát triển các sản phẩm trong giai đoạn thiết kế và khởi chạy dự án. Và tất nhiên, việc lặp lại các quá trình thiết kế hoàn toàn mang lại hiệu quả cho sản phẩm của bạn.

Bạn càng hiểu rõ về các quy trình thiết kế nổi tiếng, bạn càng có thể nắm bắt những khía cạnh tốt nhất của chúng và sử dụng chúng để nâng cao sản phẩm của chính bạn.


Tài nguyên tham khảo

Tìm hiểu tất cả các chi tiết của quy trình thiết kế trong: Inside Apple: Công ty được ngưỡng mộ nhất ở Mỹ – và bí mật – Công ty thực sự hoạt động như thế nào bởi Adam Lashinsky ISBN Bolog555512157, Xuất bản ngày 25 tháng 1 năm 2012

Và tìm hiểu sâu rõ hơn về nhà thiết kế vĩ đại nhất của Apple trong: JonyIve: The Genius đằng sau những sản phẩm tuyệt vời nhất của Apple bởi Leander Kahney ISBN 159184617X, Xuất bản ngày 14 tháng 11 năm 2013

Biên tập: Thao Lee
Nguồn: interaction-design

Cùng tác giả

#Tag

apple design Apple’s Product Development Process EPM EPM Mafia GSM Jony Ive quy trình phát triển sản phẩm quy trình thiết kế steve jobs tổ chức thiết kế

iDesign Must-try

Giao diện app dinh dưỡng mang tính kêu gọi hành động
Giao diện app dinh dưỡng mang tính kêu gọi hành động
Wellory là ứng dụng về dinh dưỡng mang đến những kiến thức để xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khoẻ, không cổ suý việc ăn…
Ý tưởng là thứ ‘rẻ tiền’? Nhưng ý tưởng (hay) từ đâu mà có?
Ý tưởng là thứ ‘rẻ tiền’? Nhưng ý tưởng (hay) từ đâu mà có?
Có một cách so sánh khá thú vị như thế này: một ý tưởng hay giống như chiếc xe bạn đang cầm tay lái. Muốn biến ý tưởng đó thành…
Câu chuyện tiến hóa của 3 logo nổi tiếng thế giới
Câu chuyện tiến hóa của 3 logo nổi tiếng thế giới
Nằm trong danh sách những thương hiệu đỉnh cao khắp thế giới, Shell, Apple và Starbucks nổi lên như ba hình mẫu về công cuộc "tiến hóa logo" thành công…
Phụ kiện Apple hô biến chiếc iPhone của bạn thành con chuột Magic Mouse Mini
Phụ kiện Apple hô biến chiếc iPhone của bạn thành con chuột Magic Mouse Mini
Trên lý thuyết thì đây là một ý tưởng tuyệt vời và vô cùng phù hợp với hệ sinh thái của Apple khi tạo ra các sản phẩm hỗ trợ…
Thiết kế tối giản sẽ chết. Chào đón bạn đến với kỷ nguyên thiết kế tùy chỉnh của Apple
Thiết kế tối giản sẽ chết. Chào đón bạn đến với kỷ nguyên thiết kế tùy chỉnh của Apple
Apple đã từ bỏ việc tạo ra thiết kế hoàn hảo bởi nhiều thách thức mà họ phải đối mặt. Tại sao trong thời đại của màn hình cảm ứng,…
4 chi tiết nhỏ tiết lộ cách thiết kế tại Apple đang thay đổi
4 chi tiết nhỏ tiết lộ cách thiết kế tại Apple đang thay đổi
Sự kiện ra mắt các sản phẩm mới của Apple đã mang đến nhiều thông tin mới đáng mong đợi như: cập nhật tính năng mới của iPhone 11 (hiện…