Hiểu rõ hơn về Serifs và Sans serif (p1): Chữ có chân

Hiểu rõ về chữ là bạn đã hiểu rõ một yếu tố rất quan trọng cấu thành nên thiết kế đồ họa. Chữ không chân (sans) và chữ có chân (serifs) và những phân loại của chúng.

Serifs

Một nét được thêm vào phần bắt đầu hoặc phần cuối trong nét chính của một chữ. Trong bảng chữ cái alphabet, serifs thường xuất hiện ở nét kết thúc, tạo thành các điểm dừng một phía hoặc hai phía (Nghĩa là đối với chữ L thì gọi là một phía, còn chữ T là hai phía).

Có rất nhiều mô tả dành cho serifs, đặc biệt khi chúng đã phát triển theo kiểu dáng Roman. Nó có thể không chỉ là một phía hoặc hai phía, mà còn dài hay ngắn, mỏng hay dày, đột ngột hay mềm mại, đứng hay ngang hay nghiêng, thon, tam giác…

Trong kiểu blackletter chúng thường có hình dạng kim cương, và trong một số kiểu script như Tekton, nó hầu như là nét vòng.

(Không phải tất cả các nhà sử học đều đồng ý rằng serif nên sử dụng những chữ có vẻ nghiêng.Nhưng một số nét thì cần thiết để xác định sự khác biệt, ví dụ, Bembo italic và Gill Sans italic. Trước đây được mô tả như là những serif nghiêng (serified italic), nhưng sau này thì nó không thuộc vào loại serif (unserified).

Sans serif – Không chân

Từ chữ Latin, sans serif nghĩa là “without serifs – không có chân”. Các dạng Sans serif và slab seriftype (chữ có chân lớn) được thấy vào khoảng năm 1815 – 1817.

Cả hai đều được nhận biết bởi những hình dạng chữ đơn giản hơn với những nét gần như đều nhau, thiếu những dấu hiệu tương phản, sử dụng các hình dạng hình học (chữ nhật, tròn, ovan…) trong thiết kế.

Những mẫu chữ slab typefaces và sans serifs đầu tiên có xu hướng đậm, tỉ lệ gần đều (monolithic), dùng để hiển thị lớn, nhưng chúng nhanh chóng phát triển rất nhiều kiểu.

Cho dù những thiết kế sớm nhất không được sử dụng nhiều ngày nay, nhưng những gì chúng để lại rất phổ biến. Cái tên Sans serif, những chữ không có chân, là cái tên được chấp nhận sử dụng.

Sự tương phản thấp, không chân hình thành hầu hết những mặt chữ sans serif và khiến chúng thiếu đi sự liền mạch để đọc như các chữ có chân. Chúng tốt cho một câu, ổn với một đoạn (paragraph), nhưng khó để sử dụng tốt khi dùng cho chữ trên một cuốn sách.

Các thuật ngữ của những chữ sans serif có thể khá phức tạp: về cơ bản gothic hay grotesque là những cái tên chung cho sans serif.

Trong những mặt chữ sans serif, italic xuất hiện phổ biến, cho dù không thường xuyên, đơn giản là một kiểu sloped (độ nghiêng một cách máy móc) giống như phiên bản của những chữ roman, điều này khiến chúng hoàn toàn phụ thuộc vào roman.

Phông chữ sans serifs phổ biến nhất là Helvetica (1951, Miedinger), cho dù bị “bài trừ” bởi nhiều nhà thiết kế chữ. Helvetica được phát triển thành rất nhiều trọng lượng (weight) và độ rộng (width) giúp nó linh hoạt, dễ phù hợp với các phông chữ khác.

Những phông sans serif phổ biến khác gồm Univers (Frutiger, 1952+), Arial (Monotype), Franklin Gothic (M,F. Benton, 1903) và Frutinger (Frutinger, 1975).

Từ phong trào Art Deco (nghệ thuật trang trí) trong những năm 1920s và 30s, những hình dạng hình học phổ biến được sử dụng như là các yếu tố cơ bản cho các thiết kế sans serif.

Một số những mặt chữ không hoàn toàn thuộc những loại trên. Nhà thiết kế chữ Eric Gill cho ra đời Gill Sans năm 1982, có chất lượng cấu trúc rất tốt, nó có sự tương phản tốt và những thiết kế nhân văn – tốt hơn rất nhiều khi sử dụng vào chữ phần nội dung hơn các kiểu sans serif khác.

Những phân loại

Serif typefaces – Các kiểu chữ có chân

Khởi nguồn từ những chữ viết La Mã (roman) và thời kỳ chủ nghĩ nhân văn phục hưng (Renaissance humanis). Những ví dụ được in sớm nhất của Serif xuất hiện vào khoảng thế kỷ 15 tại Đức và Ý.

Những dạng chữ Serif đã thay đổi qua thời gian: Old Style (cuối 15 – đầu thế kỷ 18) phát triển thành Transitional – Chuyển tiếp (thế kỷ 18) và thêm Modern (cuối thể kỷ 18 – đầu thế kỷ 19). Bên cạnh đó Slab Serif xuất hiện đầu thế kỷ 19.

Các nhà thiết kế đương đại tạo ra những mặt chữ mới của Serifs dựa trên lịch sử hình dạng của chúng.

Old Style Serif

Sớm hơn cả những dạng chữ Serif (cuối thế kỷ 15 – đầu thế kỷ 18). Chúng dựa trên những yếu tố tiêu chuẩn của nét và tính cách bởi sự tương phản mạnh, bracketed serifs (serifs với những nét lượn vào phần thân) và trục nghiêng.

Những ví dụ sớm nhất hoàn toàn độc lập với kiểu chữ viết tay trên bảng. Những chữ sau này thêm độ tương phản, các chân trở nên sắc nét hơn, và trục gần như đứng.Nói chung, hình dạng chữ và sự hiển thị ngày càng dựa trên những yếu tố hình thành quá trình tạo ra một khuông chữ kim loại.

Dựa vào thời gian và địa điểm của những kiểu chữ ban đầu, các chữ old style serif được chia làm nhiều nhóm: Venetian (cuối thế kỷ 15), French (thế kỷ 16), Dutch (17), English (đầu 18), Old styles và các phiên bản biến thể đều bắt nguồn từ những Old Style truyền thống.

Garamond và Caslon là những cái tên quen thuộc trong nhóm này.

Transitional serif – Serif chuyển tiếp

Mặt chữ xuất hiện vào đầu và giữa thế ký 18, kết hợp những tính năng của Old Style dựa trên nét tạo bởi độ rộng của ngòi bút và những yếu tố mới dựa trên những kỹ thuật đúc chữ.

Baroque Serif là biến thể bắt nguồn từ những Trasitional truyền thống.

ITC New Baskerville là tên tuổi lớn nhất đại diện cho nhóm này.

Modern Serif

Kiểu chữ xuất hiện cùng với sự phát triển của kỹ thuật khắc chữ kim loại vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Chúng được phân biệt bởi sự tương phản mạnh và cả độ rộng của các chữ.

Serif dài và mỏng, trục gần như đứng. Dựa trên những hình hình dạng chân, kiểu chữ Modern Serif chia ra làm các nhóm: Tân cổ điển hiện đại (neoclassical modern), Scotch Modern và các kiểu chữ bắt nguồn từ kiểu Modern truyền thống.

Nhóm này có thể nhắc tới Bodoni và Didona.

Latin Serif

Mặt chữ có những chân hình tam giác, đôi khi là vuông. Ban đầu chúng được thiết kế tại Anh trong nửa đầu thế kỷ 19.

Một số phông thuộc loại này là: ITC Charter,Quant Antiqua…

Slab Serif

Những mặt chữ đầu tiên được tạo ra ở Anh vào khoảng đầu thế kỷ 19. Chúng có chân hình khối chữ nhật hoặc gần như vậy, với các nét gần như bằng nhau, x-height lớn.

Dựa trên những chân và hình dạng vòng cung, tương phản và độ rộng ngang nhau, Slab Serifs chia ra các nhóm: Egyptian, Geometric, Humanist và Clarendon.

Đôi khi những loại có sự tương phản đảo (italian) được đứng thành nhóm riêng biệt.

(phần 2)

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Về bản chất, typography chỉ tôn vinh chứ không hề giới hạn các nhà thiết kế.