Có phải “Freelancing Is For Suckers”?

Gần đây tôi có đọc một bài viết có tiêu đề “Freelancing Is For Suckers” của tác giả Toni Clark. Thông qua cảm hứng tới từ bài viết này, tôi cũng muốn bày tỏ quan điểm của mình về nghề Freelance Designer.

Khi một ai đó nói với bạn họ là một Freelancer về thiết kế đồ họa, thiết kế webstie, vẽ minh họa, hay tất cả trong một. Ấn tượng đầu tiên của bạn là gì?

Đó có phải là một chức danh tuyệt vời của một người tài năng, một chuyên gia? Họ có thể độc lập tác chiến, không cần đi làm, tự do quản lý thời gian, thu nhập đủ để đi chơi, và cà phê với bạn bè nếu cần.

Wow thật lý tưởng, và bạn bắt đầu nghĩ rằng: Tôi sẽ cố gắng để trở thành một Freelance Designer!

Nhưng thực tế là gì?

Freelancer có thực sự tuyệt vời và đáng là thứ mà bạn sẽ cố gắng để đạt được?

Tôi – Bachi cho rằng Freelance Designer giống như một nghề để bạn kiếm thêm thu nhập, và làm trong những lúc bạn có thời gian rảnh từ công việc chính của mình. Hoặc bạn đang trên con đường tự mở ra một công ty để quản lý nó.

Cá nhân Freelancer thường không nhận được sự tôn trọng từ khách hàng (những khách hàng lớn ), bởi vậy nghề freelancer không giúp bạn tiếp cận được những dự án quy mô lớn. Những dự án mà khách hàng sẵn sàng trả tiền cho một sản phẩm thật sự chất lượng, và dành cho bạn nhiều thời gian đầu tư chất xám hơn.

Vì một thiết kế tốt cần một đội ngũ hoàn chỉnh và chuyên nghiệp. Lúc đó một sản phẩm sẽ được mổ xẻ bởi những chuyên gia về ý tưởng, xu hướng, kinh nghiệm sử dụng, thiết kế, kiểm tra chất lượng … hoặc các nhà chuyên môn khác như Photographer, Illustrator, Typographer .v.v.

Bạn – Freelance Designer sẽ phần lớn sẽ chỉ làm việc với những dự án nhỏ, ít đòi hỏi chuyên môn cao và những khách hàng thiếu hiểu biết về thiết kế, hoặc không có sự tôn trọng (lẫn tiền bạc) dành cho những sáng tạo của bạn.

Hậu quả là tất cả những việc bạn làm khi là một Freelancer là sắp xếp theo “ý tưởng” của khách hàng (có khi là một ý tưởng chợt lóe lên trong đầu của họ), liên tục bị “ép giá”, liên tục bị bủa vây bởi những yêu cầu “kỳ lạ”, dẫn tới hao mòn khả năng sáng tạo và hứng thú làm việc.

Mà bạn càng yếu đi sự sáng tạo, thì lại càng bị “ép giá”, rồi cuối cùng bạn không thể đủ tiền trang trải cuộc sống khi làm freelancer.

Đọc đến đây chắc bạn bắt đầu cụt hứng về nghề Freelancer, tuy nhiên

freelancer cũng có những điều mà bạn có thể học hỏi được.

Những thứ mà nghề Freelancer có thể giúp ích cho bạn chính là khả năng thương thuyết với khách hàng, khả năng đánh giá chi phí sản phẩm, đánh giá được những công đoạn cần thiết cho một sản phẩm từ ý tưởng của khách hàng, cho tới một sản phẩm được sử dụng (website, brochure, logo…). Những thứ có thể giúp bạn tiến tới điều hành một doanh nghiệp nhỏ.

Bạn có thể làm một Freelancer theo ý thích của bạn, nhưng nếu bạn muốn làm một “cao thủ” thiết kế – expert designer, hay Guru trong lĩnh vực này, hãy coi Freelance là một trải nghiệm trong quá trình đi lên của mình.

Hình ảnh này của tác giả  

Tôi sẽ sắp xếp Freelancer theo thứ tự sau:

  • Bạn mới ra trường và đi làm.
  • Bạn đi làm được 2 – 3 năm và bắt đầu có vài việc như một Freelancer.
  • Bạn làm tốt và có nhiều việc ở ngoài hơn.
  • Bạn nghỉ ở nhà làm Freelancer.
  • Bạn sẽ mở doanh nghiệp, thuê nhân công để thiết kế cho mình – Bạn đã chấm dứt nghề thiết kế của mình.
  • Hoặc nghề Freelancer không giúp bạn đủ sống, bạn bắt đầu đi làm lại.
  • Bạn đi làm và trở thành chuyên gia thiết kế – Art Director – Chuyên gia tư vấn thiết kế .v.v. (hoặc một designer bình thường).

Trên đây là cảm hứng của tôi khi đọc một bài vết có tiêu đề “Freelancing Is For Suckers”, bạn có ý kiến gì về vấn đề này?

(Bachi)

Cùng tác giả

#Tag

Cà Phê - Trà Đá Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
gm creative và văn hóa Việt trong thiết kế: “Như rừng bị đốt thì mới có cây xanh mọc lên” (Phần 2)
gm creative và văn hóa Việt trong thiết kế: “Như rừng bị đốt thì mới có cây xanh mọc lên” (Phần 2)
"Sống theo cái mà mình cảm nhận là hạnh phúc, khi cảm nhận được thì mình sẽ tôn trọng nó."