Cách thiết kế bao bì đồ ăn vặt lành mạnh

Cấu trúc thiết kế là yếu tố quyết định sự thành công. Khi nói về ăn vặt, chúng ta có xu hướng di chuyển hơn là ngồi im khi ăn. Vì thế điều quan trọng khi thiết kế không chỉ là trải nghiệm mà còn là hiểu được tất cả quá trình liên quan và thói quen ăn vặt.

Cách ăn uống và thực phẩm chúng ta tiêu thụ đang thay đổi từng ngày. Thói quen ăn uống truyền thống 3 bữa chính vẫn còn tồn tại, tuy nhiên chúng ta ăn vặt thường xuyên hơn. Những cá thể thường xuyên ăn snack nhất chính là millennial – những người sinh được sinh ra từ đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000 – họ cầm snack trên tay và cho vào miệng tận 4 lần một ngày. Và 94% người Mỹ ăn vặt ít nhất 1 lần mỗi ngày! Vậy điều này có ảnh hưởng gì đến thiết kế bao bì? Hãy điểm qua một số xu hướng hiện hành trước nhé!

Hiện chỉ có các cửa hàng bán “thực phẩm lành mạnh chuyên biệt” cung cấp cho chúng ta những sản phẩm hoàn toàn “tự nhiên”. Nhưng khi ngày càng có nhiều trường hợp dị ứng và khả năng chịu đựng giảm đi, những siêu thị đã phải liên kết với những đầu mối cung cấp thực phẩm sạch. Chúng ta đang chứng kiến lối ăn uống của người Aztec cổ đại trở thành xu hướng – mmm, có ai ở đây uống hạt chia không nhỉ?

Lối sống thường xuyên thay đổi và những căng thẳng khi làm việc là lý do chúng ta cần ăn uống lành mạnh hơn. Chúng ta đưa lên mạng hình ảnh các món Nhật ngon lành và đẹp mắt chỉ để ‘cúng mạng xã hội’ trước khi ăn, nhưng sau đó lại ngoàm những loại thức ăn khác.

Những bịch snack nhiều chất đường đã bị thay thế bởi thực phẩm sạch có nguồn gốc từ đạm thực vật và động vật.

Thế hệ Millennial cũng quan tâm đến bao bì sản phẩm khi lựa chọn đồ ăn hơn, điều này đòi hỏi các nhãn hàng cần trình bày quá trình chế biến một cách đúng đắn và minh bạch. Họ muốn sự tự nhiên và sạch sẽ thông qua những tông màu, con chữ và hình dáng có liên quan đến môi trường.

Dưới đây là 4 bí quyết khi đóng gói sản phẩm sao cho lành mạnh:

1. Sự đơn giản – rõ ràng và dễ phân biệt

Hãy đi thẳng vào nội dung. Đơn giản hóa thông điệp qua những thiết kế bao bì rõ ràng và có cấu trúc. May mắn thay, chúng ta đã chuyển từ gói bột giặt những năm 80s nằm ngay giữa bao bì thể hiện tối đa tính năng và lợi ích sang loại bao bì nhỏ xinh. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn đơn giản với tối giản. Đơn giản là một thiết kế chỉ bao gồm những điều cốt yếu và quan trọng, đặc biệt cần thiết trong lĩnh vực luôn đông đúc và dễ gây bối rối như này.

Thương hiệu snack Natasha’s Kale Crunchies của hãng Dynamo là một ví dụ điển hình cho thực phẩm tươi sạch lành mạnh toát lên sự đẹp đẽ, đơn giản và mang tính cá nhân. Tôi nghĩ rằng bao bì là chiếc áo bên ngoài – ta có thể biết tên sản phẩm và những chi tiết thể hiện trên bao bì. Nó làm chúng ta… thèm và đối với Natasha, cô ấy trông có vẻ rất vui và yêu sản phẩm của mình! Bao bì này được thiết kế rất tinh tế để nêu bật lên 4 nội dung: thương hiệu, sản phẩm, công dụng và hương vị.

  • Thương hiệu: chúng ta có thể biết được nhiều điều thông qua font chữ logo và biểu tượng cô gái tóc cam, Natasha. Cô gái được đặt ngay giữa bao bì nhưng không lấn át những yếu tố khác.
  • Sản phẩm: tên sản phẩm rất to và tự nhiên. Chất lượng của sản phẩm được phản ánh qua dòng typography đầy phong cách. Nguyên liệu xanh lành và rõ ràng được thể hiện qua hình ảnh thực tế. Trông thật sắc nét, tươi mới và tốt đẹp.
  • Công dụng: được truyền đạt thông qua những biểu tượng rất rõ ràng.
  • Hương vị: được in đậm, giúp phân biệt những vị khác nhau và tạo ra chất riêng.

Đây là một bao bì tuyệt vời – phong cách thiết kế này được sử dụng rất nhiều và mức độ phân cấp nội dung nổi bật. Cấu trúc phân tầng này khiến cho người đọc dễ hiểu hơn.

Ngược lại, đối với The Funky Monkey, bao bì này lại hơi rối. Nó là một tổ hợp nhiều loại font và rất khó để nhận ra sản phẩm này là gì. Bao bì kiểu này cũng đưa ra được 4 phần nội dung nhưng phần trình bày thiếu đi tính mạch lạc và liên kết. Thiết kế theo kiểu này thì các yếu tố sẽ đấu đá lẫn nhau chứ không hỗ trợ hay thể hiện bất cứ thông tin gì. Kiểu thiết kế li ti và trình bày nội dung khiến cho bao bì kém thu hút hơn bởi vì nó gây ra sự khó hiểu.

2. Câu cú ngắn gọn, từ ngữ chính xác

Bên cạnh việc phân tầng kĩ lưỡng, ngôn ngữ rõ ràng là rất cần thiết. Chúng ta cần những dòng chữ đi đúng trọng tâm. Cuộc sống quá bận rộn và nhiều mối phân tâm khác không cho phép ta ngồi ngâm thơ hay đưa ra những nội dung gây khó hiểu. Thương hiệu Hippeas của JKR Global là một ví dụ tuyệt vời với câu chữ ngắn gọn và đầy mạnh mẽ: “Sweet and Smokin'”- Vâng! hoặc những thanh kẹo trái cây Gaea với 6 loại hương vị – đó cũng là tất cả những gì bạn cần phải biết trừ khi bạn có thời gian để tìm kiếm nội dung trong bản thông tin dinh dưỡng – Nutritional Information Panel.

3. Màu sắc – không chỉ có màu xám tro đâu!

Bởi vì muốn thể hiện tính lành mạnh không có nghĩa là bạn phải xài toàn màu tối và thô. Phân khúc sản xuất snack cần thể hiện mùi vị và những đứa trẻ thích khám phá nhiều hương vị khác nhau. Chúng thích ăn cay và chuộng những món mang yếu tố đa dạng về văn hóa. Những điều này thường được thể hiện bằng những dòng typography và màu sắc sống động.

Chúng tôi đã tạo ra thương hiệu và bao bì cho những loại thực phẩm cổ – đậu Lupini. Loại snack bự tổ chảng, ú ụ và tốt cho sức khỏe này không chỉ chứa thông điệp tốt cho cơ thể mà còn có nhiều chọn lựa như vị cam và gừng. Chúng tôi muốn làm nổi bật hương vị, vì thế tông màu sáng đã được dùng. Nhưng trước khi suy nghĩ về sự nổi bật hay thu hút, mẹ thiên nhiên cũng vô cùng rộng mở. Cây đậu Lupini đang nở hoa được thiết kế cùng dãy màu rực rỡ và sống động, đây cũng chính là nền tảng cho nguồn cảm hứng của chúng tôi.

4. Cấu trúc bao bì – tiện lợi khi di chuyển

Cấu trúc thiết kế là yếu tố quyết định sự thành công. Khi nói về ăn vặt, chúng ta có xu hướng di chuyển hơn là ngồi im khi ăn. Vì thế điều quan trọng của thiết kế không chỉ là trải nghiệm mà còn là hiểu được tất cả quá trình liên quan và thói quen ăn vặt. Rõ ràng là khách hàng rất quan tâm đến kiểu dáng bao bì.

Tất nhiên là công ty có khá nhiều cơ hội để kết nối và tìm hiểu khách hàng trong quá trình sản xuất đồ ăn vặt – và cũng tạo điều kiện dễ dàng cho chúng tôi, những nhà thiết kế bao bì, để đưa ra những giải pháp hợp lí.

Tác giả: Angela Spindler
Người dịch: Đáo
Nguồn: The DieLine

Cùng tác giả

#Tag

chỉ dẫn thiết kế Kiến thức package design packaging design snacks thiết kế bao bì

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
5 xu hướng thiết kế bao bì cho năm 2023 mọi nhà sáng tạo nên biết
5 xu hướng thiết kế bao bì cho năm 2023 mọi nhà sáng tạo nên biết
Bài viết được thực hiện bởi TOM MAY thuộc trang tin Creative Boom Năm xu hướng thiết kế này đang tạo nên làn sóng trong thế giới thiết kế bao…
Bộ nhận diện sang trọng và lạ mắt cho sản phẩm nhang ‘Nguyện’
Bộ nhận diện sang trọng và lạ mắt cho sản phẩm nhang ‘Nguyện’
Với tên sản phẩm Nguyện (trong “cầu nguyện”, “ước nguyện”), team thực hiện dự án đã nghiên cứu, tìm kiếm trong rất nhiều từ ngữ Hán-Việt để lựa chọn một…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Đưa khung cảnh ruộng bậc thang hùng vĩ vào bộ nhận diện trà PuriTea - H’Mong Vietnamese Tea
Đưa khung cảnh ruộng bậc thang hùng vĩ vào bộ nhận diện trà PuriTea - H’Mong Vietnamese Tea
PuriTea là loại trà xanh mọc hoang được các gia đình người H’Mông ở tỉnh Hà Giang thu hoạch. Điều khác biệt với các loại trà xanh khác là sản…
Bộ nhận diện lấy cảm hứng từ trần nhà thờ cổ của hãng mỳ ống và dầu ô liu cao cấp
Bộ nhận diện lấy cảm hứng từ trần nhà thờ cổ của hãng mỳ ống và dầu ô liu cao cấp
Nhà thiết kế Hungary Aliz Borsa xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho Buono! - một cửa hàng mì ống và dầu ô liu cao cấp nằm ở…