7 câu hỏi bạn phải biết khi đi phỏng vấn thiết kế UX

Ngày nay, để kiếm được việc làm là điều không dễ bởi số lượng ứng viên cao ngất ngưởng. Vì thế mà việc bạn trả lời tốt những câu hỏi của người tuyển dụng là rất quan trọng.

Sẽ là bất khả thi để ta biết được nhà tuyển dụng sẽ hỏi những gì, tuy vậy, vẫn có một số câu hỏi thường gặp mà chúng ta có thể “chuẩn bị chước”. Tất nhiên là nó không có nghĩa là sẽ chắc chắn cho bạn việc làm nhưng xác xuất cho việc đó sẽ cao hơn. Phải nhớ dựa theo yêu cầu công việc cũng như công ty mà bạn cứ sửa đổi câu trả lời cho thích hợp nhất nhé.

Dưới đây là 7 câu hỏi thường gặp trong các cuộc phỏng vấn cho vị trí thiết kế UX và bí kiếp trả lời:

Câu hỏi #1: Thế nào là thiết kế UX? Tại sao nó quan trọng? Quá trình thiết kế UX diễn ra thế nào?

Điều mà người tuyển dụng muốn nghe từ bạn: Bạn có nắm vững những điều cơ bản về UX chưa.

Tuy là một câu hỏi thường gặp, có vẻ chung chung cũng như không có câu trả lời rõ ràng. Bạn phải tập trung giải thích một cách rõ ràng và dễ hiểu về thiết kế UX. Cho vế sau của câu hỏi, hãy tận dụng nó để thể hiện sự đam mê của bạn về cách thức mà công ty phỏng vấn sử dụng cho việc thiết kế UX. Bạn cũng có thể trả lời câu hỏi này dựa trên trải nghiệm của bạn khi thực hiện thiết kế UX cũng như tập trung về phía cạnh trải nghiệm của người dùng.

Bạn có thể dựa theo mẫu thế này để trả lời câu hỏi “quá trình thiết kế UX diễn ra thế nào?”:

TIP: Bạn phải xác định được người dùng là ai và họ muốn gì. Hay nói cách khác, người thiết kế UX trước hết cần phải nghiên cứu, tìm hiểu, khảo xác cũng như phỏng vấn người dùng.

Câu hỏi #2: Bạn thiết kế UX như thế nào? Cách thức mà bạn sử dụng là gì?

Điều mà người tuyển dụng thật sự hỏi: bạn có thể chứng thực về khả năng của mình không?

Khi kể về cách mà bạn thiết kế UX. Bạn có thể nói về cách mà bạn tiếp cận và giải quyết một project thông thường. Hoặc tốt hơn nữa là bạn cứ kể về trải nghiệm từ những project của bạn trong quá khứ. Người phỏng vấn sẽ dễ dàng lắng nghe bạn hơn nếu bạn trả lời một cách rõ ràng như sau:

Bắt đầu bằng một câu chuyện chung chung: Vấn đề gì? Có cơ hội gì? Có gì phát sinh? Kết quả cuối cùng?

Hãy tập trung nói về cách mà bạn giải quyết vấn đề và hoàn thành project đó

Giải thích vì sao bạn dùng phương pháp thiết kế UX đó.

Đừng lo về việc cách thức của bạn không giống ai. Điều quan trọng là bạn có thể lí giải được nguyên nhân vì sao bạn lại dùng nó.

TIP: Phương thức giải quyết xoay quanh trải nghiệm người dùng được xem là tốt nhất bởi nó yêu cầu bạn phải hiểu rõ về người dùng cũng như mục tiêu của công ty đặt ra. Bạn có thể trả lời dựa vào cách thức như sao:

  • Nghiên cứu người dùng: Cách bạn thu thập thông tin từ người dùng. Tại sao lại là cách đó?
  • Xác định và phân loại các persona của người dùng: Dựa vào điều gì mà bạn xác định các persona của người dùng? có bao nhiêu “persona” được đưa ra? nó giúp bạn hiểu được gì?
  • Bản đồ hành trình khách hàng (các bước khách hàng phải thực hiện để sử dụng ứng dụng của mình)
  • Nêu ra số liệu và phân tích: giải thích dựa trên số liệu thu thập từ quá trình tăng của sale, user, conversion rate cũng như kết quả của cách thức bạn sử dụng.

Câu hỏi #3: Em làm việc nhóm như thế nào? Có ghét ai không? Có vấn đề gì không?

Điều mà người tuyển dụng muốn nghe từ bạn: Bạn có thích ứng được với môi trường làm việc nhóm, trong công ty không?

Người phỏng vấn muốn hiểu về cách thức mà bạn làm việc trong nhóm. Thiết kế cũng như là một môn thể thao đồng đội. Là một người thiết kế UX, điều cốt lõi là bạn phải biết cách giao tiếp một cách hiệu quả cũng như đưa ra được quyết định đúng đắn cùng với team mình ngay từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành một project.

Phải luôn nhớ rằng tuy là chung nhóm nhưng bối cảnh cũng như cách nhìn nhận vấn đề lại khác nhau giữa từng thành viên. Vì thế mà bạn phải nhanh chóng giao tiếp với mọi người cũng giải quyết ngay lập tức các vấn đề hiểu nhầm xảy ra trong việc trao đổi thông tin.

Khả năng đồng cảm và thấu hiểu được người khác luôn thiết yếu trong làm việc nhóm. Developer, PMs cũng như những bạn design khác sẽ có những mục tiêu khác nhau và nếu bạn có thể lắng nghe và hiểu cho họ, bạn cũng sẽ được chào đón từ họ:

  • Với developer: để có thể hợp tác một cách hiểu quả với các developer, bạn nên nắm được kiến thức cơ bản về lập trình cũng như hiểu được khó khăn của họ.
  • Với PMs: Cách tốt nhất khi làm việc với các product manager là bạn phải nói càng kĩ và rõ ràng càng tốt. Thay vì mô tả một cách mông lung, bạn liệt kê ra từng tính năng nổi bật của sản phẩm cho họ.
  • Với các Designer: các bạn phải tự nhận thức về cách làm việc của mình phải tự điều chỉnh linh hoạt để làm việc nhóm một cách có hiệu quả.

TIP: Bạn có thể hỏi về cách phân chia team của công ty người phỏng vấn cũng như các vấn đề họ gặp phải. Sau đó so sánh với kinh nghiệm trong quá khứ của bạn. Có khả năng là bạn đã từng gặp qua vấn đề tương tự và cũng như cách mà bạn giải quyết nó. Nhờ đó mà bạn có thể cho người phỏng vấn thấy khả năng của bạn cũng như niềm đam mê đối với công việc và cũng như là về công ty của họ.

Câu hỏi #4: Bạn dựa vào những tiêu chí gì để quyết định thêm hoặc bỏ một tính năng của sản phẩm?

Người tuyển dụng muốn thấy được ở bạn: Khả năng đánh giá và ra quyết định để tìm được giải pháp đúng đắn.

Đây là một câu hỏi khó bởi nó tùy thuộc vào hoàn cảnh mà bạn gặp phải. Nếu người phỏng vấn hỏi câu hỏi này nhưng là về việc tạo nên một sản phẩm hoàn toàn mới, bạn có thể nói về cách thức phát triển MVP (Minium viable product)

Còn nếu hỏi về một sản phẩm đã có và tập trung phát triển thêm thì bạn sẽ nói về product strategy. Đồng thời, trước khi tập trung vào một tính năng, trước hết bạn phải hiểu rõ về mục tiêu kinh doanh của công ty cũng như nhu cầu từ người dùng. Bạn nên trả lời theo những mốc sau:

  • Người dùng là những ai?
  • Mục tiêu của người dùng là gì?
  • Tại sao người dùng lại cần tính năng đó?
  • Tính năng đó giải quyết được vấn đề gì?

TIP: Đây là cơ hội để cho người phỏng vấn thấy cách bạn sử dụng những thông tin từ người dùng để đưa ra quyết định. Đôi khi, chính nhờ hiểu rõ về người dùng mà người thiết kế có thể đưa ra giải pháp phù hợp cho thách thức đặt ra. Ngoài ra, bạn cũng xác định được tính năng nào là phù hợp nhất cũng như cần phải ưu tiên tính năng nào trước.

Câu hỏi #5: Em hãy kể về cái project thành công nhất của em?

Ý của người phỏng vấn: Điểm mạnh và yếu của bạn.

Đây là câu hỏi người ứng tuyển hay dùng nhằm khiến ứng viên “thả lỏng” để có thể hỏi sâu hơn về quá trình làm nhóm cũng như giải quyết vấn đề với các thành viên. Nhờ đó mà có thể đánh giá được kinh nghiệm và kĩ năng của ứng viên mà không cần phải trực tiếp hỏi. Vì thế mà bạn cứ nên thành thật chứ đừng “chém gió”. Chỉ nên nói những gì bạn đã cống hiến.

TIP: Bạn có thể nói bất cứ điều gì chứ không phải chỉ là liên quan tới UX thôi. Bạn có thế nêu ra cách bạn hỗ trợ thành viên, cách bạn tìm kiếm thông tin, etc….

Câu hỏi #6: Còn UX project nào của bạn mà nó không đạt được như bạn mong muốn?

Người phỏng vấn muốn thấy được gì từ bạn: Khả năng rút kinh nghiệm và bài học từ thất bại.

Trước hết, đừng có giả bộ là bạn không hề có một project thất bại nào. Thất bại là một phần của cuộc sống. Điều quan trọng là cách bạn giải quyết chúng. Bạn cứ trả lời như sau:

  • Điều gì sai?
  • Tại sao nó sai?
  • Cách mà bạn giải quyết chúng?
  • Bạn học điều gì sau những chuyện đó?

TIP: Điều cốt lõi là bạn nhìn nhận ra những điểm yếu của mình và đưa ra hướng giải quyết để biến chúng là sức mạnh của mình. Thất bại là mẹ của thành công mà.

Câu hỏi #7: Theo em, trending trong tương lai của UX sẽ như thế nào?

Điều họ muốn biết về ứng viên: Bạn có tầm nhìn hay không?

Hãy xem câu hỏi này là một cơ hội để thể hiện niềm đam mê về thiết kế UX cũng như tiềm năng của nghành. Bạn có thế nói về một số topic sau: Sự ra đời của nhiều tool mới với chức năng chuyển đổi code thành bản vẽ thiết kế để giúp developer và designer làm việc hiệu quả; xu hướng thiết kế để người sử dụng được quyền sử dụng những tính năng như navigate, UI.

TIP: Câu hỏi này cũng đưa ra cơ hội để nói về công nghệ 3d và thực tế ảo.

Câu hỏi “Tại sao công ty thuê bạn?”

Chắc hẳn khi đọc đến đây, bạn sẽ thắc mắc tại sao vẫn chưa nói về câu hỏi nêu trên, vốn dĩ rất là thường gặp. Nguyên nhân đơn giản là vì tôi thật sự không biết đưa ra câu trả lời như thế nào bởi nó tùy vào bạn. Chỉ có bạn mới biết được vì sao công ty nên thuê bạn. Lời khuyên của tôi là bạn cứ thành thật. Hãy nghĩ về vì sao bạn muốn làm ở công ty đó để tìm được câu trả lời.

À một điều nữa: đừng có ghi sẵn câu trả lời, nó chỉ khiến bạn mất tự nhiên. Thay vào đó hãy đặt ra tiêu đề bạn muốn nói về để có thể trả lời câu hỏi một cách tốt nhất.

Chúc các bạn thành công và nhớ là share trải nghiệm của bạn cho tôi nghe nhé.

Techtalk via Medium

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức user experience ux

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác là một thành phần quan trọng trong chiếc ô khổng lồ của thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Trong bài viết này, hãy cùng iDesign tìm…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
Đừng trở nên xấu xa và lạm dụng tâm lý học để thao túng người dùng cuối của bạn. Khi nhìn vào meme thú vị này, bạn có tự hỏi…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…