13 mẫu quảng cáo “quỷ quái” trong quá khứ

Quá khứ đang lặp lại với ngành công nghiệp quảng cáo khi mà đạo đức kinh doanh bị vứt qua một bên, các doanh nghiệp tìm mọi hình thức để quảng cáo cho những công dụng "thần kỳ" của sản phẩm họ bán ra.

Hãy nhìn lại những mẫu quảng các xuyên tạc kinh khủng nhất trong lịch sử để thấy khi đồng tiền đứng trên tất cả nó có thể bất chấp mọi giá trị đạo đức.

Ông già Noel, một hình tượng của nhiều trẻ em trên thế giới. Với mẫu quảng cáo này, ông già Noel muốn nói rằng – Hãy hút thuốc đi các cậu bé.

Thuốc lá Camel.

Chúng ta quá quen thuộc với những câu quảng cáo như "Bác sĩ khuyên dùng", "Chuyên gia khuyến cáo"… với mẫu quảng cáo này một người bác sĩ kêu gọi mọi người hãy dùng thuốc lá Camel "Bác sĩ dùng Camel nhiều hơn mọi loại thuốc lá khác"

Lucky Strikes

Muốn giảm cân, bạn hãy… hút thuốc lá. Thời điểm lúc đó đã có những khuyến cáo về việc hút thuốc có thể gây ung thư phổi và các căn bệnh khác, tuy nhiên nhà sản xuất vẫn phớt lờ với mẫu quảng cáo này.

Marlboro

Marlboro nổi tiếng với hình ảnh chàng cao bồi hút thuốc (từ những năm 1950 kéo dài tới sau này).

Nhưng một quảng cáo nổi tiếng không kém của nhãn thuốc là này xuất hiện năm 1950, với hình ảnh em bé với đôi mắt long lanh mong muốn bố mẹ mình hãy mua Marlboro hút.

Tipalet

Chúng ta đã biết người ngửi khói thuốc do người khác hút thì bị ảnh hưởng hơn nhiều lần. Nhưng với quảng cáo này thì hãy "Phả khói thuốc vào mặt cô ấy, cô ấy sẽ theo bạn bất cứ nơi đâu"

Winston

Ý tưởng quảng cáo, hút thuốc tạo nên vẻ hấp dẫn được Winston sử dụng năm 1950. Hãy nhìn vào hàm răng của họ, đó không phải hàm răng của những người hút thuốc lá.

Chesterfield

Hình ảnh một nhà lãnh đạo đang vui vẻ ký tặng lên những bao thuốc lá gửi tặng người thân yêu với thông điệp "Giáng sinh với thuốc lá cho tất cả".

Thời điểm này các nhà sản xuất chi tiền cho các diễn viên, chính trị gia, vận động viên đứng ra thuyết phục người dùng rằng thuốc lá tốt cho sức khỏe bất chấp những tuyên bố từ giới khoa học.

Schenley's Bourbon Whiskey

Thuốc là dĩ nhiên nằm trong danh sách những quảng cáo ác nhất lịch sử, bên cạnh đó những quảng cáo cho rượu cũng không kém phần.

Mẫu quẩng cáo của Bourbon Schenley không những khuyến khích uống rượu mà còn có định kiến phân biệt chủng tộc giữa người da đen và da trắng.

Xà phòng NK Fairbank Fairy

Mẫu quảng cáo của NK Fairbank Fairy miêu tả một cô bé da trắng xinh đẹp, yêu cầu cậu bé da đen nghèo khó, rách rưới "Tại sao mẹ cậu không mua cho cậu xà phòng Fairy".

Chrysler Plymouth

Vẫn là sự phân biệt chủng tộc trong mẫu quảng cáo năm 1940 của Plymouth Chrysler. Một người đàn ông da đen vui mừng với việc được làm tài xế cho chiếc xe mới này.

Áo Phillips-Van Heusen

Quảng cáo của công ty may mặc khổng lồ Mỹ Van Heusen với hình ảnh 5 người đan ông, 4 người đều mặc áo của Van Heusen, còn người còn lại không mặc thì là… thổ dân.

Nhà hàng Mc Donald

Nhìn qua thì mẫu quảng cáo này không có vẻ gì xấu xa, nhưng nếu bạn tìm hiểu về McDonald bạn sẽ biết McDonald đã từng bị chỉ trích vì việc đối xử vô cùng tệ với nhà cùng cấp, nhân viên và môi trường.

Biểu tượng chú hề được tô vẽ có vẻ như nói lên hình ảnh của McDonald. Họ giỏi che giấu những thứ xấu xa.

Mỹ phẩm dành cho em bé

Đây có lẽ là một quảng cáo kinh khủng nhất trong loạt bài này. Hình ảnh một cô bé âu yếm món đồ chơi và tạo hình giống như một quý bà với khẩu hiệu "Bởi vì ngây thơ quyến rũ hơn bạn nghĩ"… bạn hãy tự suy luận sự ghê sợ trong quảng cáo này.

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Về bản chất, typography chỉ tôn vinh chứ không hề giới hạn các nhà thiết kế.