Bí kíp để không lạc lối trước những bản brief từ khách hàng
Bạn nên đưa ra thật nhiều câu hỏi, ngay cả khi bạn đã biết câu trả lời. Bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn khi có cái nhìn tổng quan, bao quát về vấn đề.
Nếu cần tìm ai đó biết cách giải quyết một bản brief khó nhằn, tôi sẽ nghĩ ngay đến những nhà thiết kế tài ba tại Jack Renwick Studio. Đội ngũ thiết kế của Jack Renwick Studio đã thực hiện vô số dự án đoạt giải thưởng và sở hữu một danh sách khách hàng ấn tượng.
Là một nhà thiết kế, chắc hẳn không ít lần bạn phải “vò đầu bứt tóc” với những bản brief khó hiểu, thiếu thông tin khách hàng gửi cho. Vậy phải làm thế nào khi bạn nhận được những bản brief kì quặc, hay thậm chí là rất thô sơ và “hô biến” chúng thành tác phẩm thật sự bắt mắt?
Để biết được câu trả lời, chúng tôi đã gặp gỡ 2 nhà thiết kế từ Jack Renwick Studio, Susie McGowan và Ash Watkins để nghe họ chia sẻ về cách xử lý những nhiệm vụ khó khăn. Bài viết này hi vọng sẽ cho bạn những ý tưởng đắt giá để các dự án tiếp theo không còn quá “khó chịu” nữa.
Bài viết được thực hiện bởi Rosie Hilder trên trang Creative Bloq.
1. Phân tích yêu cầu
“Quá trình làm việc của chúng tôi luôn bắt đầu bằng việc mổ xẻ vấn đề,” nhà thiết kế McGowan chia sẻ. “Chúng tôi phân tích để nắm bắt yêu cầu, tham vọng và quan điểm về cái đẹp từ khách hàng cũng như từ phía đối thủ. Một khi bạn nắm bắt được môi trường xung quanh khách hàng, mọi thứ sẽ dàng hơn rất nhiều. Việc này giúp làm tinh gọn con đường xây dựng dự án.”
2. Đặt nhiều câu hỏi
“Bạn nên đưa ra thật nhiều câu hỏi, ngay cả khi bạn đã biết câu trả lời. Bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn khi có cái nhìn tổng quan, bao quát về vấn đề.”
3. Hiểu rõ người dùng
“Cố gắng xây dựng góc nhìn từ người dùng đích của dự án chứ không phải với vai trò của một nhà thiết kế,” senior designer Watkins chia sẻ. “Nếu bạn có được tư tưởng này trong đầu thì giải pháp đưa ra sẽ càng có giá trị.”
4. Sử dụng giấy note
“Tôi thích ghi chép vào những miếng giấy note để dán lên bàn làm việc của mình,” Watkins chia sẻ. “Đặc biệt trong thời gian đầu của dự án, nó sẽ giúp liên kết tư duy và bản brief cũng như khiến bạn tập trung hơn vào công việc cần thực hiện.”
5. Thử nghiệm ý tưởng
Một khi bạn có đã được ý tưởng chính, điều quan trọng cần làm tiếp theo là khiến mọi thứ đơn giản để quá trình truyền tải diễn ra hiệu quả, McGowan chia sẻ. “Ý tưởng này có thể được giải thích khi trao đổi qua điện thoại không? Và nếu một concept có thể nhìn rõ qua những gì bạn ghi trên giấy note dán đầy xung quanh, đó chính là lúc bạn biết rằng mình đã sẵn sàng để hướng đến thành công.”
6. Dạo chơi một lát
Khi tất cả đều không như mong đợi và bạn cảm thấy cực kì bế tắc, “Hãy rời khỏi ghế,” Watkins chia sẻ., “… đi vòng quanh căn phòng, ra ngoài và hít thở một chút không khí trong lành, gột rửa tư tưởng để xem điều gì sẽ xuất hiện tiếp theo trong tâm trí bạn.”
McGowan đồng ý với quan điểm rằng câu trả lời không thường xuất hiện ở bàn làm việc. “Một chuyến tham quan đến phòng trưng bày nghệ thuật, lục lọi tìm đồ trong cửa hàng hay đơn giản là đi bộ 30 phút xung quanh nơi làm việc có thể giúp bạn khơi gợi nên những ý tưởng độc đáo,” cô chia sẻ.
Tác giả: Rosie Hilder (Computer Arts)
Người dịch: Đáo
Nguồn: Creative Bloq