Có phải UX đang dần chết đi?
Cái chết là một điều không thể tránh khỏi. Tất cả chúng ta đều chết vào một ngày nào đó, và mọi thứ dần tan thành cát bụi. Nhưng UX liệu có đang nằm trong vòng quay sinh tử đó hay không?
Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả muditha batagoda – nhà thiết kế sản phẩm.
Thiết kế UX là một đề tài nóng cách đây 4 năm khi tôi đang làm kỹ sư frontend cho một công ty có uy tín tại thời điểm đó. Tôi thực sự thích thú khi biết đề tài tuyệt vời này. Thời gian trôi qua, tôi muốn trở thành một nhà thiết kế UX vì tôi đã trót yêu thích khái niệm mang tên ‘trải nghiệm người dùng’. Gần 4 năm thành công với tư cách là một nhà thiết kế UX, tôi đã có một câu hỏi duy nhất: “Liệu chúng ta có đang làm những điều đúng đắn?”.Sau khi hâm mộ Medium, tôi hình thành thói quen đọc mọi bài báo viết về UX. Điều này làm tôi rất hạnh phúc vì tôi cảm thấy mình không cô đơn trên thế giới này. Nhiều tác giả nói về thiết kế Trải nghiệm người dùng, nhưng tôi không tìm được điều gì từ những bài viết đó. Trải nghiệm người dùng dường như đã ngừng phát triển tiềm năng, như thể chúng ta đang bơi trong một bể bơi với nước đọng từ nhiều năm trước vậy. Trước khi có các nhà thiết kế Trải nghiệm người dùng, chúng ta đã có nhà thiết kế tương tác – những người làm việc để tạo ra các tương tác tốt hơn và “các trang web thích ứng”.
Tôi muốn bạn xem xét những điều khiến UX dần lu mờ.
1. UX cũng là về kinh doanh
Chúng ta đang ở trong thời đại mà nhà thiết kế UX phải thích nghi với các khái niệm mới mẻ một cách nhanh chóng, không chỉ nhìn vào việc cải thiện trải nghiệm chung của ứng dụng, mà còn tham gia nhiều hơn vào thương mại. Có thêm kiến thức về mặt kinh doanh của ứng dụng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn trong tương lai. Nếu bạn nghĩ chỉ cần tập trung vào nhóm và vấn đề của mỗi nhóm, bạn có thể tạo ra một ứng dụng tuyệt vời cho “người dùng”. Nhưng nếu bạn nhìn vào quan điểm kinh doanh của ứng dụng bạn sẽ cải thiện các mục tiêu kinh doanh tổng thể. Hầu hết thời gian chúng ta tập trung nhiều vào quan điểm của người dùng hơn vào chính doanh nghiệp.
2. Thiết kế đàm thoại đang gia tăng
Con người không thích những thứ giống nhau. Đôi khi chúng ta sử dụng cùng một đối tượng vì chúng ta không có lựa chọn nào khác. Các biểu mẫu UI truyền thống đang nhanh chóng trở nên lỗi thời và sẽ được thay thế bằng AI có khả năng tạo tương tác tốt hơn hoặc dùng giọng nói để điền thông tin vào form – thay vì nhập thông tin chi tiết. Lưu ý rằng Google và Facebook đều có AI có thể theo dõi hành vi của người dùng và đưa ra đề xuất cho người dùng tùy thuộc vào hành vi trực tuyến của họ.
3. Thiếu sự đồng cảm và sự đa dạng
Thiết kế UX không phải là tạo ra các thiết kế đẹp. Các nhà thiết kế nên tìm hiểu và đồng cảm với người dùng. Hiểu về cảm nhận người khác luôn là điều mà các nhà thiết kế thường nhầm lẫn, các nhà thiết kế thường đồng cảm từ kết quả của họ và cách họ nhìn vào vấn đề của người dùng cũng từ quan điểm của họ. Lỗi phổ biến này đã khiến nhiều ứng dụng bị lỗi và tạo UX xấu.
Rất hiếm thấy các nhà thiết kế thực hiện nghiên cứu để hiểu rằng ứng dụng không hoạt động với một số phân khúc người dùng. Sự thiếu hiểu biết về sự đa dạng trong các nhóm dân tộc, chủng tộc và giới tính khác nhau thường bị bỏ qua nhiều hơn. Điều này đã tạo ra một trải nghiệm tồi tệ trong việc hiểu các kiểu người dùng khác nhau, những người sẽ bị ảnh hưởng khi sử dụng ứng dụng này.
4. Xuất hiện kịp thời khi người dùng cần
Hành vi của con người được thay đổi theo thời đại kỹ thuật số. Chuyện mọi người vẫn cảm thấy vui vẻ khi chờ đợi chỉ xảy ra vào cuối những năm 80 và 90. Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin và các dịch vụ real-time như phương tiện truyền thông xã hội đã tạo ra tác động đến cách cư xử của con người. Mọi người muốn mọi thứ ngay lập tức và nhanh chóng. Nó giống với các ứng dụng mà các nhà thiết kế đang làm việc tại thời điểm này.
Việc bổ sung một tính năng có thể giúp cho một tổ chức vượt qua đối thủ cạnh tranh của họ. Thiếu đi một tính năng quan trọng cũng có thể làm hỏng hoạt động kinh doanh của tổ chức và gây tổn hại cho nền kinh tế của tổ chức đó. Tôi đã thấy điều này quá nhiều khi các nhà thiết kế UX không đưa ra quyết định kinh doanh mà chỉ thực hiện các thiết kế. Điều này đã khiến nhiều công ty khởi nghiệp “chìm nghỉm” trên thị trường.
5. Các nhà quản lý không coi trọng UX
Sức mạnh của UX khá đáng sợ đối với các tổ chức dựa trên kỹ thuật. Nhưng cũng nhiều tổ chức cho rằng UX chỉ là một công cụ trợ giúp và không mấy quan tâm đến giá trị của UX.
Nhiều tổ chức khiến các nhà phát triển và nhà thiết kế không có tiếng nói trong các dự án. Hầu hết họ được coi là nhà thiết kế đồ họa hoặc nhà thiết kế frontend. Một số tổ chức không muốn có quy trình UX cho các dự án của họ. Điều này đã khiến UX mất chỗ đứng trong một số tổ chức nhất định và một số cộng đồng kỹ thuật.
6. Chúng ta đang dần thụt lùi
Một số người bị mắc kẹt trong vài lĩnh vực nhất định quá lâu mà không biết những gì đang xảy ra bên ngoài. Nhà thiết kế UX thường mắc kẹt trong các ứng dụng dựa trên doanh nghiệp và người tiêu dùng. Họ tạo quy trình UX dựa trên các domain và tuân theo vì chúng làm việc cho họ. Họ không bao giờ nhìn vào các công nghệ mới như thực tế ảo, trí thông minh nhân tạo, blockchain, thực tế gia tăng và chatbot. Hầu hết những điểm yếu xảy ra là do thiếu đầu tư nghiên cứu về các lĩnh vực công nghệ, từ đó các nhà thiết kế UX không tìm kiếm các giải pháp khả thi. Nghiên cứu về công nghệ sẽ tạo cơ hội cho các nhà thiết kế cải tiến quy trình UX.
7. Không chia sẻ kiến thức trong cộng đồng
Kiến thức là chìa khóa để phát triển một cộng đồng tốt hơn cho các nhà thiết kế UX. Trong vài năm qua, tôi đã thấy nhiều tổ chức cố gắng tạo ra một cộng đồng tốt bằng cách chia sẻ những gì họ đã học được trong suốt nhiều năm kinh nghiệm. Nhưng trong một số trường hợp, tôi nhận thấy rằng các nhà thiết kế UX thiếu các kiến thức cơ bản. Đây là lý do chính khiến cho UX đang chết dần.
Nếu kiến thức không được chia sẻ đúng cách, mọi người sẽ bắt đầu định nghĩa mọi thứ sai lệch đi. Và chắc chắn khi làm sai, sản phẩm sẽ bị phá hỏng và điều đó khiến những người đi đúng hướng bị hoang mang.
Chúng ta có thể làm gì?
Chúng ta không thể ngăn thế giới thay đổi. Nhưng chúng ta có thể cải thiện bản thân để đáp ứng với các thay đổi của công nghệ mới. Trong bài viết trên, tôi không nói rằng Trải nghiệm người dùng đang chết dần, mà chúng ta đang giết nó từ từ bằng cách không cải thiện nó lên một cấp độ mới.
Thế giới của chúng ta đang chuyển động nhanh chóng. Chúng ta phải thích nghi với các công nghệ mới để tạo ra một thế giới tốt hơn. Chúng ta có thể thấy rằng từ bây giờ các nhà thiết kế UX đang chuyển sang những hướng đi khác nhau, để có thể phát triển trong tương lai gần. Một số nhà thiết kế đang tiến lên và mở rộng phạm vi của họ thành các nhà thiết kế sản phẩm có được kiến thức về kinh doanh và chiến lược. Một số nhà thiết kế đang tìm hiểu nhiều hơn về thực tế ảo, chatbot và một số đang chuyển sang viết UX và thiết kế chuyển động. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta hiểu rõ các vấn đề được đề cập, chúng ta có thể cải thiện bản thân từ ngay bây giờ.
Các nhà thiết kế UX nên tham gia vào các khía cạnh kinh doanh nhiều hơn
Thiết kế trải nghiệm người dùng không chỉ là tạo ra các thiết kế rực rỡ hoặc thiết kế một cái gì để gây ấn tượng với ai đó. Các nhà thiết kế nên tham gia nhiều hơn vào khía cạnh kinh doanh thay vì lo lắng về “độ đẹp” của các ứng dụng. Có ba điều cơ bản bạn cần biết về việc hòa nhập vào môi trường kinh doanh khi đến với thiết kế ứng dụng.
1. Có một sự hiểu biết về chiến lược sản phẩm
Bản thân chiến lược sản phẩm là một từ khá phức tạp để giải thích. Bạn cần biết sản phẩm của bạn ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào. Sản phẩm của bạn có được kết nối với các sản phẩm khác trong các tổ chức bạn đang làm việc không? Hiểu được sự vượt trội của luồng chạy ứng dụng và dự định sử dụng các tài nguyên so với các đối thủ cạnh tranh.
Những chi tiết quan trọng này sẽ giúp một nhà thiết kế UX hòa mình vào thế giới thiết kế sản phẩm. Trong thiết kế sản phẩm, để vượt ra khỏi phạm vi của một nhà thiết kế UX, họ phải xem xét các khía cạnh kinh doanh của sản phẩm và xác định, đề xuất các giải pháp cho các vấn đề và nhu cầu trong tương lai.
2. Hiểu thị trường hiện tại và tương lai
Các nhà thiết kế nên nhận thức rõ hơn về sự tăng trưởng hiện tại của thị trường – nơi mọi người tìm kiếm nhu cầu mới và cơ hội kinh doanh. Các công nghệ thay đổi đồng nghĩa với nhu cầu của con người cũng thay đổi. Cuộc sống đang trở nên dễ dàng hơn từng ngày. Nếu các nhà thiết kế UX quan tâm đến sự phát triển của VR và các công nghệ mới, tôi nghĩ họ sẽ mang lại những sản phẩm tốt cho người dùng.
Mỗi công nghệ mới như một phép màu. Nếu các nhà thiết kế UX có thể định hình thị trường trong tương lai thì các nhà phát triển có thể dễ dàng áp dụng các công nghệ mới, giúp hỗ trợ và tạo ra các giải pháp có ý nghĩa.
3. Hiểu được sự tăng trưởng
Sự tăng trưởng ở đây xác định rằng làm thế nào một tổ chức có thể sử dụng các nhà thiết kế UX để cải thiện sự gắn kết của sản phẩm với người dùng. Mỗi ứng dụng có một số người dùng hiện tại và người dùng tiềm năng trên thị trường. Nếu một nhà thiết kế hiểu được sự tham gia và tham gia lại thì anh ta hoặc cô ta có thể đưa doanh nghiệp đi vào con đường chính xác tạo ra sự tăng trưởng tốt hơn ở cấp độ người dùng cũng như các con số ở cấp độ kinh doanh.
Phần kết luận
Chúng ta sẽ không bao giờ có thể ngăn chặn mọi thứ xảy ra. Cuộc sống và tất cả vật chất/phi vật chất khác đều phải trải qua sự hình thành của riêng nó. Điều khôn ngoan là chúng ta phải thích nghi với các công nghệ mới. Đó là bản chất của chúng ta. Thực tế không khó để tìm thấy một người với chức danh “nhà thiết kế của UX” trên thị trường việc làm. Nhưng hầu hết trong số họ đều thiếu kiến thức về các công nghệ UI, AR, VR đàm thoại và cách hiểu lĩnh vực kinh doanh. Họ phải giải quyết và ưu tiên các tính năng domain của sản phẩm và cung cấp đầu vào cho sự phát triển của doanh nghiệp. Các nhà quản lý của tổ chức phải hiểu giá trị của một nhà thiết kế UX như một vai trò trong công việc và là tài nguyên quý giá. Chia sẻ kiến thức và khiến mọi người biết thêm về ngành công nghiệp UX sẽ giúp những người mới dễ dàng tìm hiểu về UX.
Biên tập: Thao Lee
Tác giả: muditha batagoda
Nguồn: uxplanet