Khủng hoảng khí hậu rất tồi tệ, nhưng với tư cách một người sáng tạo, bạn có thể làm được nhiều thứ!

Bài viết dưới đây nói về những điều mà một người sáng tạo có thể làm trước viễn cảnh khủng hoảng khí hậu hiện nay, dưới góc nhìn của Naresh Ramchandani, nhà đồng sáng lập của tổ chức môi trường từ thiện Do The Green Thing.

Là một trong những thành viên của đội ngũ đằng sau dự án môi trường phi lợi nhuận Do The Green Thing, tôi đã dành những tháng gần đây để đứng nói chuyện ở bất cứ studio hoặc cuộc hội thảo nào, về khủng hoảng khí hậu đang chực chờ trên đầu chúng ta, và bàn về cách làm thế nào ngành công nghiệp sáng tạo có thể phản hồi vấn đề này.

Tôi cố gắng tiếp cận những cuộc hội thoại này một cách trực diện nhất có thể, nhưng đó chỉ là mong ước.

Tôi gợi ý rằng, với tư cách là một chuyên gia sáng tạo, chúng ta có sức mạnh thuyết phục nằm trong tay, và sức mạnh đó ràng buộc với một trách nhiệm. Bằng cách liên tục thuyết phục mọi người mua sắm những sản phẩm và ý tưởng không bền vững, chúng ta là đồng loã – dù nhận thức được hay không – trong thảm hoạ khí hậu ngày nay. Nhưng bằng cách thuyết phục mọi người mua những sản phẩm và ý tưởng bền vững hơn, ta có thể trở thành một phần quan trọng cho lời phản hồi cần kíp với vấn đề khí hậu.

Nhưng có thể những bài nói của tôi không đủ sự mong mỏi lắm, vì mỗi lần nói tôi đều bắt gặp chung một câu hỏi, từ những người có vẻ vô cùng buồn bực và khổ tâm:“Vậy rốt cuộc tôi có thể làm gì?”

Trong câu hỏi đó chứa đựng nỗi tuyệt vọng nặng nề. Tuyệt vọng rằng bản thân chỉ là một người thiết kế nhỏ bé trong thế giới rộng lớn, rằng ta chỉ là một người cho chữ trong agency to lớn với một mô hình chiến lược chẳng ăn nhập gì với của thế giới, hoặc tuyệt vọng vì chỉ là một kẻ sáng tạo trong ngành công nghiệp mà khách hàng thượng đế chính là ý tưởng “kích cầu”, hay đơn giản ta cảm thấy bản thân chỉ là một bộ não đơn lẻ đối mặt với vấn đề phức tạp và đa chiều của biến đối khí hậu – một điều mà nhà triết học Timothy Morton gọi là “hyperobject”.

Đó là một câu hỏi công bằng, và tôi muốn trả lời nó rõ ràng hơn ở đây, hơn so với những lần hội thảo trước của mình. Vậy rốt cuộc bạn có thể làm gì? Rốt cuộc bất cứ ai trong chúng ta có thể làm gì?

Trước tiên, chúng ta có thể thay đổi văn hoá làm việc. Điều này công nhận có thể gây khó khăn cho những người sáng tạo muốn trở thành những influencer kỳ cựu hoặc đạt đến một lượng followers hùng hậu. Nhưng hãy nghĩ về những lợi ích và tác động có thể đến từ:

  • Từ chối đi Uber, vì gần như phương tiện công cộng luôn nhanh hơn.
  • Đạp xe đi làm.
  • Gợi ý với khách hàng rằng sử dụng Hangouts có thể đánh bại những cuộc họp lệch múi giờ, và giảm hẳn lượng chuyến bay mà bạn phải di chuyển.  
  • Tích cực sử dụng ánh sáng tự nhiên (tinh tế và đẹp đẽ hơn những bóng đèn điện nhiều).
  • Thuê hoặc sửa đồ cũ để sử dụng hơn là mua mới và thay thế chúng.
  • Tái chế, không chỉ với rác, mà còn bằng những kiến thức tái chế chính xác nữa.
  • Sử dụng cả hai mặt giấy, và bất cứ mẩu chì hay cây bút nào.
  • Uống cà phê ít dùng nhựa.
  • Ăn trưa với ít thịt.
  • Quên đi những món quà Giáng Sinh bí mật vô dụng chỉ để mua vui vào dịp cuối năm.

Bằng cách làm những điều nhỏ nhặt này, chúng ta không chỉ giảm thiểu được tác động của mình, mà còn có thể tìm thấy nhiều cách thay thế trong cuộc sống hiện tại – một thứ định nghĩa về quá trình sáng tạo mà tôi muốn bàn luận.

Ta sẽ trở thành những gì mà nhà sáng lập IKEA Ingvar Kamprad từng gọi là một “ví dụ tốt”: một người thay đổi hành vi một cách triệt để và sáng tạo, truyền cảm hứng cho đồng nghiệp làm điều tương tự, tạo cho bản thân một lương tâm và nền tảng hành xử kiên định để thay đổi nhiều hơn nữa.

Điều này sẽ đưa ta đến bước hai. Với thói quen làm việc thay đổi, ta có thể thay đổi những khách hàng mình làm việc cùng. Điều này nghe vừa dễ lại vừa khó.

Nó dễ, vì rất nhiều sản phẩm và dịch vụ mà ta thiết kế đều có tác động xấu lên môi trường, quảng bá chúng trong thế kỷ này sẽ giống như quảng cáo cho thuốc lá trong thế kỷ trước vậy.

Khi tài năng của ta đem đến thành công thương mại cho những tổ chức kinh doanh thời trang nhanh, dầu mỏ, công nghệ có thể lỗi thời chỉ trong vòng một nốt nhạc: du lịch bằng đường hàng không, nhập khẩu thức ăn, đồ ăn và đồ uống đóng hộp, tất cả những loại nhựa, đồ dùng một lần, bất cứ thứ gì liên quan đến thịt và bất cứ thứ gì có vi nhựa, đều đi kèm với cái giá xã hội. Khiến ta lựa chọn dễ dàng: Ta có thể chọn từ chối quảng bá những sản phẩm này.

Nhưng nó cũng là một lựa chọn phức tạp, bởi tiền. Chọn làm hoặc không làm, ví dụ, cho một thương hiệu thời trang nhanh có thể tạo nên khác biệt giữa việc chi trả cho bản thân tháng này hay không. Giữa việc trả lương cho nhân viên hay phải để họ nghỉ. Giữa việc làm hài lòng sếp và làm họ tức giận. Giữa việc làm hài lòng cổ đông hay làm họ hỏi những câu nhạy cảm về lương bổng của ta hoặc phần trăm thưởng.

Trong trường hợp trên, ta có thể làm thế này. Ta có thể tự hỏi bản thân một cách minh bạch hoặc studio nhỏ của mình hoặc tổ chức lớn của mình: Nếu không phải bây giờ, thì là khi nào? Và ta có thể vẽ nên chiến lược cho tương lai (những người sáng tạo thích các bản tuyên ngôn). Vì không ai có thể chống lại bên đối nghịch tốt hơn là một chiến lược dài hơi, và một khi cuộc đối thoại bắt đầu và lịch chuyển đổi được thống nhất vào ngày giờ cụ thể được quy định để thay đổi, sự thay đổi sẽ bắt đầu.

Sau đó, khi văn hoá làm việc và những khách hàng của ta đã được mặc định, ta có thể làm điều thứ ba, đó là cho thuê kỹ năng của mình vào vấn đề khí hậu.

Chúng ta là một nhánh nhỏ của loài người, những kẻ sáng tạo, và chúng ta luôn tìm thấy giải pháp đằng sau các hợp đồng hoặc đơn đặt hàng cho những dự án đẩy mạnh lý tưởng của mình, mài sắc kỹ năng sáng tạo của ta, và giữ lửa cho nhiệt huyết nghề. Hãy nói rằng nó chiếm 5% lượng công việc ta làm.

Sẽ thế nào nếu ta đem 5% đó phục vụ cho mục đích khí hậu? Ta có thể tạo ra những tranh cổ động tuyệt vời cho các buổi diễu hành về khí hậu. Ta có thể thiết kế và dán những sticker khó chịu trên cửa sổ của bất cứ cái xe hơi chạy bằng động cơ diesel nào ta thấy.

Ta có thể bắt đầu chiến dịch cho những cửa hàng bán đĩa vinyl cổ tuyệt vời, hay những bộ poster ca ngợi vẻ đẹp của sách cũ, sự thông thái của những bậc ông bà đầy kiến thức, sự thành thạo của đôi tay, sự linh hoạt của đôi chân, tiềm năng vô tận của việc kể chuyện ngoài trời – hơn là qua những màn hình trống rỗng trong nhà.

Ta có thể sử dụng kênh thông tin của mình để đăng lên những ý tưởng và góc nhìn về việc tái sử dụng, về các nguồn thông tin, quảng bá cho việc đi bộ, đạp xe, hạn chế ăn thịt làm bạn cảm thấy khoẻ khoắn như thế nào. Ta có thể tạo ra một thói quen thân thiện môi trường mới vào mỗi tháng Một, và blog, bài viết, và kể chuyện về chúng qua năm tháng (ví dụ như, tôi không mua gì mới trong sáu tháng rồi).

Chúng ta có thể cống hiến khả năng viết lách, thiết kế, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, lập trình, vẽ minh hoạ và diễn hoạt cho những tổ chức bảo vệ như Greenpeace và Extinction Rebellion, hoặc những nhà mobiliser lớn như Voice For The Planet (nhóm của chúng tôi đang làm với cả hai, và nói chuyện với cả ba). Chúng ta có thể bắt đầu xuất bản cuốn zine (tạp chí cá nhân) hoặc những ấn phẩm trực tuyến, hoặc đi tình nguyện cho một tổ chức nào đó, như It’s Freezing ở Los Angeles, hoặc, Do The Green Thing.

Và nếu những thứ này nghe có vẻ ngẫu nhiên, thì không phải thế đâu.

Giải quyết một vấn đến phức tạp cần một kế hoạch đồ sộ, gồm tập hợp những kế hoạch đơn giản để phá bỏ những giá trị, định kiến, ý tưởng và hành động khiến thế giới kém bền vững, sau đó xây dựng những giá trị, định kiến, ý tưởng và hành động thay thế để có thể tạo nên một tương lai bền vững cho thế giới.

Kế hoạch trông không gọn gàng hoặc không có tổ chức lắm, hoặc không được vận hành bởi một chiến dịch hay thương hiệu nào, hay không được mào đầu bởi một người sáng tạo hoặc tổ chức, hay không thể hoàn thành trong một nốt nhạc. Không thể được. Nó sẽ là một kế hoạch rộng lớn, vô tổ chức, đầy màu sắc và sáng tạo và luôn luôn tiếp diễn, cũng giống như cuộc sống vậy. Nhưng kế hoạch đòi hỏi người sáng tạo làm điều họ giỏi nhất: khiến vấn đề trở nên rõ ràng và khiến câu trả lời trở nên hứng thú. Và đó là lý do ta không nên tuyệt vọng vào tương lai, mà phải hy vọng nhiều hơn mới phải.

Naresh Ramchandani là một đối tác của Pentagram kiêm nhà sáng lập cùng Andy Hobsbawm, của tổ chức từ thiện môi trường Do The Green Thing.

Tìm hiểu nhiều hơn về hoạt động của họ tại trang web dothegreenthing.com.

Nguồn: It’s Nice That

Cùng tác giả

#Tag

bảo vệ môi trường biến đổi khí hậu sáng tạo

iDesign Must-try

Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Bài viết được thực hiện bởi Tom May, đăng tải trên Creative Boom, dịch bởi May Thế giới thiết kế đồ họa không ngừng phát triển với những xu hướng…
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Dưới bàn tay của Yuni Yoshida, các loại trái cây quen thuộc trở thành những tác phẩm nghệ thuật siêu thực và trừu tượng. Giám đốc nghệ thuật người Nhật…
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Giải thưởng Thiết kế Sản phẩm Nội thất gỗ Hoa Mai (HMA) lần thứ 20 chính thức khởi động, tổng giá trị giải thưởng lên đến 700 triệu đồng. Sáng…
Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Như bạn biết về sự hiện hữu của công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa hay lĩnh vực sáng tạo… Ở đó, các lĩnh vực được liên kết chặt…