Khối vải dệt từ sợi thiên nhiên có thể làm đồ nội thất
Fransjie Gimbrere (sinh viên tốt nghiệp trường Design Academy Eindhoven – Hà Lan) đã nảy ra ý tưởng dùng sợi vải để thực hiện bộ sưu tập những khối vải dệt 3 chiều. Trình bày tại Tuần lễ Thiết kế Hà Lan năm nay, dự án Standing Textile đặt mục tiêu thay đổi cái nhìn của mọi người về ngành dệt may “lỗi thời”. Việc dệt 3 chiều các sợi vải có thể đem lại một ứng dụng mới trong xây dựng.
“Tôi muốn thay đổi ngành dệt may, bằng cách sử dụng chúng trong thiết kế nội thất theo nhiều cách thức khác nhau. Khi dệt nên những tác phẩm tạo dáng bằng vải, tôi đang thử đề xuất một chất liệu xây dựng mới với vô vàn ứng dụng”. – Gimbrere chia sẻ.

Để thực hiện ý tưởng này, nhà thiết kế đã lựa chọn một số loại sợi tự nhiên như tre, lanh hoặc cotton, các loại sợi nhân tạo tổng hợp từ nhựa tái chế để tạo ra những khối vải dệt 3 chiều được dệt bằng một loại khung cửi đặc biệt. Quá trình này cho phép cô tạo ra nhiều hình dáng, kết cấu và ứng dụng khác nhau. Ví dụ, một kết cấu vững chắc sẽ sử dụng sợi làm từ nhựa, còn sợi cotton hay lanh thì được dùng để tạo ra các mẫu mang kết cấu mềm dẻo hơn.

“Tuỳ vào thiết kế và tính chất của sản phẩm, tôi sử dụng những vật liệu khác nhau. Việc lựa chọn vật liệu cũng tùy thuộc vào mục đích sử dụng của sản phẩm, liệu nó cần phải cứng cáp, mạnh mẽ, hay vui tươi và mềm dẻo.” – Cô giải thích.

Mỗi tác phẩm được thử nghiệm ngay tại chỗ và được đính với nhau bằng nhựa sinh học (nhựa cây) để cố định từng sợi. Với những thiết kế nhiều màu sắc, nhà thiết kế đã biến sợi tổng hợp thành những sợi dây thừng chắc chắn và kết nối chúng bằng nhựa cây.


Mong muốn mang kỹ thuật dệt may vào sản xuất các sản phẩm nội thất theo một cách khác với cách chúng ta đã từng làm. Điều này đem lại cho chúng ta một kỹ thuật mới để tạo ra những bộ khung xương hoạt nhìn có vẻ mỏng manh, yếu ớt nhưng thực chất lại rất vững chắc.
“Mặc dù thiếu sự hỗ trợ và có nhiều khoảng trống khiến các thiết kế này có thể vỡ vụn bất cứ lúc nào, nhưng kết cấu của nó lại cực kỳ chắc chắn và mạnh mẽ.” Nhà thiết kế giải thích thêm. “Vì thế, các thiết kế này còn có thể chịu được sức nặng khi người ngồi lên.”

Thiết kế này không chỉ có tính năng trang trí cao (với sự lặp đi lặp lại của các sợi vải nhìn cực kỳ bắt mắt trong ánh sáng), mà còn có thể được sử dụng để bao bọc các công trình kiến trúc và đồ nội thất ở cả không gian riêng tư cũng như nơi công cộng. Trong một không gian làm việc mở, chúng có thể được sử dụng làm các bức tường ngăn cách, tạo ra sự phân chia nhưng không làm mất đi cảm giác mở của không gian ấy.”
Nguồn: dezeen
Người dịch: Cải
iDesign Must-try

Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’

Tuyên truyền trong Thế chiến II (Phần 2)

Những chiếc ghế huyền thoại nhà Eames, qua góc của nhà thiết kế công nghiệp Vjeko

Nokia đánh đổi logo mang tính biểu tượng của mình để trông ít di động hơn và ‘kỹ thuật số hơn’

Các tác phẩm nghệ thuật cổ điển và táo bạo của Giacomo Sforza
