Dieter Rams và 10 nguyên tắc thiết kế vượt thời gian

Dieter Rams là một nhà thiết kế người Đức, tên tuổi ông gắn liền với các sản phẩm tiêu dùng của Braun và các nguyên tắc trọng tâm trong ngành thiết kế công nghiệp.

Dieter Rams được sinh ra ở Wiesbaden, Đức vào năm 1932. Ông bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi ông nội của mình  – vốn làm nghề thợ mộc. Giải thưởng đầu tiên của Dieter Rams về nghề mộc đã dẫn đến việc ông được đào tạo như một kiến trúc sư khi nước Đức được xây dựng lại vào đầu những năm 1950.

Nhờ gợi ý từ một người bạn thân, Rams xin việc tại công ty sản phẩm điện của Đức, Braun, năm 1955. Ông được tuyển dụng bởi Erwin và Artur Braun với công việc chính là hiện đại hóa đồ nội thất của công ty đã tung ra, các sản phẩm điện mang tính cách mạng. 

Ông nhanh chóng tham gia vào thiết kế sản phẩm và được nhiều người biết đến nhờ việc thêm nắp Perspex trong suốt cho máy nghe đĩa than SK4 vào năm 1956. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm trưởng bộ phận thiết kế tại Braun từ năm 1961 đến năm 1995. Cùng với đội ngũ thiết kế của mình, ông chịu trách nhiệm về nhiều thiết bị điện gia dụng  và một số đồ nội thất.

Image result for Perspex SK4
 Dietar Rams đã thêm nắp trong suốt cho. máy nghe đĩa than SK4

10 Nguyên tắc thiết kế của Dieter Rams

Trở về cuối những năm 1970, Dieter Rams ngày càng trở nên lo ngại bởi tình trạng của thế giới xung quanh. Thế nên ông quyết định đưa ra danh sách gồm 10 nguyên tắc thiết kế cho một sản phẩm tốt – những nguyên tắc có thể áp dụng vào thiết kế logo, thiết kế trò chơi hay thậm chí là thiết kế ứng dụng.

Nhà thiết kế hàng đầu của Apple – Jonathan Ive đã thoải mái thừa nhận rằng ông đã lấy cảm hứng từ 10 nguyên tắc thiết kế của Dieter Rams. Để minh họa cho những gì mình nói, mỗi sản phẩm Apple iPad, iMac hay thậm chí iTunes đều được tạo ra bằng cách giữ 10 nguyên tắc thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả này.

1. Thiết kế tốt là sáng tạo

Sáng tạo là mảnh đất màu mỡ với những ý tưởng vô tận. Sự phát triển của công nghệ luôn mang đến nhiều cơ hội cho thiết kế sáng tạo; sự đổi mới trong thiết kế sáng tạo lại tác động để công nghệ tiếp tục phát triển, cứ thế, quá trình này xoay vần và không bao giờ kết thúc.

2. Thiết kế tốt khiến sản phẩm trở nên hữu ích

Một sản phẩm được mua để sử dụng phải đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định, không chỉ về công năng mà còn về mặt tâm lý và thẩm mỹ. Thiết kế tốt nên nhấn mạnh vào tính hữu dụng của sản phẩm để không gì có thể cản trở nó hoàn thành chức năng của mình.

3. Thiết kế tốt là thiết kế có tính thẩm mỹ

Chất lượng thẩm mỹ có thể xem là một dạng công năng vì chúng có sức ảnh hưởng nhất định đến người dùng và tình trạng tinh thần của họ khi sử dụng sản phẩm hằng ngày. Và tất nhiên, sản phẩm chỉ đẹp khi được gia công hoàn thiện.

4. Thiết kế tốt là tạo ra một sản phẩm dễ hiểu

Thiết kế phải làm rõ được cấu trúc của sản phẩm.

Sản phẩm cần dễ hiểu, dễ trình bày công năng thông qua bản hướng dẫn sử dụng. Nhưng tốt nhất, sản phẩm nên tự nói lên được mọi công năng của chính mình.

5. Thiết kế tốt thì không phô trương:

Các sản phẩm dùng cho một mục đích nhất định nên được xem như các công cụ. Chúng không phải vật trang trí cũng không phải là tác phẩm nghệ thuật. Do đó, thiết kế của sản phẩm nên vừa trung lập, vừa tiết chế để nhường chỗ cho sự tự biểu hiện của người dùng.

6. Thiết kế tốt là trung thực

Thiết kế không nên khiến cho sản phẩm trở nên quá mới lạ, quá phô trương hoặc bị gán cho một giá trị không thực. Thiết kế phải đúng với sản phẩm, phô bày những gì sản phẩm thực sự làm được chứ không “bóng gió” nửa vời.

7. Thiết kế tốt là thiết kế tồn tại lâu dài

Thiết kế tốt nên tránh việc chạy theo xu hướng để không bị lỗi thời khi xu hướng qua đi.

8. Thiết kế tốt là chú ý đến từng chi tiết

Luôn có cơ hội để quan sát và chỉnh sửa. Việc thận trọng, chính xác trong quá trình thiết kế là cách để bày tỏ sự tôn trọng đối với người dùng.

9. Thiết kế tốt thì thân thiện với môi trường

Thiết kế đóng góp quan trọng vào việc bảo vệ môi trường. Nó bảo tồn các nguồn tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm suốt vòng đời sản phẩm.

10. Thiết kế tốt là thiết kế tối giản nhất có thể

Một thiết kế đơn giản luôn là sự lựa chọn sáng suốt vì khi đó, sản phẩm được tập trung vào các khía cạnh thiết yếu chứ không gánh thêm những chi tiết “bên lề”, vô nghĩa.

“Back to basic”, hãy trở về với sự giản đơn.


Triết lý “Thiết kế tốt là thiết kế tối giản nhất có thể” của Dieter Rams

Dieter Rams là một trong những nhà thiết kế sản phẩm có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX. Ngay cả khi bạn không nhận ra tên của nhà thiết kế này
ngay lập tức, rất có thể bạn đã từng sử dụng một trong các sản phẩm như radio, đồng hồ, bật lửa, kệ treo tường hoặc hàng trăm sản phẩm khác do ông thiết kế.

Ông nổi tiếng bởi những sản phẩm được thiết kế tốt, và quan trọng hơn, mà còn bởi các ý tưởng tiên phong về chức năng chính xác của thiết kế trong một thế giới hỗn loạn, ngoài tầm kiểm soát mà chúng ta đang sống ngày nay.

Những ý tưởng này có thể được tóm tắt như sau:

“Thiết kế tốt cần sáng tạo, hữu ích và thẩm mỹ. Thiết kế tốt giúp cho sản phẩm trở nên dễ hiểu. Thiết kế tốt là không phô trương, trung thực, bền bỉ, triệt để và thân thiện với môi trường. Trên hết, thiết kế tốt là thiết kế ít nhất có thể.”

Dieter Rams trong thời gian làm việc tại Braun

Năm 1920, Braun chỉ là một cửa hàng kỹ thuật nhỏ cho đến khi trở thành thương hiệu nổi tiếng thế giới về thiết bị điện vào năm 1960. Sự phát triển  này nhờ vào những đổi mới kỹ thuật, chất lượng bền bỉ và các thiết kế nổi bật bởi tài năng thiết kế Dieter Rams.

Sau bài phát biểu mang tính bước ngoặt của nhà thiết kế Wilhelm Wagenfeld về thiết kế công nghiệp và trách nhiệm của doanh nghiệp, người sáng lập Braun – Erwin Braun đã ngay lập tức ủy nhiệm cho Wagenfeld chức danh thiết kế với một sự chắc chắn.

Trong khi tìm kiếm các nhà thiết kế khác, Braun, vào cuối năm 1954 đã khám phá ra học viện thiết kế “Hochschule fuer Gestaltung” còn non trẻ ở Ulm, được xây dựng để thực hiện công việc của phong trào Bauhaus khi Bauhaus bị Đức Quốc xã giải tán năm 1933. Với hai giảng viên Hans Gugelot và Otl Aicher, một nhóm được thành lập để tìm hiểu về lịch sử thiết kế sản phẩm điện gia dụng. Chỉ trong tám tháng, họ đã thành công trong việc đưa toàn bộ dòng sản phẩm Braun – từ radio di động đến tủ phát nhạc – lên một diện mạo hoàn toàn mới.

Sự kiện ra mắt sản phẩm đầu tiên của Braun là Triển lãm điện tử năm 1955 ở Duesseldorf. Các gian hàng với những thiết kế phát triển bởi Otl Aicher đã báo hiệu điều gì đó rất mới mẻ sắp đến. Việc tuyển dụng Dieter Rams lúc ông chỉ mới 23 tuổi, vào năm 1955, cũng đã có những tác động sâu rộng.

Rams bắt đầu như một nhà thiết kế nội thất và nhanh chóng trở thành hạt nhân của bộ phận thiết kế riêng của Braun. Dẫn đầu bởi Fritz Eichler, với sự giúp đỡ của những nhà thiết kế làm việc tự do, vào năm 1956. Dần dần, phong cách thiết kế mới không chỉ lan tỏa cho toàn bộ dòng sản phẩm mà còn cho tất cả các công cụ truyền thông – từ văn phòng phẩm, hướng dẫn sử dụng và cách thức quảng bá sản phẩm.

Đây là một công ty có tính đồng nhất rất lâu trước khi thuật ngữ này được đặt ra. Khái niệm thiết kế mới được thực hiện bởi Dieter Rams và đội ngũ thiết kế Braun nhanh chóng được nhiều người biết đến; sớm nhất là vào cuối những năm 1950, các sản phẩm của Braun đã được chọn cho sự uy tín lâu dài như tại MoMa ở New York.

Trong giai đoạn này, sức mạnh truyền thống của Braun trong radio, máy nghe nhạc được kết hợp với âm thanh chất lượng cao tiếp tục được duy trì. Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 1960, máy cạo râu điện Braun đã trở thành một phân khúc kinh doanh chính, cũng như các sản phẩm gia dụng như máy móc và máy ép trái cây, được đưa ra trong thiết kế mới vào cuối những năm 1950 và mở rộng ra thị trường quốc tế trong những năm 1960.

Trong những năm 1980, Braun đã kết thúc “cuộc chơi” của mình trong mảng kinh doanh các thiết bị nghe nhạc chất lượng cao với một “phiên bản giới hạn” độc quyền để tập trung vào lĩnh vực thiết bị nhỏ sinh lợi hơn, đặc biệt là chăm sóc cá nhân và sản phẩm gia dụng. Máy cạo râu sử dụng điện đã trở thành phân khúc kinh doanh lớn nhất cho Braun cho đến ngày nay.

Chiếc đồng hồ đeo tay của Braun – được thiết kế bởi Dieter Rams

Braun đã dẫn đầu lĩnh vực kỹ thuật và thiết kế trong hơn 90 năm, và đồng hồ Braun với thiết kế tối giản là những ví dụ tuyệt vời về sự khéo léo của thương hiệu này. Dựa trên thiết kế từ những năm 1970 bởi nhà thiết kế sản phẩm huyền thoại người Đức – Dieter Rams, những chiếc đồng hồ nam thời trang cuối cùng cũng được giới thiệu lần nữa thông qua nhà phân phối Stardust.

Cả thế giới vẫn luôn hồi hộp chờ đợi khi họ đang tạo ra những “tạo tác” tuyệt vời.


Tác giả: Stardust

Người dịch: Nhan Pham

Nguồn: Stardust

Cùng tác giả

#Tag

braun Dieter Rams iconic Industrial design product design

iDesign Must-try

Những cục tẩy vui nhộn của Kazuya Ishikawa
Những cục tẩy vui nhộn của Kazuya Ishikawa
Nếu bạn là một người thường xuyên sử dụng bút chì để sketch (phác họa), vẽ, hay đơn giản chỉ để ghi chú linh tinh thì chắc hẳn cục tẩy…
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Khi một nhà thiết kế bắt đầu làm việc, họ biết trước những gì mình phải đạt được. Họ được thúc đẩy bởi một mục tiêu, một kế hoạch, một…
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Có hàng nghìn meme, ảnh gif, video trên internet nói về việc thất vọng khi làm việc với Client (khách hàng). Đặc biệt hơn, nếu chúng đến từ những người…
Vì sao Designer cần học cách kể chuyện
Vì sao Designer cần học cách kể chuyện
Từ ngày xưa, những câu chuyện đã là công cụ hiệu quả để kết nối và lưu truyền văn hóa của con người. Những người là Thương gia, nhà thám…
5 điều Designer nên biết
5 điều Designer nên biết
Designer, dù trải qua đào tạo từ trường lớp chuyên ngành hay tự mình học hỏi thì cũng cần phải quan tâm đến 5 điều sau: 1. Vẽ Xấu hay…
Các cấp độ của User Interface Designer
Các cấp độ của User Interface Designer
User Interface là khái niệm nhắc tới giao diện người dùng, phần hình ảnh thể hiện của sản phẩm số mà người dùng có thể tương tác được. User Interface…