Tâm lý học font chữ và tác động (Phần 2): Yếu tố tâm lý đằng sau các font chữ chính và cách ứng dụng

Tâm lý học font chữ là một thứ cực kì quyền năng. Font chữ bạn chọn cho thiết kế của mình có thể thay đổi đáng kể cách mà người xem nhìn nhận thiết kế và loại cảm xúc mà nó truyền tải.

Sau phần 1, bạn đã biết tâm lý học font chữ là gì cũng như lý do vì sao nó quan trọng. Giờ thì hãy cùng nhau nghiên cứu yếu tố tâm lý đằng sau các loại font chữ chủ đạo và loại hình phản ứng cảm xúc mà mỗi loại font chữ sẽ khơi gợi cho đối tượng khán giả.

Phông chữ có chân (Serif)

Thiết kế logo của Wells Fargo. Ảnh qua Wells Fargo Advisors.

Font chữ có chân là loại font điển hình nhất. Khi sử dụng font chữ có chân trong thiết kế, nó sẽ truyền tải thông điệp rằng bạn là một công ty truyền thống lâu đời mà họ có thể tin tưởng.

Một vài sự tương quan và phản ứng cảm xúc mà bạn có thể có khi sử dụng font chữ có chân trong thiết kế của mình là:

  • Niềm tin
  • Tôn trọng
  • Uy quyền
  • Trang trọng

Font chữ có chân là sự lựa chọn phù hợp cho các thương hiệu và lĩnh vực mang tính truyền thống hơn, bao gồm:

  • Công ty tài chính
  • Công ty luật
  • Công ty bảo hiểm
  • Tư vấn

Phông chữ không chân (Sans serif)

Logo của Google. Ảnh qua Google.

Hãy coi font chữ không chân là người anh em có phần thời thượng và tinh vi hơn của font chữ có chân. Những font chữ này thường được coi là mang sắc thái lạnh, mượt mà và hiện đại. Do sự xuất hiện áp đảo trong lĩnh vực công nghệ, phông chữ không chân cũng liên hệ mật thiết với sự tiên tiến và liên quan đến công nghệ.

Một vài liên kết và phản ứng cảm xúc mà bạn có thể có khi sử dụng font chữ không chân trong thiết kế của mình bao gồm:

  • Rõ ràng
  • Hiện đại
  • Tin tưởng
  • Tinh vi
  • Tập trung vào công nghệ
  • Tiên tiến

Font chữ không chân là lựa chọn phù hợp cho bất kì thương hiệu nào muốn mang đến cảm giác tiên tiến, cá tính và tinh vi, bao gồm:

  • Công ty công nghệ
  • Thương hiệu thời trang
  • Công ty khởi nghiệp

Script

Logo mang tính đầy biểu tượng của Coca-Cola. Ảnh qua Coca-Cola.

Font chữ script mang tính phức tạp và chi tiết hơn các loại font chữ khác. Chúng mang đến vẻ ngoài và cảm xúc “đặc biệt” giúp thiết kế để trở nên tinh tế và trau chuốt hơn. Vì là sự tái tạo của chữ viết tay, chúng mang sắc thái có phần cá nhân hơn các typeface khác. Đồng thời chúng cũng có thể khơi gợi cảm xúc vui tươi, ngộ nghĩnh hay truyền thống và xưa cũ tùy theo phông chữ. Điều này khiến script là một trong những loại font linh hoạt nhất trong lĩnh vực thiết kế.

Một vài mối liên hệ và phản ứng cảm xúc mà bạn có thể có khi sử dụng script trong thiết kế là:

  • Tinh tế
  • Tinh vi
  • Lôi cuốn
  • Sáng tạo
  • Hạnh phúc
  • Truyền thống
  • Cá nhân
  • Kì quái

Font chữ có thể là sự lựa chọn tuyệt vời cho một số thương hiệu và lĩnh vực chú trọng sự tinh tế, khác biệt hoặc mang tính cá nhân trong thiết kế của mình, bao gồm:

  • Thương hiệu thực phẩm và đồ uống
  • Thương hiệu thời trang
  • Thương hiệu tập trung vào đối tượng trẻ em

Ví dụ về tâm lý học font chữ trong thực tiễn

Khi bạn đã nắm được các tư duy và cảm xúc có liên hệ với từng loại font chữ chủ đạo, hãy cùng nhau điểm qua một vài ví dụ về tâm lý học font chữ trong thực tiễn và quá trình áp dụng để khơi gợi phản ứng cảm xúc nhất định trong thiết kế của mình:

Hạnh phúc

Thiết kế thương hiệu của Frosty’s Ice Cream qua bàn tay nhà thiết kế 99design green in blue.

Không có gì hạnh phúc hơn một cây kem béo ngậy và phông chữ được sử dụng trong thiết kế logo này chắc chắn sẽ khơi gợi niềm hạnh phúc trong tâm hồn bất kì ai muốn ăn kem. Ngôi sao trong thiết kế chính là font chữ script với cảm giác xưa cũ sẽ đem lại những kỉ niệm vui tươi về những ngày hè dài đắm mình trên bãi biển. Khi được kết hợp với font chữ không chân thẳng thớm, nhìn chung thiết kế này chắc hẳn sẽ khiến bạn nở nụ cười trên gương mặt mình.

Mạnh mẽ

Quảng cáo cho Nike. Ảnh qua phòng trưng bày Cuba.

Đôi khi những font chữ đơn giản và trực tiếp là mạnh mẽ nhất. Trong quảng cáo Nike này, nhà thiết kế đã lựa chọn các yếu tố thiết kế chủ đạo vô cùng khôn ngoan – bao gồm màu nền, hình ảnh và font chữ không chân cá tính – để tạo hình ảnh đầy mạnh mẽ xuất hiện trên màn hình và thu hút sự chú ý ngay lập tức.

Quyền lực

Quảng cáo dành cho The Guardian. Ảnh qua Ads of the World.

Khi bạn muốn thiết kế của mình tạo được sức ảnh hưởng và cho thấy uy quyền, một font chữ có chân truyền thống là lựa chọn tốt nhất. Điều đó được minh họa trong quảng cáo, The Guardian truyền tải thông điệp rõ ràng rằng khi nói đến việc tình báo tin tức, họ không hề xem nhẹ những tác động bên ngoài.

Buồn bã

Quảng cáo ASPCA. Thông qua ASPCA.

Không phải tất cả thiết kế đều có mục đích khiến bạn cảm thấy ấm áp từ bên trong. Đôi khi, việc khơi gợi cảm xúc buồn bã có thể củng cố thông điệp của bạn và truyền cảm hứng cho đối tượng khán giả. Trong quảng cáo này dành cho Hiệp hội phòng chống hành vi tàn ác đối với động vật của Mỹ (ASPCA), nhà thiết kế đã chọn font không chân đơn giản và rõ ràng giúp tạo không gian u sầu cần thiết với thông điệp, hình ảnh mạnh mẽ (và ảm đạm).


Ứng dụng tâm lý học font chữ

Khi tạo thiết kế của mình, bạn cần phải tận dụng tối đa mọi yếu tố và font chữ là một trong số đó. Giờ đây bạn đã hiểu được tâm lý học font chữ và cách ứng dụng nó để tạo thiết kế mang sức ảnh hưởng lớn lao hơn, tất cả những gì cần phải làm là chọn font chữ và bắt đầu hành trình thiết kế thôi!

Tác giả: Deanna deBara
Người dịch: Đáo
Nguồn: Canva

Cùng tác giả

#Tag

font font psychology typography

iDesign Must-try

Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (Lost Type) 2023 là bộ phông được thiết kế lại từ bộ phông cùng tên, do @trinhmark thực hiện năm 2018. Lạc Tự 2023 vừa được công bố…
Future History và Neue World - Hai bộ font được Việt hóa bởi Nam Nguyễn
Future History và Neue World - Hai bộ font được Việt hóa bởi Nam Nguyễn
Nam Nguyễn là một graphic designer đã thực hiện nhiều dự án Việt hoá font chữ, trong đó bao gồm hai bộ font Future History và Neue World. Mới đây, Nam…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thiết kế tại Basel và Zurich với Siegfried Odermatt…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
Phong cách Ký tự pháp Quốc tế tiếp tục phát triển xa hơn nữa ở hai thành phố Basel và Zurich, nằm cách nhau 70 km ở miền bắc Thụy…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
Trong phần thứ hai của loạt bài về trào lưu thiết kế Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tìm hiểu những đồ hoạ mang tính khoa học…