loading

Những bức ảnh xúc động nhất 2017 (phần 1)

Nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Ansel Adams cho rằng cảm xúc là thước đo cho sự xuất sắc của nghệ thuật nhiếp ảnh khi ông nói, “Một bức ảnh xuất sắc là bức ảnh có thể diễn tả đầy đủ những gì một người cảm nhận được về đối tượng được chụp theo chiều sâu nhất“.

Hiệp Hội Địa lý Quốc gia đã chọn những bức ảnh làm lay động lòng người nhất năm 2017 vừa qua. Bài viết được viết bởi Daniel Stone. (Daniel Stone là biên tập viên của tạp chí Địa lý Quốc gia, chuyên về khoa học, công nghệ và nông nghiệp. Cuốn sách của ông, The Food Explorer (nhà thám hiểm đồ ăn), kể về cuộc đời và cuộc phiêu lưu của người gián điệp thực phẩm David Fairchild, được phát hành vào ngày 20 tháng 2 năm 2018.)

Hàng năm, chúng tôi đều tìm ra những bức ảnh khiến chúng tôi xúc động nhất. Những bức ảnh hài hước vui nhộn, những bức ảnh gây sự bực dọc hay những bức ảnh thương tâm đều khiến chúng tôi nán lại lâu hơn các bức ảnh khác bởi cách chúng tôi cảm nhận các bức ảnh ấy. Nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Ansel Adams đã cho rằng cảm xúc là thước đo cho sự xuất sắc của nghệ thuật nhiếp ảnh khi ông nói, “Một bức ảnh xuất sắc là bức ảnh có thể diễn tả đầy đủ những gì một người cảm nhận được về đối tượng được chụp theo chiều sâu nhất“.

Năm nay, từ gần hai triệu bức ảnh mà Hiệp hội Địa lý quốc gia nhận được từ những nhiếp ảnh gia trên toàn thế giới, chúng tôi đã chọn ra 30 bức ảnh yêu thích nhất, tất nhiên, theo ý kiến chủ quan. Cảm nhận của bạn về một bức ảnh phụ thuộc vào tâm trạng của bạn, thời điểm bạn nhìn thấy nó, và kí ức về thời thơ ấu có thể gợi lên của mỗi người. Lựa chọn ảnh là công việc nổi tiếng là khó khăn. Cô đọng cảm xúc mạnh mẽ về một bức ảnh thậm chí còn khó hơn nhiều – giống như chọn những thành viên mình yêu thích nhất trong gia đình.

Nhưng ngay cả trong số những người hàng họ hàng, thường có những thành viên nổi bật. Dựa trên doanh số bán tạp chí và số lượt người xem trực tuyến của chúng tôi, một trong những hình ảnh ấn tượng nhất là một phần của ấn phẩm số đặc biệt về giới tính. Chủ đề đã làm thay đổi nhận thức của chúng ta về bản chất sinh lý và tính nhân dạng, và trên trang bìa của ấn bản tháng Giêng của Hiệp hội Địa lý quốc gia, chúng tôi đã xuất bản một bức ảnh của cô bé 9 tuổi Avery Jackson, người đã sống như một cô gái chuyển giới từ khi cô 5 tuổi. Tổng biên tập Hiệp hội Địa lý quốc gia Susan Goldberg yêu thích những gì mà bức ảnh truyền đạt – sức mạnh và niềm kiêu hãnh. Những gì bức ảnh truyền đạt đều không được thuyết minh thành lời, nhưng chúng ta có thể nhận ra đó là nhờ sức mạnh của nghệ thuật nhiếp ảnh.

Nhìn chung, bộ sưu tập này là một thách thức đối với bậc cha mẹ, có thể theo một cách nào đó để phản ánh một năm khác đầy thách thức. Nhưng chân lý và vẻ đẹp thường có một cách nào đó để vượt qua. Biên tập viên của Hiệp hội Địa lý quốc gia, Jehan Jillani, nói: “Đây là một năm khó khăn đối với nhiều người. Nhưng trong lúc lựa chọn những bức ảnh này, tôi đã được biết thêm về thế giới của chúng ta đẹp và phức tạp đến nhường nào.”

Nhiếp ảnh gia William Daniels nói rằng: “Một khi những người tị nạn đến trại tập trung, họ phải dựng lều của mình bằng cây tre và vải bạt. Trong mỗi lều, tôi thấy một người nào đó bị thương hoặc bị bệnh, hoặc bị chấn thương tâm lý vì đã chứng kiến các thành viên trong gia đình bị giết chết trước mắt họ. Tất cả những người con của Nur Kober (bên phải) và vợ của ông, Joleka (trái), đều bị sốt.”

Bức ảnh này ban đầu được xuất bản trong “Con đường của sự khủng bố” vào tháng 11 năm 2017. BỨC ẢNH ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI WILLIAM DANIELS, HIỆP HỘI ĐỊA LÝ QUỐC GIA.

Sau hơn hai tuần lễ không dùng thuốc trị bệnh thận, Oseas Ríos suy yếu đến nỗi không thể đi đứng bình thường được. Những người sùng đạo tôn thờ María Lionza dòng Viking đang chữa bệnh cho ông ta ở đồi Sorte, gần Chivacoa, Venezuela.

Bức ảnh này ban đầu được xuất bản trong cuốn “Cần sự chữa trị” vào tháng 7 năm 2017. BỨC ẢNH ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI MERIDITH KOHUT, HIỆP HỘI ĐỊA LÝ QUỐC GIA.

Bé gái 10 tuổi ở Safeda Basti bị thiếu cân nặng. Bệnh tiêu chảy và suy dinh dưỡng là bệnh đặc thù của khu ổ chuột, theo bác sĩ y tế Balram Yadare, “vì vậy, trẻ em ở đó không thể phát triển theo đúng tiến độ của chúng.” Nhà vệ sinh ở đây thì khan hiếm, và việc cung cấp nước để rửa tay thì không được liên tục.

Bức ảnh này ban đầu được xuất bản trong “Gần một tỷ người vẫn còn phải đi đại tiện ngoài trời. Đây là lí do vì sao” vào tháng 8 năm 2017. BỨC ẢNH ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI ANDREA BRUCE, HIỆP HỘI ĐỊA LÝ QUỐC GIA.

Trong một hộ cư trú ở Vrindavan, nơi được biết đến như là “thành phố của góa phụ”, Lalita (bên phải) với mái tóc đơ-mi đang quấn quanh mình tấm vải trắng, đây được coi là thủ tục bắt buộc đối với góa phụ nơi đây. Người quản lý hộ cư trú Ranjana, một góa phụ trẻ hơn nhiều, ít bị ảnh hưởng bởi các phong tục tập quán truyền thống.

Bức ảnh này ban đầu được xuất bản trong “Đối với những người goá phụ, cuộc sống sau mất mát” vào tháng 2 năm 2017. BỨC ẢNH ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI AMY TOENSING, HIỆP HỘI ĐỊA LÝ QUỐC GIA.

Trong một trang trại ở Kentucky, Emma Langley, 13 tuổi, cùng hai người em Camille McCay, 10 tuổi, và “Emerald” Shean, 10 tuổi, cùng nhau vui đùa sau cuộc nói chuyện với mẹ để giúp các cô gái hiểu và nhận thức rõ về những biến đổi về cơ thể của họ ở tuổi dậy thì.

Bức ảnh này ban đầu được xuất bản trong “Một thách thức đối với các cô gái hôm nay: Những bước đi xa “Tôi trông thế nào?” vào tháng 1 năm 2017. BỨC ẢNH ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI KITRA CAHANA, HIỆP HỘI ĐỊA LÝ QUỐC GIA.

Tại trung tâm Kabanga, Melas Luge, 10 tuổi, và hai cô chị Zawia và Shamima Kassimu, 11 tuổi, phải giữ đồ vật lại gần để xem chúng. Những người mắc bệnh bạch tạng có thị lực kém hơn người bình thường và thường không thể cải thiện được bằng kính. Họ học tốt ở trường bằng cách ngồi ở các hàng ghế đầu và trông cậy các bạn cùng lớp chia sẻ ghi chú về bài học cho họ.

Bức ảnh này ban đầu được xuất bản trong cuốn “Với họ, thị lực kém có thể mang lại sự coi khinh, sự hăm dọa, và những điều tồi tệ” vào tháng 6 năm 2017. BỨC ẢNH ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI STEPHANIE SINCLAIR, HIỆP HỘI ĐỊA LÝ QUỐC GIA.

Trong năm 2011, tổ chức Zetas, tìm cách trả thù các thành viên được cho là gián điệp, cuộc tàn sát diễn ra ở Allende và các vùng lân cận, giết chết hàng chục, và có khi hàng trăm người. Vì những người bị ảnh hưởng bởi cuộc chém giết này, lễ hội “Ngày của cái chết” đã được lồng vào trong sự đau nhói khi Người Mexico tổ chức lễ thờ tổ tiên của họ.

Bức ảnh này ban đầu được xuất bản trong “Cách Hoa Kỳ gây ra cuộc tàn sát ở Mexico” vào tháng 7 năm 2017. BỨC ẢNH ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI KIRSTEN LUCE, HIỆP HỘI ĐỊA LÝ QUỐC GIA.

Bị bắt từ hoang dã, một con khỉ Nona trẻ (Nona có nghĩa là “quý cô”) bị đeo một cái dây xích và sống với một gia đình ở Kumersot. Nuôi giữ động vật bị tuyệt chủng như vật nuôi là bất hợp pháp; các nhóm phúc lợi động vật đang làm việc để tìm và giải cứu chúng.

Bức ảnh này ban đầu được xuất bản trong “Đối với những chú khỉ này, đó là cuộc chiến để sinh tồn”, vào tháng 3 năm 2017. BỨC ẢNH ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI STEFANO UNTERTHINER, HIỆP HỘI ĐỊA LÝ QUỐC GIA.

Những người lính Samburu tìm thấy bé voi này bị mắc kẹt trong một giếng đào bằng tay. Khi bầy đàn của bé voi không trở lại để cứu nó, những người lính Samburu đã đưa bé voi đến khu bảo tồn. Được đặt tên là Kinya, bé voi được chăm sóc bởi những người trông nom như Rimland Lemojong. Mặc dù vậy, bé voi đã chết vài tuần sau đó.

Bức ảnh này được xuất bản lần đầu tiên trong cuốn “Các chiến binh từng sợ voi nay lại đang bảo vệ chúng”, vào tháng 5 năm 2017. BỨC ẢNH ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI AMI VITALE, HIỆP HỘI ĐỊA LÝ QUỐC GIA.

Những chiếc túi đựng các thi thể của đại bàng đầu trắng được lưu trữ trong hầm lạnh tại kho chứa, có khoảng 2.700 con đại bàng ở đó vào năm 2016.

Bức ảnh này ban đầu được xuất bản trong “Đại bàng đang dần biến mất vì khu chợ đen buôn bán nội tạng đại bàng” vào tháng 8 năm 2017. BỨC ẢNH ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI AMBER BRACKEN, HIỆP HỘI ĐỊA LÝ QUỐC GIA.

Một người tị nạn đang đứng trên cái cao nguyên gần túp lều của mình trong một khu vực mới được xây dựng của trại Kutupalong. Hầu hết người Rohingya sống ở khu vực này mới đến đây, đều đang chạy trốn một chiến dịch khủng bố ở Myanmar do quân đội phát động.

Bức ảnh này ban đầu được xuất bản trong “Không nhà và không hy vọng” vào tháng 8 năm 2017. BỨC ẢNH ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI WILLIAM DANIELS, HIỆP HỘI ĐỊA LÝ QUỐC GIA.

Các cô gái ở làng Sierra Leone vùng Masanga tham gia các buổi lễ chuyển dịch Bondo để mừng cho sự khởi đầu thành phụ nữ mà không bị cắt âm vật (FGM). Từ năm 2010 có hơn 600 cô gái đã tham gia.

Bức này ban đầu được xuất bản trong “Dành cho những cô gái này, nguy hiểm là một cách để sinh tồn”, vào tháng 1 năm 2017. BỨC ẢNH ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI STEPHANIE SINCLAIR, HIỆP HỘI ĐỊA LÝ QUỐC GIA.

Trong 5 năm, Trina (tên đường phố) đã “ở ngoài đường” – một cụm từ Jamaica đề cập đến lối sống của những người chuyển giới bị buộc phải rời khỏi nhà và làm công việc tình dục để tồn tại. Trina đã bị tấn công bằng axit, dao, dao cạo, và súng. Cô ấy đang cho chúng ta xem vết sẹo từ một vết thương đạn trên hông phải của cô.

Bức ảnh này ban đầu được xuất bản trong “Cách khoa học giúp chúng tôi hiểu về giới tính” vào tháng 1 năm 2017. BỨC ẢNH ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI LYNN JOHNSON, HIỆP HỘI ĐỊA LÝ QUỐC GIA.

Rose Dena, 85 tuổi, đã cố gắng dọn dẹp những gì còn sót lại trong căn nhà của cô ở vùng núi phía nam Haiti sau hơn một tháng cơn bão Matthew quét qua vào tháng 10 năm 2016.

Bức ảnh này ban đầu đã được xuất bản trong cuốn “Bên trong những nguy hiểm tiềm ẩn của cuộc sống không có bệ xí” vào tháng 10 năm 2017. BỨC ẢNH ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI ANDREA BRUCE, HIỆP HỘI ĐỊA LÝ QUỐC GIA.

Các vật dụng có giá trị của Michele Trieb, bao gồm một số vật dụng từ thời thơ ấu, được xếp chồng lên nhau trên một chiếc giường trong nhà cô.

Bức ảnh này ban đầu được xuất bản trong “Một nhiếp ảnh gia cung cấp tư liệu chiến đấu riêng của mình với Harvey,” vào tháng 8 năm 2017. BỨC ẢNH ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI ERIN TRIEB, HIỆP HỘI ĐỊA LÝ QUỐC GIA.

Dịch giả: Thảo Tăng
Nguồn: nationalgeographic

Cùng tác giả

#Tag

ảnh nghệ thuật ảnh đẹp bộ ảnh National Geographic nhiếp ảnh

iDesign Must-try

‘Portraits Of Ao Dai’ của Chiron Duong xuất hiện trong triển lãm tại các Metro ở Paris
‘Portraits Of Ao Dai’ của Chiron Duong xuất hiện trong triển lãm tại các Metro ở Paris
“Portraits of Ao Dai – Chân dung Áo Dài” (365 days with Ao Dai) là dự án dài hơi của nhiếp ảnh gia Chiron Duong, nhằm ghi lại nét đẹp…
Thổi gió cho tâm hồn, thế giới mộng mơ của KangHee Kim
Thổi gió cho tâm hồn, thế giới mộng mơ của KangHee Kim
Có nét gì đó siêu thực, với độ sáng, sắc độ và đường nét rõ ràng, đó là những bức ảnh của KangHee Kim. KangHee Kim là một nhiếp ảnh…
Những tấm thảm sống động về các địa điểm khai thác muối của Tom Hegen
Những tấm thảm sống động về các địa điểm khai thác muối của Tom Hegen
Kể từ năm 2018, nhiếp ảnh gia Tom Hegen đã bay khắp các vùng từ phía tây Australia và Senegal đến Pháp và Tây Ban Nha để ghi lại những…
Khi những đứa trẻ đường phố Congo biến rác thải thành điều kỳ diệu
Khi những đứa trẻ đường phố Congo biến rác thải thành điều kỳ diệu
“Quá kịch tính, quá mạnh mẽ, quá trực quan” nghệ sĩ Stéphan Gladieu nói về cuộc gặp gỡ đầu tiên của ông với sự hồi sinh của một phong trào…
Loạt ảnh trong veo ghi lại tuổi thơ hồn nhiên của Haru và Mina
Loạt ảnh trong veo ghi lại tuổi thơ hồn nhiên của Haru và Mina
“Haru and Mina” là hai nhân vật nhí trong bộ ảnh cùng tên do nhiếp ảnh gia người Nhật Bản Hideaki Hamada thực hiện. Ngắm nhìn bộ ảnh, người xem sẽ không khỏi…
Nhiếp ảnh thủ công kiến tạo thực tại song song qua con mắt người nghệ sĩ
Nhiếp ảnh thủ công kiến tạo thực tại song song qua con mắt người nghệ sĩ
Trong bài viết cuối cùng của series, chúng ta sẽ cùng ngắm nhìn những thực tại độc đáo được những nghệ sĩ nhiếp ảnh thủ công tạo ra bằng ngôn…