Nguồn gốc của tư duy thiết kế và những người đã góp phần tạo ra nó (Phần 2)

Tư duy thiết kế là gì, và tại sao khái niệm này vẫn còn nhiều sức ảnh hưởng đến tận ngày nay?

Tư duy thiết kế gần đây đã được đề cập đến trong giới kinh doanh thông qua các ấn phẩm của Tạp chí Doanh nghiệp Harvard và tạp chí Forbes. Nó được mô tả như “một phương pháp cho sự đổi mới” và là “công cụ thiết yếu để đơn giản hóa và mang lại tinh thần nhân đạo.”

Dù thường xuyên được đề cập trên các trang tin tức nhưng tư duy thiết kế không phải là điều gì đó mới mẻ. Khái niệm này đã được khởi xướng và dần dần phát triển từ những năm 1960. Trong hơn 50 năm qua, tư duy thiết kế đã “xâm chiếm” mọi lĩnh vực từ sáng tạo đến khoa học xã hội và máy tính.

Điều gì làm cho tư duy thiết kế trở nên riêng biệt?

Tư duy thiết kế vô cùng linh hoạt và đa dạng trong cách tiếp cận, điều này khiến nó trở nên độc đáo và cũng là lý do tại sao tư duy thiết kế được áp dụng như một thuật ngữ bao quát cho các dự án đa ngành. Gần đây, tư duy thiết kế đã có thể tự theo dõi và đo lường chính mình theo định lượng – một mẹo nhỏ học hỏi từ các lĩnh vực kinh doanh.

Bài viết này sẽ đưa ra cái nhìn từ tổng quát đến chuyên sâu, theo cả chiều dài lịch sử lẫn chiều ngang về độ ảnh hưởng của khái niệm ‘tư duy thiết kế’. Hãy tạm quên những gì bạn biết và xem đây là điểm dừng đầu tiên cho hành trình của riêng bạn.


1983

Với nền tảng kinh nghiệm trong triết học và quy hoạch đô thị, phần lớn công việc của Donald Schön là tranh luận về tính hợp lý kỹ thuật của thiết kế trong những năm 1960.

The Reflective Practitioner viết bởi Donald Schön nêu bật tầm quan trọng của việc tự phản ánh để quá trình thiết kế thành công. Tác phẩm này ảnh hưởng không chỉ đến giới thiết kế mà còn tác động sâu sắc đến khía cạnh học tập, chuyển giao kiến thức trong một tổ chức.

“Người học viên biết suy nghĩ cho phép bản thân trải nghiệm sự ngạc nhiên, khó hiểu, hay nhầm lẫn trong một tình huống mà anh ta thấy không chắc chắn hoặc thấy nó đặc biệt. Anh ta phản ánh về hiện tượng đang xảy ra dựa trên những hiểu biết trước đó đã được ngầm định trong hành vi của mình. Anh ta thực hiện một thí nghiệm nhằm tạo ra sự hiểu biết mới về hiện tượng và sự thay đổi trong tình huống.”


1990–2005

Sự xuất hiện của thiết kế dịch vụ và vô số các công cụ thiết kế của nó.

Trong giai đoạn này, lần thứ hai, thiết kế mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Đầu những năm 1990, ngoài việc tạo ra các đồ tạo tác hữu hình, thiết kế còn tập trung vào lĩnh vực tương tác và dịch vụ. Sự thay đổi này được hỗ trợ bởi bài báo Wicked Problems in Design Thinking của Buchanan, nói về việc khám phá tiềm năng của thiết kế để giải quyết những thách thức phức tạp, mơ hồ.

Đến năm 2003, một số trường đại học trên khắp châu Âu và Carnegie Mellon đã bắt đầu dạy thiết kế dịch vụ cho sinh viên. Sự nổi lên của thiết kế dịch vụ và các phương pháp mới nổi của họ tập trung vào các vấn đề phức tạp đã tạo ra một môi trường cho một làn sóng mới của các công cụ thiết kế; bao gồm các công cụ cho những người muốn tham gia vào công việc thiết kế.

Richard Buchanan bằng cách kết nối các lý thuyết của Rittel, Simon và thực hành thiết kế của Ezio Manzini, mở lại cuộc thảo luận về các vấn đề tiêu cực và vai trò của thiết kế trong việc giải quyết chúng. Năm 1992, ông xuất bản cuốn sách Wicked Problems in Design Thinking, hình thành nên con đường bắt nguồn từ tư duy thiết kế đến sự đổi mới và ứng dụng.

Trong bài viết sau này của ông về thiết kế tư duy trong cuốn Design as a New Liberal Art, ông lưu ý rằng thiết kế như một người làm nghề chuyên nghiệp là khả năng”tích hợp” và khả năng kết nối nhiều ngành.

Thiết kế không giới hạn trong một chủ đề cố định nào, điều kiện tuyệt vời để ta rèn luyện trí óc. Hãy tự tạo ra chủ đề cho chính mình.


1999

Liz Sanders – người sáng lập MakeTools – đã tiên phong trong việc nghiên cứu thiết kế ứng dụng. Nhiều công cụ, kỹ thuật và phương pháp được sử dụng trong thiết kế ngày nay cũng như tư duy thiết kế tập trung vào con người có thể được xem là “sáng kiến” của bà. Không phải chỉ thiết kế để thương mại hóa sản phẩm, cô còn là nhà tâm lý học thực nghiệm và nhân loại học. Bà cũng là đồng tác giả của cuốn sách Convivial Toolbox với nội dùng gồm những hướng dẫn thực hành cho bất kỳ ai quan tâm đến các vấn đề nghiên cứu trong thiết kế nói chung.

Cuộc cách mạng thiết kế lấy con người làm trung tâm này khiến chúng ta ngẫm lại về quá trình thiết kế. Để thúc đẩy cuộc cách mạng thiết kế con người làm trung tâm, chúng ta cần khai thác trí tưởng tượng và ước mơ không chỉ của các nhà thiết kế, mà còn của mọi người. Không gian thiết kế mới đang nổi lên để đáp ứng nhu cầu sáng tạo của tất cả mọi người.


1991

IDEO được hình thành từ một vụ sáp nhập ba chiều. Khoảng thời gian khi Buchanan đang xây dựng tư duy thiết kế dựa trên các tình huống mà ông gặp phải. Với nền tảng vững chắc, trong suốt 10 năm tiếp theo, IDEO đã thu hút một số người có ảnh hưởng lớn tham gia cùng họ, từ cả giới học viện và thực hành thiết kế.

Không như các công ty thiết kế khác cùng thời điểm, họ mời chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau như nhân chủng học, chiến lược kinh doanh, giáo dục hoặc chăm sóc sức khỏe về hướng dẫn đội ngũ thiết kế và quy trình sản xuất của họ. Chiến thuật tạo ra các đội thiết kế đa ngành đã đạt được sự công nhận tập thể với nhiều giải thưởng chỉ trong vài năm bắt đầu.

Kể từ đó, họ cố gắng phổ biến các thuật ngữ và tư duy thiết kế lấy con người làm trung tâm, đưa ra các chương trình giáo dục tại d.school (Trường dạy về thiết kế), tạo ra nhiều giáo trình cho các trường đại học danh tiếng trên toàn thế giới.

Anh em nhà Kelley – David và Tom đều là tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất, họ có kỹ năng từ thiết kế đến quản lý kinh doanh. Họ đã cùng nhau viết nên Creative Confidence –  quyển sách về cách thức tạo ra ý tưởng sáng tạo.

“Hóa ra sự sáng tạo không phải là món quà hiếm hoi dành cho những ai may mắn, mà là phần tự nhiên của tư duy và hành vi con người. Nhiều người trong chúng ta chưa được tiếp cận với sáng tạo bởi nhiều lí do, nhưng khả năng này nó có thể được khai thác. Và việc khai thác “tia lửa” sáng tạo đó có ý nghĩa sâu rộng cho chính bạn, tổ chức và cộng đồng của bạn.” Tom Kelley.

Tim Brown là nhà thiết kế công nghiệp và là Giám đốc điều hành của IDEO, ông luôn ủng hộ tư duy thiết kế và sự đổi mới. Ông đã viết cuốn Change by Design và nhiều bài báo thúc đẩy tư duy thiết kế cho nhiều người, kể cả khi họ không phải là một nhà thiết kế chuyên nghiệp.

Để tồn tại trong thế giới phức tạp ngày nay, các tổ chức cần tạo ra, nắm lấy và thực hiện các ý tưởng mới. Điều đó đòi hỏi sự sáng tạo và một lực lượng lao động có khả năng sáng tạo. Đó là “nguyên liệu” bí mật, hoặc trong các thuật ngữ tiến hóa, đó là những gì giúp bạn thích nghi. 

Jane Fulton Suri Với nền tảng về cả tâm lý lẫn kiến trúc, Jane đã có công rất lớn trong việc là đồng tác giả của nhiều công cụ thiết kế lấy con người làm trung tâm của IDEO.

IDEO nói về Jane như sau: “Bà ấy là người phát triển kỹ thuật quan sát – đồng cảm và tạo mẫu thử nghiệm, hiện đang được sử dụng rộng rãi trong thiết kế đổi mới sản phẩm, dịch vụ và môi trường, cũng như trong các hệ thống, tổ chức và chiến lược”. Cho thấy mối liên hệ giữa sự quan sát trực tiếp và cảm hứng trong thiết kế, bà đã viết cuốn Little Book of Design Ethics.

“Nghiên cứu về thiết kế vừa truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng vừa tạo ra trực giác thông qua nhiều phương pháp khác nhau có liên quan: để làm rõ các mô hình cơ bản về thực tế phong phú, hành vi và kinh nghiệm của con người, để khám phá các phản ứng đối với đầu dò và nguyên mẫu, làm sáng tỏ những gì còn chưa rõ qua giả thuyết lặp lại và thử nghiệm.”

Bill Moggridge là một nhà thiết kế người Anh với nền tảng về thiết kế tương tác, và trên cương vị những người đồng sáng lập IDEO. Ông đã thiết kế chiếc máy tính xách tay đầu tiên và là người tiên phong trong việc áp dụng cách tiếp cận tập trung vào con người để thiết kế các đối tượng và công nghệ mới.

Ông là tác giả những cuốn sách tập trung vào thiết kế tương tác, cuốn Designing Interactions là một trong số đó – với 764 trang giới thiệu về lịch sử thiết kế tương tác bao gồm 40 cuộc phỏng vấn với các nhà thiết kế và doanh nhân, từ Douglas Engelbart đến Will Wright, Larry PageSergey Brin

“Tôi không nghĩ bất cứ ai trong chúng ta đã thực sự hiểu thiết kế là gì. Nhiều người không biết rằng mọi vật thể họ đang sử dụng đều được thiết kế, cho dù đó là tòa nhà, hay bất cứ thứ gì họ chạm vào. Hiện nay, ngay cả các loại thực phẩm cũng đều được thiết kế. Vì vậy, trong quá trình giúp mọi người hiểu rõ điều này, làm cho họ ý thức hơn về thực tế rằng thế giới xung quanh chúng ta là một cái gì đó, đang được kiểm soát bởi một số người nào đó. Tôi nghĩ đó là một hoài bão tốt đẹp.”


Từ 2002 – Đến nay

Tư duy thiết kế tìm được chỗ đứng trong giới kinh doanh

Kể từ khi tư duy thiết kế bắt đầu được đề cập gần 20 năm trước, nó đã trải qua nhiều lần gọi tên, nhưng chỉ mới được công nhận gần đây. Tư vấn thiết kế bao gồm IDEO, thiết kế thông minh đã dẫn đầu trong việc ứng dụng tư duy thiết kế cho mục đích kinh doanh.

Sự phát triển của lĩnh vực thiết kế dịch vụ đã tạo ra các công cụ và quy trình mới liên quan đến thiết kế bao gồm thiết kế đồng sáng tạo và có sự tham gia của nhiều người. Sự thay đổi này khiến cho thiết kế mang tính hợp tác hơn, các nhóm đa ngành tập trung vào việc mở rộng quy trình sáng tạo, suy nghĩ sáng tạo được nội bộ hóa để chúng minh bạch hơn và có thể sử dụng được cho tất cả mọi người.

Một mô hình khác có thể thay thế-bổ sung cho tư duy thiết kế, hiệu quả hơn cách tiếp cận Scandinavia, là mô hình kinh doanh tập trung. Fuad-Luke, Sanders và Manzini là những người tiên phong trong việc đồng thiết kế, thiết kế có mục tiêu từ tác động xã hội, kinh tế hoặc môi trường. Họ từng thiết kế với những người không làm về thiết kế (thường được gọi là người dùng cuối) để phá vỡ hệ thống quy mô lớn và mô hình với sự đổi mới cơ sở và kiến thức bản xứ.


2002

Alistair Fuad-Luke là người hỗ trợ thiết kế, giáo dục, nhà văn và nhà hoạt động xã hội, hiện đang giảng dạy các phương pháp thiết kế mới nổi. Các dự án của ông nhấn mạnh sự cởi mở, cộng tác và đồng thiết kế với cộng đồng và cá nhân, xã hội hạnh phúc và các nền kinh tế thay thế. Hai cuốn sách Design Activism The Eco-Design Handbook  của ông nói về vai trò của thiết kế bền vững.

Niềm vui thực sự của thiết kế là mang đến những quan điểm mới, cải thiện hạnh phúc và cảm giác cân bằng trực quan với thế giới rộng lớn hơn. Tinh thần thực sự của thiết kế gợi ra một số ý nghĩa cao hơn. Sức mạnh thực sự của thiết kế là các chuyên gia và người dân có thể cùng thiết kế theo những cách sáng tạo đáng ngạc nhiên.

Vẻ đẹp thực sự của thiết kế là tiềm năng cho sự trường kỳ, đa nguyên.  Sức mạnh thực sự của thiết kế là phương sai biểu hiện sự lành mạnh này. Sự thích hợp thực sự của thiết kế là khả năng chủ động của nó. Sự say mê thực sự của thiết kế là trong những cuộc tranh luận triết học, đạo đức và thiết thực.


2003

Ezio Manzini là một trong những người sáng lập DESIS, các tác phẩm của Manzini được thiết kế dựa trên sự bền vững. Sử dụng nhiều công cụ thiết kế, dự án của ông bao gồm Sustainable Everyday và Design, When Everybody Designs. When Everybody Designs tập trung vào ý tưởng bao hàm, thử nghiệm cho tính bền vững. Cách làm của ông tương tự như phong cách hợp tác thiết kế của người Scandinavian với nhà thiết kế là người hòa giải.

“Thiết kế cho sự đổi mới xã hội là việc mà người có chuyên môn về thiết kế có thể thực hiện để kích hoạt, duy trì và định hướng quá trình thay đổi xã hội theo hướng bền vững.”


2008

Deborah Szebeko. Ở tuổi 23, Szebeko đã thành lập cơ quan thiết kế xã hội theo nhu cầu người dân tại Anh – ThinkPublic, với nhiệm vụ thiết kế và đổi mới trong khu vực công và khu vực phi chính phủ. Với trọng tâm là đồng thiết kế cùng người dân và tập trung vào những vấn đề xã hội hiện thời, ThinkPublic đã giành được nhiều giải thưởng giá trị.

Chúng tôi sử dụng một quá trình thiết kế “hỗn hợp” với nhiều nhà thiết kế từ các lĩnh vực khác nhau, bao gồm nhà thiết kế dịch vụ, nhà thiết kế đồ họa, nhà thiết kế thông tin, lập trình viên, nhà tiếp thị, nhà khoa học xã hội, nhà tâm lý học tích cực và thậm chí cả nhà nhân loại học. Sự đa dạng của các chuyên gia mang lại nhiều kỹ thuật khác nhau, tạo ra quá trình thiết kế độc đáo – mà chúng tôi gọi là quá trình đồng thiết kế.


Như một lưu ý cuối cùng, tôi muốn tỏ lòng biết ơn đến tư duy thiết kế của những người tôi vô tình biết đến qua cuộc tìm kiếm trên các bài báo và trên internet. Tôi tin rằng vẫn còn nhiều người hơn. Hãy giúp tôi tìm họ.

Angelika Dilschmann, Ewa Gunnarsson, Susanne Bødker, Kerstin Frenckner, Caroline Nordquist, Kerstin Severinson Eklundh từ dự án Utopia.

Constance Abernathy là một kiến trúc sư, đã gửi đến thông tin về văn phòng của Buckminster Fuller tại New York và sau đó thành lập một công ty kiến trúc tư nhân.

Ruth Asawa, người đã đoạt giải Dymaxion đầu tiên cho Nghệ sĩ/Nhà khoa học, và tham gia vào trường Đại học Black Mountain.

Harlanne Roberts học thiết kế dệt may tại Đại học Purdue, nơi cô gặp Victor Papanek, người mà cô kết hôn năm 1966. Giống như nhiều bà vợ của các nhà thiết kế và kiến trúc sư thành công, Harlanne đóng một vai trò quan trọng. Cô đã viết bài phê bình ấn bản đầu tiên của cuốn sách Design for the Real World.


Hãy đọc file PDF này nếu bạn muốn có một cái nhìn rõ ràng hơn.

Bài viết này dựa trên khóa học tư duy thiết kế được giảng dạy tại Khoa Thiết kế và Kiến trúc Nghệ thuật của Đại học Monash và sẽ không thể hoàn thành nếu không tham khảo những tài liệu dưới đây:

Cohen, Reuven. “Design Thinking: A Unified Framework For Innovation.”Forbes. March 14, 2014.

Ellett, John. “How Design Thinking Can Improve Your Marketing Plan: Lessons From IBM Design Studio.

Fulton Suri, Jane, and IDEO. Thoughtless Acts?: Observations on Intuitive Design. California: Chronicle Books LCC, 2005.

Jane Fulton Suri — Finding Inspiration Through the Power Of Observation.” YouTube. Accessed March 19, 2016. https://www.youtube.com/watch?v=-FT3qmJEvs0.

Brown, Tim, and Barry Kātz. Change by Design: How Design Thinking Transforms Organizations and Inspires Innovation. New York: Harper Business, 2009.

Buchanan, Richard. “Wicked Problems in Design Thinking.” Design Issues 8, no. 2 (1992): 5.

Cross, Nigel. “From a Design Science to a Design Discipline: Understanding Designerly Ways of Knowing and Thinking.” Design Research Now: 41–54.

Design Science.” Eight Strategies for Comprehensive Anticipatory. Accessed March 19, 2016.

De Russo, Stephanie. “A Brief History of Design Thinking: How Design Thinking Came to ‘Be’.” I think ∴ I design. 2013. Accessed March 21, 2016. https://ithinkidesign.wordpress. com/2012/06/08/a-brief-historyof-design-thinking-howdesign-thinking-came-to-be/.

De Russo, Stephanie. “A Brief History of Design Thinking: How Design Thinking Came to ‘Be’.” I think ∴ I design. 2013. Accessed March 21, 2016. https://ithinkidesign.wordpress.com/2012/01/18/a-brief-history-of-design-thinking-the-theory-p1/.

De Russo, Stephanie. “A Brief History of Design Thinking: How Design Thinking Came to ‘Be’.” I think ∴ I design. 2013. Accessed March 21, 2016. https://ithinkidesign.wordpress.com/2012/03/31/a-brief-history-of-design-thinking-the-theory-p2/.

De Russo, Stephanie. “Understanding the behaviour of design thinking in complex environments.” 2016. https://www.academia.edu/24919250/Understanding_the_behaviour_of_design_thinking_in_complex_environments.

Fuad-Luke, Alastair. The Eco-design Handbook: A Complete Sourcebook for the Home and Office. London: Thames & Hudson, 2004.

Fuad-Luke, Alastair. Design Activism: Beautiful Strangeness for a Sustainable World. London: Earthscan, 2009.

Kelley, David, and Tom Kelley. Creative Confidence: Unleashing the Creative Potential within Us All.

Kolko, Jon. Design Thinking Comes of Age.” Harvard Business Review. 2015. Accessed March 19, 2016.

Manzini, Ezio, and François Jégou. Sustainable Everyday: Scenarios of Urban Life. Milano: Ambiente, 2003. Manzini, Ezio.

Manzini, Ezio. Design, When Everybody Designs: An Introduction to Design for Social Innovation. Translated by Rachel Coad. Cambridge: MIT Press, 2015.

Mitchell, Julian. Yeezy Season: Kanye West And The Art Of Design Thinking.Forbes. November 30, 2015. Accessed March 19, 2016.

Papanek, Victor J. Design for the Real World; Human Ecology and Social Change. New York: Pantheon Books, 1972.

Rittel, Horst W. J., and Melvin M. Webber. “Dilemmas in a General Theory of Planning.” Policy Sci Policy Sciences 4, no. 2 (1973): 155–69.

Sanders, Liz. “MakeTools.” MakeTools. 2014.

Sanders, Elizabeth B., and Pieter Jan Stappers. Convivial Design Toolbox: Generative Research for the Front End of Design. Amsterdam: BIS , 2012.

Schön, Donald A. The Reflective Practitioner: How Professionals Think in Action.New York: Basic Books, 1983.

Simon, Herbert A. Sciences of the Artificial. Cambridge, MA, 1970.

Sundblad, Yngve. “UTOPIA: Participatory Design from Scandinavia to the World.” IFIP Advances in Information and Communication Technology History of Nordic Computing 3, 2011, 176–86.

Turnali, Kaan. “Empathy, Design Thinking, And An Obsession With Customer-Centric Innovation.” Forbes. January 17, 2016.

Co-Creation, Service Design, Product Design, Digital Innovation, Patient Experience, Partnerships & Training.” Thinkpublic


Tác giả: Jo Szczepanska

Người dịch: Nhan Pham

Nguồn: Medium

Cùng tác giả

#Tag

America Cooperative Design Design Science design thinking Nguồn gốc tư duy thiết kế Nhan Pham scandinavi

iDesign Must-try

Tất tần tật về nguyên lý thiết kế - Design Principle
Tất tần tật về nguyên lý thiết kế - Design Principle
Hai năm gần đây có lẽ là những năm đầy biến động khi dịch Covid-19 bùng phát và công việc của chúng ta không ngừng gián đoạn. Điều này cũng…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
/Tách Lớp/ Hip, Hip, Hurrah! - Khúc ngân vang từ xứ Skagen
/Tách Lớp/ Hip, Hip, Hurrah! - Khúc ngân vang từ xứ Skagen
“Nhắc đến Krøyer là nhắc đến những bức tranh ngập tràn ánh nắng mộng mơ và niềm vui mùa hè, những bữa tiệc của tuổi trẻ, niềm hạnh phúc và…
Empathy là gì và tại sao một sản phẩm lại cần nó đến thế?
Empathy là gì và tại sao một sản phẩm lại cần nó đến thế?
Empathy (sự đồng cảm) là gì? Hiểu nôm na, Empathy là sự đồng cảm với người khác, đặc biệt khi mình từng trải qua tình cảnh tương tự. Mình có…
10 điều bạn nên biết về nghệ sĩ KAWS
10 điều bạn nên biết về nghệ sĩ KAWS
Người nghệ sĩ đang làm điên đảo thế giới nghệ thuật
6 bức tranh lột tả chính xác nền văn hóa ‘đậm chất Mỹ’ của thế kỷ 20 từ Norman Rockwell
6 bức tranh lột tả chính xác nền văn hóa ‘đậm chất Mỹ’ của thế kỷ 20 từ Norman Rockwell
Norman Rockwell nổi tiếng với những hình ảnh lý tưởng về lịch sử Hoa Kỳ