Cuộc đời của những nhà thiết kế đồ họa lão làng
Cùng ngồi lại để lắng nghe về cuộc đời, những thăng trầm, thành tựu của những nhân vật lão làng trong lĩnh vực thiết kế đồ họa. Biết đâu bạn sẽ góp nhặt cho mình những kinh nghiệm và động lực để vững bước trên con đường thú vị nhưng đầy thử thách này.
1. Paul Rand
Nhà thiết kế đồ họa người Mỹ Paul Rand (tên thật là Peretz Rosenbaum) sinh ra tại New York năm 1914.
Giữa năm 1929 và 1934, ông học tại Pratt Institute, trường Thiết Kế Parson và Art Students League. Là người tiên phong trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, những tác phẩm ban đầu của Paul Rand bị ảnh hưởng bởi Cubism và Chủ nghĩa kiến tạo cũng như Bauhaus, ông đã áp dụng những nguyên lý học được từ các ngôi trường nghệ thuật vào lĩnh vực thiết kế đồ họa.
Từ năm 1936 đến 1941, Paul Rand đảm nhiệm vai trò giám đốc nghệ thuật của tờ tạp chí “Esquire” và “Apparel Arts“, cùng lúc đó từ năm 1938 đến 1945 ông cũng thiết kế trang bìa cho tạp chí “Direction“. Từ năm 1941 đến 1954, Paul Rand là giám đốc sáng tạo của công ty quảng cáo William H. Weintraub ở New York. Từ năm 1956, ông làm việc freelance với vai trò nhà thiết đồ họa và tư vấn viên cho Westinghouse và IBM.
Paul Rand là cha đẻ của những logo nổi tiếng cho các công ty lớn và tổ chức danh giá như Westinghouse, NeXT Computer, IBM, United Parcel Service (UPS), the American Broadcasting Company (ABC), và Yale University. Bên cạnh đó, ông còn giữ vai trò của một giáo sư thiết kế đồ họa tại Đại học Yale ở New Haven, Connecticut.
Paul Rand là tác giả của những ấn phẩm quan trọng về thiết kế như “Thoughts on Design” (1947), “Design and the Play Instinct” (1955), “A Designer’s Art” (1985), and “Design, Form and Chaos” (1993).
2. Saul Bass
Saul Bass (1920-1996) không chỉ là một nhà thiết kế đồ họa đại tài giữa thế kỉ 20 mà còn là một chuyên gia thiết kế tựa phim nổi tiếng khi hợp tác với Alfred Hitchcock, Otto Preminger and Martin Scorsese. Trước khi qua đời, ông đã tạo ra trên 50 tựa đề cho Preminger, Alfred Hitchcock, Stanley Kubrick, John Frankenheimer and Martin Scorsese. Mặc dù sau đó ông tuyên bố rằng tựa phim The Man with the Golden Arm có chút thất vọng vì trông hơi rập khuôn.
Thậm chí trước khi tung ra sản phẩm điện ảnh đầu tay, Bass đã là một nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng. Sinh ra tại quận Bronx ở New York năm 1920 và chuyển ra nước ngoài sống cùng với vợ, ông là một đứa trẻ ưa sáng tạo, lúc nào cũng vẽ vời. Bass học tại Art Students League, New York và Brooklyn College cùng với Gyorgy Kepes, một nhà thiết kế người Hungary. Kepes đã hướng dẫn Bass làm quen với phong cách Moholy’s Bauhaus và Russian Constructivism.
Sau thời gian thực tập tại tổ chức thiết kế Manhattan, Bass trở thành nhà thiết kế đồ họa freelance. Khi cảm thấy New York không có chỗ cho những ý tưởng sáng tạo, ông chuyển đến Los Angeles năm 1946. Sau khi làm việc freelance, ông đã thành lập studio riêng của mình vào năm 1950 chuyên về quảng cáo và mãi cho đến khi Preminger mời ông tham gia thiết kế poster cho bộ phim của ông năm 1954, Carmen Jones. Kết quả vô cùng ấn tượng và Preminger đã nhờ Bass thiết kế luôn tiêu đề cho bộ phim. Nhưng điều làm nên tên tuổi của ông trong lĩnh vực thiết kế tựa đề phim chính là dự án tiếp theo của Preminger, The Man with the Golden Arm.
Trong suốt một thập kỉ tiếp theo, ông đã trau chuốt kĩ năng bằng việc tạo ra những đoạn phim hoạt họa nho nhỏ cho Mike Todd, 1956 Around The World In 80 Days và tác phẩm lấy đi nước mắt người xem của Preminger – 1958 Bonjour Tristesse. Được trời phú cho khả năng sử dụng hình ảnh để thể hiện bộ phim, Bass đã vẽ lại nó theo một phong cách hiện đại hơn. Martin Scorsese đã miêu tả phương pháp này của ông là tạo ra “hình ảnh mang nét tượng trưng, dễ nhìn và gắn kết với bộ phim”.
Với sự giúp đỡ của người vợ Elaine, Bass đã tạo ra những tựa đề hoàn hảo cho những bộ phim khác, từ Walk on the Wild Side với hình tượng chú mèo đến những chiếc xe đua trong Grand Prix 1966. Sau đó ông đã trở thành đạo diễn cho một chuỗi series những đoạn phim ngắn nổi tiếng với giải Oscar cho tác phẩm Why Man Creates. Sau đó, khi không có được thành công như mong đợi, Bass trở lại với vai trò nhà thiết kế đồ họa. Những dự án của ông liên quan đến việc xây dựng thương hiệu cho United Airlines, AT&T, Minolta, Bell Telephone System và Warner Communications. Đồng thời ông cũng là người thiết kế poster cho thế vận hội Olympic Los Angeles năm 1984.
Đối với những đạo diễn phim non trẻ, Saul Bass là một bức tượng đài, một huyền thoại mà họ đều ao ước được cộng tác. Khi Saul Bass mất, Phó giám đốc tờ New York Times đã ca ngợi ông như “một nhà làm phim theo chủ nghĩa tối giản, người đã có công đổi mới lĩnh vực chuyển động hoạt họa năm 1955 và tạo ra một loại hình phim ảnh hoàn toàn mới…và nâng tầm nó thành một nghệ thuật”.
3. Bradbury Thompson
Bradbury Thompson (1911-1995) là một trong những cây đại thụ của lĩnh vực thiết kế đồ họa thế kỉ 20, đồng thời nổi tiếng với những thành tựu khi làm việc với những tổ chức thiết kế Mỹ danh tiếng như National Society of Art Directors of the Year Award (1950), AIGA Gold Medal Award (1975), Art Directors Hall of Fame (1977).
Năm 1983, ông nhận giải thưởng Frederic W. Goudy từ RIT. Trích dẫn từ một bài luận xuất bản bởi Art Directors Club nói rằng: “Làm cách nào mà ông có thể trở thành ‘nhà văn của những quyển sách với những giải thưởng danh giá, từ một nhà vật lý học đến nhà văn trong nhiều tờ tạp chí’, một nghệ nhân vẽ chữ ưu việt, nhà thiết kế của những con tem, người săn đuổi những chiếc huy chương vàng? Tất cả đều bắt đầu ở Topeka…”
Thompson sinh năm 1911 ở Topeka, sau đó học trường Washburn College và tốt nghiệp năm 1934. Sau khoảng thời gian làm việc với vai trò là nhà thiết kế tại Capper Publications, nơi ông đã góp nhặt cho mình những kiến thức về mọi mặt trong lĩnh vực sản xuất và in ấn, Thompson chuyển đến New York năm 1938. Khoảng gần 60 năm sau đó, ông cho thấy được khả năng thiên bẩm và bắt lấy tất cả những cơ hội mà ông có được. Ông làm giám đốc nghệ thuật tại xưởng in ấn Rogers-Kellogg-Stillson và sau đó là Mademoiselle magazine với vai trò tư vấn và thiết kế cho Westvaco Corporation, tạo bảng chữ cái mới và bắt đầu con đường giảng dạy tại Đại học Yale trong suốt nhiều năm.
Ông đã đạt được nhiều thành công vượt trội trong suốt sự nghiệp nhưng có ba điều nổi bật minh chứng cho khả năng linh hoạt khéo léo của ông. Với cương vị nhà thiết kế cho hơn 60 số (1939 đến 1962) của Westvaco Inspirations – một tạp chí quảng cáo, ông đã cộng tác với hàng ngàn nghệ nhân vẽ chữ, người mua máy in và cả học sinh. Ông sở hữu một khả năng kì lạ trong việc kết hợp kiểu typography hiện đại với những bộ typeface kinh điển và minh họa cổ xưa, tất cả đều đong đầy tình cảm và sự tuyệt hảo. Khi làm việc trong điều kiện khiêm tốn, ông xem bản thân mình là một giáo viên và người hướng dẫn.
4. Herb Lubalin
Trong gần 20 năm, Herb Lubalin đã tiếp thu những tinh hoa trong lĩnh vực typography ở Mỹ. Dù không nổi bật với công chúng lắm, Lubalin thật sự là một lão làng với sự tinh tế bật nhất khi giao tiếp và tương tác với con người.
Lubalin học trường Cooper Union tại New York – nơi ông gặt hái được nhiều thành tựu đến nỗi mà mọi người lấy tên ông để đặt cho một khoa: Herb Lubalin Study Center of Design and Typography.
Năm 1945, ông trở thành giám đốc nghệ thuật tại Sudler and Hennessey và thăng tiến lên vị trí phó giám đốc năm 1955. Vào năm 1964, Lubalin nghỉ việc để thành lập công ty riêng. Mục đích khi thành lập công ty là để giao tiếp rõ ràng và sáng tạo. Ông đã bác bỏ triết lý chức năng của đối tác Châu Âu và thay vào đó lựa chọn phong cách mang hơi hướng biểu cảm và có tính truyền tải hơn.
Portfolio của Lubalin liên quan đến quảng cáo, bao bì, thiết kế biên tập, bảng chỉ dẫn, thiết kế typeface và tem bưu chính. Ông cũng là thiết kế biên tập cho ‘Saturday Evening Post,’ ‘Fact,’ ‘Eros,’ and ‘Avant-Garde.’ ‘Avante-Garde’ là tác phẩm ông rất yêu thích vì nó mô tả phong trào quyền công dân, phong trào phản đối chiến tranh và văn hóa tân thời. The typeface, Avant-Garde mà ông đã thiết kế cho đầu trang tạp chí đã được thương mại hóa vào năm 1970 và sau đó trở thành một trong những bộ font chữ nổi tiếng nhất được mọi người sử dụng.
5. George Tscherny
George Tscherny sinh năm 1924 tại Budapest. Những tác phẩm của ông đa dạng từ việc thiết kế tem kỉ niệm cho U.S. Postal Service đến poster cho những chương trình của các tổ chức W. R. Grace & Company và Texas Gulf, Inc.
Ông bắt đầu sự nghiệp của mình vào năm 1950 với vai trò nhà thiết kế bao bì cho Donald Deskey & Associates. Sau đó ông gia nhập George Nelson & Associates và trở thành trưởng phòng thiết kế đồ họa. Năm 1955, ông mở văn phòng riêng và không lâu sau đó được bổ nhiệm thành chuyên viên tư vấn cho Ford Foundation với vai trò thiết kế cho hầu hết những đơn vị xuất bản.
Những tác phẩm của ông được trưng bày trong bộ sưu tập của Museum of Modern Art, New York; Cooper-Hewitt National Design Museum, New York; and Kunstgewerbemuseum, Zurich. Năm 1992, bảo tàng nghệ thuật tạo hình ở New York đã vinh danh ông với một buổi triển lãm hồi tưởng.
Tác giả: Mauro
Người dịch: Đáo
Nguồn: The History of Graphic Design