Gặp gỡ họa sĩ minh họa cho quyển America’s National Parks

Là một người đam mê du lịch và có niềm hứng thú với Công viên Quốc gia Hoa Kỳ, Mike Lowery đã bắt lấy cơ hội vẽ minh họa cho chủ đề mang tên America’s National Parks (Các công viên Quốc gia Mỹ) của Lonely Planet Kids.

Vị họa sĩ chia sẻ về cách anh ấy đưa ra các thiết kế cho cuốn sách, hành trình trở thành một họa sĩ minh họa chuyên nghiệp và những thách thức khi thực hiện một dự án đã truyền cảm hứng để anh trở thành người ưa khám phá như thế nào.

Mike phác thảo ở nơi làm việc của anh
(một trong số những quán cafe anh hay lui tới) © Mike Lowery

Anh hãy chia sẻ một chút về yêu cầu của dự án ‘American’s National Parks’ nhé!

Khi nhận được lời mời hợp tác từ Lonely Planet cho một dự án cho trẻ em có chủ đề American’s National Parks, tôi đã đồng ý ngay lập tức. Là kẻ ham mê du lịch, tôi đã là một người hâm mộ cuồng nhiệt của Lonely Planet trong nhiều năm. Tôi luôn mang theo vài số báo kể từ chuyến đi nước ngoài đầu tiên đến Nhật Bản vào những năm 20 tuổi. Bây giờ vợ chồng tôi có hai con nhỏ và chúng tôi đang cố gắng thu xếp một kỳ nghỉ ở Mỹ tập trung vào việc đến thăm Công viên Quốc gia. Vì vậy, chẳng có dự án nào phù hợp với tôi hơn thế!

Cách dự án được thực hiện với tôi khá đơn giản: tôi được yêu cầu vẽ hoạt họa trên tất cả các trang thiết kế mà Giám đốc nghệ thuật đã sắp xếp, theo đúng nghĩa đen.

Anh bắt tay vào dự án này như thế nào?

Tôi bắt đầu bằng việc đọc qua bản thảo để tìm hứng khởi. Việc này mang lại cảm giác vui tươi, cho phép tôi “vui chơi” một tí với các minh họa của mình. Tác phẩm cũng sẽ có rất nhiều hình ảnh của động vật, di tích và các đặc điểm tự nhiên được tìm thấy trong mỗi nơi ở công viên.

Trước khi thực hiện bất kỳ bản phác thảo nào, tôi thường xem lại vài bức kí họa ở vài Công viên Quốc gia mà tôi từng ghé thăm. Bằng cách này tôi có thể nhớ một số khía cạnh thật sự nổi bật với tôi khi ở đó. Tôi vẽ lại nhật kí hình ảnh mỗi ngày trong một quyển phác thảo để theo dõi các chuyến đi mình có. Tôi cũng thường lưu lại những thứ mình thích từ các chuyến đi, ví dụ như các món ăn, cảnh vật kỳ lạ; chúng thật sự có ích cho việc nghiên cứu.

Sau đó tôi tập hợp một danh sách nhiều thứ từ các công viên, chẳng hạn như động vật và thực vật, trước khi in ra các trang đã được trình bày và bắt đầu phác thảo sơ bộ về chúng. Sau khi bản nháp được chấp thuận, tôi chuyển sang minh họa chỉn chu cho bước cuối.

Đã có thử thách nào trong quá trình ấy không?

Tôi thực hiện minh họa cho cuốn sách này khá chậm bởi tôi cứ bị cuốn theo các bài viết nói về công viên. Thật khó để ngồi trong một studio và vẽ khi bạn đang bị thu hút bởi những bức ảnh ngoài trời tuyệt vời. Trên thực tế, khi đang thực hiện cuốn sách, tôi đã bay ra Công viên Quốc gia Mt Rainier và bắt đầu lên kế hoạch cho chuyến đi đến Công viên Quốc gia Yellowstone vào năm 2019!

Một món đồ không thể thiếu ở nơi làm việc của bạn?

Vợ tôi (cũng là một họa sĩ minh họa) và tôi cùng chia sẻ không gian studio, vậy nên câu trả lời không gì khác, đó chính là cô vợ của tôi. Nhưng, câu trả lời ít ngọt ngào hơn có lẽ là chiếc máy tính – một công cụ vô cùng quan trọng trong quá trình làm việc và có thể tôi đã không thấy được email ngỏ lời hợp tác nếu thiếu nó. Họa cụ không thể thiếu trong studio của tôi là bút chì bấm.

Làm cách nào mà bạn bắt đầu dấn thân vào việc minh họa sách?

Tôi học Thiết kế đồ họa và Mỹ thuật. Vào đầu những năm 20 tuổi, tôi bắt đầu gửi tác phẩm của mình cho các nhà xuất bản khác nhau và cuối cùng một trong số họ (Penguin/Putnam) đã gửi email hỏi tôi có muốn minh họa một cuốn sách về cậu bé bánh gừng không và tôi đã làm việc với các NXB từ khi ấy.

Sau khi minh họa bản thảo của người khác một thời gian dài, tôi bắt đầu viết và minh họa những cuốn sách của riêng mình. Năm ngoái, bộ sưu tập các bản vẽ của tôi về những sự thật kỳ lạ mang tên Random Illustrated Facts đã lên kệ, và quyển sách phát hành mới nhất của tôi là Slightly Jet Lagged: The Travel Sketchbooks of Mike Lowery.

Image result for Random Illustrated Facts
Random Illustrated Facts – viết và minh họa bởi Mike Lowery

Bạn thường làm việc ở đâu?

Tôi thường làm việc trong một quán cà phê gần Decatur ở Atlanta, Hoa Kỳ. Có ba quán mà tôi xoay vòng làm việc để người khác không cảm thấy khó chịu khi tôi ngồi trong đó mãi. Tôi cũng có một studio trong nhà để làm việc. Khi không ở Mỹ, tôi thường làm việc ở Völksen, một thị trấn nhỏ ở Đức nơi vợ tôi sinh sống. Cha cô ấy sống trong một trang trại cũ và chúng tôi có một căn phòng được bày biện trên lầu, nơi cả hai có thể vẽ và tôi đã tạo ra rất nhiều cuốn sách khi ở tại ngôi nhà ấy.

bản phác thảo đầu tiên cho ‘Bats of Carlsbad Caverns’
Minh họa cuối cho Công viên Quốc gia Carlsbad Caverns, New Mexico, Mỹ
Minh họa trên nền của Mike cho Công viên quốc gia Acadia, Maine, USA

Phác thảo hàng ngày của Mike khi anh đến thăm Công viên Quốc gia trong chuyến đi từ Nevada qua Utah
Phần minh họa bìa trước cho America’s National Parks

Bản phác thảo của Mike về Völksen ở Đức, nơi ông đã kí họa phần lớn cho chủ đề America’s National Parks

Bạn cũng có thể theo dõi các bức tranh vẽ hằng ngày của Mike tại @mikelowerystudio.



Nguồn: lonelyplanet

Cùng tác giả

#Tag

giới thiệu họa sĩ họa sĩ minh họa minh họa sách sketch

iDesign Must-try

Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Mark Janssen là một họa sĩ minh họa xuất thân tại học tại Học viện Nghệ thuật ở Maastricht, Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp năm 1997, ông vẽ minh…
Họa sĩ Jianan Liu: ‘Tôi không muốn ở trong vùng an toàn quá lâu’
Họa sĩ Jianan Liu: ‘Tôi không muốn ở trong vùng an toàn quá lâu’
Từng là một nhà thiết kế giao diện cho công ty IT, Jianan Liu đã bị thế giới nghệ thuật thu hút và quyết định trở thành họa sĩ minh…
Nghệ thuật kể chuyện không lời trong thế giới minh họa của Vincent Mahé
Nghệ thuật kể chuyện không lời trong thế giới minh họa của Vincent Mahé
Là một người hâm mộ Edward Hopper nhiệt thành, Vincent thích vẽ “những người cô đơn ở các thành phố lớn”. Cùng với bảng màu và chi tiết được tiết…
Lena Andersson - Hoạ sĩ của trẻ thơ
Lena Andersson - Hoạ sĩ của trẻ thơ
Những nhân vật do hoạ sĩ Lena Andersson tạo ra đã trở thành ngôi sao trong thế giới trẻ em cùng với các bức tranh nhẹ nhàng, phản ánh tình…
Heta-uma - Khi những bức tranh xấu mà lại đẹp
Heta-uma - Khi những bức tranh xấu mà lại đẹp
Vì sao heta-uma lại có nghĩa là 'xấu mà đẹp'? Phong cách thẩm mỹ này nhằm ám chỉ điều gì?
Khi nghệ sĩ thị giác trổ tài minh họa sách văn học
Khi nghệ sĩ thị giác trổ tài minh họa sách văn học
Nhiều nghệ sĩ thị giác đã lấn sân sang lĩnh vực xuất bản bằng cách vẽ trang bìa hoặc minh họa ý tưởng cho các tác phẩm văn chương kinh…