6 công trình đáng kinh ngạc trên trái đất được xây dựng bởi những sinh vật tự nhiên

Trong tập mới nhất One Strange Rock của series Naional Geographic, những tuyệt tác tự nhiên trên khắp địa cầu đều nhờ vào sự tương tác 2 chiều. Từ khi sự sống bắt đầu hàng triệu năm về trước, các sinh vật đã lao động không ngừng nghỉ để biến đổi trái đất xinh đẹp như ngày hôm nay.

Hơn hai ngàn thiên niên kỷ về trước, các vi sinh vật khai thác năng lượng mặt trời thông qua quá trình quang hợp, sản sinh oxy tự do. Sự kiện này gọi là thảm họa Oxy. Cuộc cách mạng hóa học tạo ra khí quyển trái đất và ghi dấu lịch sử lên những hòn đá lâu đời nhất trái đất. Hơn thế, mỗi mảnh đá vôi và đá phấn bạn thường thấy đều là sản phẩm tổng hợp từ các mảnh vụn còn sót lại từ đại dương như một nhúm san hô, vỏ sò, và xương cốt li ti của các sinh vật đơn bào.

Chưa dừng lại ở đó, các chiến tích từ tự nhiên có mặt ở khắp nơi, trải dài từ đất liền đến đại dương, rồi vào sâu trong lòng đất. Dưới đây là một vài công trình kỳ diệu nhất mà những sinh vật bạn không ngờ đến đã đổ công xây nên.

1. Bãi biển cát trắng

Cát trắng chính là sản phẩm xây dựng từ tự nhiên, lạ thay lại từ một loại cá.
Ảnh: Wikipedia

Chỉ mỗi rạn san hô thôi cũng là những sinh vật sống phi thường. Hàng tỷ con thủy tức xây nên dàn khoáng chất canxit đồ sộ. Quá trình tiếp tục lăn bánh khi những con trai, hải miên (còn gọi là bọt biển), cầu gai (còn gọi là nhím biển) và các loài cá gặm nhấm san hô. Kết quả là xác san hô dần tạo cát, xây đảo. Từ đó, các hòn đảo ra đời. Cá vẹt chính là thợ xây đắc lực trong công trình kiến tạo này. Nói chính xác hơn là nhờ vào “chất thải tế nhị” của chúng – phân.

Những viên phân có màu trắng và dễ nát ra thành hạt cát li ti, sau đó được sóng biển đưa đến các vịnh, bồi đắp thành bãi cát trắng.
Ảnh: Kênh 14

Trong bài nghiên cứu năm 2015 đăng trên trang Geology, nhà địa chất học Chris Perry tại trường đại học Exerter tiết lộ mỗi năm tại đảo Vakkaru, Maldives được bồi đắp 1,5 triệu kg lớp cát phủ trắng mịn mới. Khoảng 80% hạt cát li ti được sản xuất trực tiếp bởi phân cá vẹt sau khi chúng nhai món san hô.

Trong tập phim “One Strange Rock”, sau chuyến lặn vòng quanh Vakkaru và những hòn đảo khác, giáo sư Perry chia sẻ: “Bạn có thể nghe thấy tiếng nhai ken két lạ thường của cá vẹt. Âm thanh này sẽ mang lại cho bạn cảm nhận ý nghĩa cuộc sống tại bãi san hô.

Video này sẽ giúp bạn giải mã quá trình “tạo cát”, xây đảo của cá vẹt.

2. Thảm khoáng sản cổ xưa

Vi khuẩn lam chính là thợ xây thực thụ kể từ khi bắt đầu có sự sống. Chuyện là một trong những hóa thạch lâu đời nhất trên trái đất được hình thành từ cấu trúc đá stromatolite (cấu trúc đá trầm tích cổ dạng đỉnh tròn hay hình trụ được hình thành tầng tầng lớp lớp ở những vùng nước nông qua quá trình biến đổi địa chất lâu dài). Lớp vỏ ngoài của đá được đắp bởi vi khuẩn lam thuộc họ vi khuẩn quang hợp trong thủy quyển. Trong quá trình loại vi khuẩn này tạo đường từ ánh mặt trời và khí CO2 trong nước, canxit (một dạng khoáng vật) được hình thành. Từ đó, canxit tiếp tục tạo các măng đá và thạch nhũ trong nhiều hang động.

Đây là hình ảnh bề mặt cổ rất hiếm gặp của đá stromatolite hình nón ở tầng nông của dải đá ngầm.
Ảnh: Abigail Allwood

Khi canxit và những trầm tích nhỏ khác (trầm tích là chất cặn nhỏ trong nước lơ lửng tụ lại với nhau) trôi qua các vi khuẩn, chúng bị dính chặt vào lớp ngoài nhầy nhụa của vi khuẩn. Qua thời gian, lớp đá mịn được hình thành. Các vi khuẩn lam tiếp tục sinh sôi trên chỏm đá và bắt đầu vòng xoay mới. Sau mười thế kỷ, quá trình phát triển của đá tương tự như của nấm cục và tính đầm của bê tông.

Theo bài nghiên cứu vào năm 2016 của scientific Report, đá Stomatolit chiếm ⅘ tổng số hóa thạch trên trái đất. Một vài đá Stomatolit lão làng nhất được tìm thấy có tuổi thọ 3,48 đến 3.7 triệu năm. Tuy nhiên, không chỉ đá stromatolit mới là cổ vật. Hiện nay, Vịnh Cá Mập ở Tây Úc vẫn còn tồn tại một mỏ khoáng với 8 loại đá khác nhau.

Đá trầm tích Stromatolite tại Vịnh Cá Mập, nằm ở phía Tây nước Úc được coi là các quần thể sinh học tồn tại lâu đời nhất trên thế giới.
Nguồn: Kho ảnh của My Orbiter

3. Nhà thờ đất

Phiên bản gò mối của vương cung thánh đường Sagrada Familia do giáo sư Richard Dawkins chụp lại.
Ảnh: Twitter

Con người xuất sắc dựng những ngôi nhà cao trọc trời bao nhiêu thì loài mối bé nhỏ cũng làm được điều tương tự ấy bấy nhiêu. Những chú bọ tí nị có thể vun đắp các ụ đất hoang cao hơn 2m phía trên tổ chính của chúng nằm dưới lòng đất. Tòa tháp mang chức năng điều hoà không khí tự nhiên, giữ vi khí hậu (một vùng khí quyển địa phương có khí hậu khác biệt với xung quanh) luôn trong khu vực thức ăn của mối – nấm.

Vòng tuần hoàn sống và cuộc đời lao động của loài mối.

Một nghiên cứu vào năm 2015 đã phát hiện những ụ đất tận dụng sự thay đổi khí hậu giữa ngày và đêm để điều hòa khi hậu bên trong. Ban ngày, nhiệt độ tại những cột trụ ngoài tăng cao hơn so với các ống khói trung tâm. Khi không khí của cột trụ ngoài ấm lại thì không khí ở những ống khói cũng lắng xuống.

Ban đêm, hệ thống “máy điều hòa” này bị đảo ngược. Các cột trụ ngoài tăng độ lạnh lên, thì ống khói sẽ ấm lên. Vòng tuần hoàn này đẩy mạnh các khí CO2 ra khỏi tổ mối, giữ bên trong luôn thoải mái và thông thoáng.

4. Đập nước tự nhiên

Hải ly nổi tiếng trứ danh về tài xây đập nước bằng gỗ, giúp bảo vệ tổ ấm của chúng. Ngoài tác dụng che chắn hải ly khỏi móng vuốt thú ăn thịt, các kiệt tác kiến trúc này có thể cải biến môi trường. Trước cuộc di cư từ Châu Âu đến Bắc Mỹ, người ta ước chừng có tới hàng triệu đập nước trải khắp lục địa ngăn chặn hàng trăm triệu mét khối cặn bẩn.

“Thợ xây” hải ly đang dựng đập nước.
Ảnh: Pinterest

Hải ly được xem là đội quân sinh thái đắc lực, nhưng điều tệ hại là đội quân này đang bị giảm mạnh về dân số. Vài con hải ly dũng cảm đã di cư về phía Bắc, đến lãnh nguyên Bắc Cực, cố gắng thay đổi môi trường sống. Không ai là không biết kỳ công lớn nhất được tìm thấy của chúng đóng chiếm đến nửa dặm tại công viên quốc gia Wood Buffalo, Canada.

Chỉ xếp sau con người, “kỹ sư xây dựng” hải ly có tác động tích cực mạnh mẽ đối với môi trường sinh thái từ Châu Âu đến Bắc Cực. 

Jean Thie – chuyên gia nghiên cứu hình ảnh từ vệ tinh đã phát hiện đập nước trong năm 2017 khi đang phân tích hình ảnh qua phần mềm Google Earth. Nhân viên chăm sóc công viên đã lần theo báo cáo quan sát của ông Thie và xác nhận thông tin đập nước được phát hiện không những khổng lồ mà còn lâu đời đến nỗi các thực vật cũng đã bén rẽ tại đây.

Năm 2014, nhà thám hiểm Rob Mark trở thành người đầu tiên biết đến thực hiện cuộc hành trình khám phá khu vực đập nước rộng lớn. Mark vất vả lội bộ qua 124m rừng hoang dã khắc nghiệt để đến nơi. Sau chuyến hành trình, anh hào hứng chia sẻ với báo Edmonton Sun: “Đập nước ấy thực sự rất lớn. Tôi cảm thấy hứng thú khi biết chính loài hải ly lại là thợ xây của tuyệt tác kiến trúc này.”

5. Hang cổ sinh khổng lồ 

Tại Argentina và Brazil, nhiều đường hầm rộng tận 13 feet và kéo dài hơn 130 feet bắt chéo nhau trong lòng đất. Nhưng đây không phải là kiến trúc hang động thông thường, mà là hang cổ sinh do các sinh vật tồn tại từ thời cổ đại xây dựng lên.

Các nhà nghiên cứu đã khám phá tận 310 hang cổ sinh khổng lồ. Một vài hang khá rộng rãi và khả dụng. Vào năm 1992, nhà nghiên cứu Carlos Adrián Quintana mô tả một hang cổ sinh dài 75 feet với chiều rộng 3 feet và chiều cao 2.5 feet được phát hiện tại Mar de Plata, Argentina.

Loài lười đất khổng lồ chính là tác giả của kiến trúc hang cổ sinh lớn nhất vì dòng họ đã tuyệt chủng của loài lười này có cân nặng lên đến hơn 1,700kg và loài tatu khổng lồ bị cho là tuyệt chủng có thể đào nhiều hang nhỏ hơn.

6. Rạn san hô lớn nhất thế giới

Rạn san hô lớn nhất thế giới Great Barrier bao phủ bờ biển Đông Bắc Úc, hiện đang bị phá hủy do biến đổi khí hậu.  

Rạn san hô Great Barrier chính là tuyệt tác của thiên nhiên và thường được mệnh danh là sinh vật sống lớn nhất hành tinh. Tuyệt tác bởi 3,863 san hô hợp thành, dài 1,400 chạy dọc bờ biển Úc theo hướng Đông Bắc. Thảm san hô này chính là ngôi nhà cho khoảng 9,000 loài sinh vật biển, trong đó có hơn 1,600 loài cá, 6 loài rùa biển, 30 loài động vật biển có vú và 14 loài rắn biển.

Mặc dù có kích thước choáng ngợp, song rạn san hô này có tuổi đời trẻ đến kinh ngạc. Theo đánh giá của viện hàn lâm khoa học, rạn san hô chỉ mới hình thành cách đây 6,000 – 9,000 năm trước, sau cuộc băng tan đặt dấu chấm cho kỷ băng hà, khiến mực nước biển dâng lên.

Tuy nhiên, ngày nay, rạn san hô đang phải đối mặt với mối đe dọa chưa từng xảy ra. Con người trên toàn cầu đang làm biến đổi khí hậu trái đất. Hậu quả ban đầu chỉ là ứng suất nhiệt ảnh hưởng một phần nhỏ thảm san hô và giờ đây phá hủy nhiều mảng lớn san hô. Thêm vào đó, các nhà khoa học đã thông báo rằng sóng nhiệt 2016 đã giết chết khoảng ⅓ rạn san hô và tổn thất ấy sẽ không bao giờ bù đắp được. Chưa dứt ở đó, đợt sóng nhiệt 2017 lại giáng thêm một đòn đau vào tuyệt tác đại dương này. Ước chừng trong khoảng 3 năm sắp tới đây, có thể một nửa rạn san hô sẽ biến mất.

Nguồn: National Geographic
Người dịch: Jane

Cùng tác giả

#Tag

Cá vẹt canada công viên quốc gia Wood Buffalo Gò mối Hải ly Hang cổ sinh Máy điều hòa Rạn san hô Great Barrier Đập nước

iDesign Must-try

Minh họa về trạng thái nhận thức tâm trí được quan sát từ bên ngoài của Ty Dale
Minh họa về trạng thái nhận thức tâm trí được quan sát từ bên ngoài của Ty Dale
Bộ tranh vẽ về các trạng thái nhận thức khác thực hiện bởi nghệ sĩ minh hoạ sống tại Canada Ty Dale. Các trạng thái nhận thức bị thay đổi,…
Chất điện ảnh của thành phố Montreal trong những bức ảnh của Victor Cambet
Chất điện ảnh của thành phố Montreal trong những bức ảnh của Victor Cambet
Hãy cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh chụp đường phố đầy chất điện ảnh của Victor Cambet, một nhà thiết kế đồ hoạ tự do kiêm nhiếp ảnh gia tuyệt…
Bách khoa thư đầu tiên từ TK 19 về một trong các hệ sinh thái sống động và mong manh nhất Trái Đất
Bách khoa thư đầu tiên từ TK 19 về một trong các hệ sinh thái sống động và mong manh nhất Trái Đất
Một bài thánh ca giao hưởng cho hành tinh kỳ diệu dưới nước của chúng ta. Nhà sinh vật học và tác giả người Anh William Saville-Kent (10/7/1845 – 11/10/1908)…
Những bức ảnh “tầm thường” đến kinh ngạc của Gab Bois
Những bức ảnh “tầm thường” đến kinh ngạc của Gab Bois
Nhiếp ảnh gia Gab Bois vô cùng sáng tạo khi khiến chúng ta phải “ồ” lên kinh ngạc vì những bức ảnh dí dỏm đầy thông minh của cô. Bảng…
Bộ nhận diện sắc màu dành cho hội nghị ở Canada của SingularityU
Bộ nhận diện sắc màu dành cho hội nghị ở Canada của SingularityU
Puncture Design, một studio sáng tạo đến từ Toronto, Canada đã tạo ra bộ nhận diện thương hiệu cho hội nghị Canada của SingularityU vào năm 2017. Với khẩu hiệu…
Studio thiết kế Objects & Ideas: “Sản phẩm tuyệt vời nhất khi có linh hồn và vóc dáng”
Studio thiết kế Objects & Ideas: “Sản phẩm tuyệt vời nhất khi có linh hồn và vóc dáng”
Nhóm thiết kế hiện đang sống tại Toronto Objects & Ideas, được thành lập vào năm 2015, làm việc trong khuôn khổ ý-tưởng-gặp-gỡ-công-năng, và họ nói về những tác phẩm…