Vấn đề của nhựa “xanh”: Chất dẻo sinh học và chất dẻo tự hủy sinh học thực chất là gì? (Phần 2)

Chất dẻo chính là chất liệu đa dụng nhất trên thế giới có thể tạo ra mọi thứ, nhưng cũng là lỗ đen của trái đất. Chất dẻo biến hóa khôn lường từ xe hơi đến bao bì thực phẩm, từ máy bay đến bút máy. Chất dẻo là hóa chất tổng hợp (được làm thủ công), nhưng không thể trở thành một phần trái đất vì chẳng thể hòa hợp với thiên nhiên. Trong phần 1, chúng ta đã tìm hiểu chất dẻo sinh học là gì. Phần 2 sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chất dẻo tự huỷ sinh học. 

2. Chất dẻo tự hủy sinh học

5
Chất dẻo tự hủy sinh học khác gì với chất dẻo sinh học ? Ảnh: Law Print Pack  

Nếu bạn có thói quen đọc các thành phần sản phẩm trên túi nhựa ở các siêu thị, ít nhiều bạn cũng sẽ chú ý đến các thành phần thân thiện với môi trường xuất hiện trong nhiều năm qua. Hiện nay, các cửa hàng sử dụng các túi nhựa có tên như túi nhựa photodegradable (có thể phân hủy quang học), túi nhựa oxydegradable (thường được gọi là phân hủy oxy, PAC, phụ gia chống oxy hóa, chất dẻo) hoặc túi nhựa tự hủy sinh học (Trên thực tế, thường là cùng một chất nhưng dưới nhiều tên khác nhau). Các chất dẻo tự hủy sinh học chứa các chất phụ gia. Các thành phần này đẩy nhanh quá trình phân hủy trong môi trường có ánh sáng và oxy (cả nhiệt độ và độ ẩm). Không giống chất dẻo sinh học, các chất dẻo tự hủy sinh học được làm từ các chất hóa dầu thông thường và không phải lúc nào cũng thải ra các hóa chất độc hại, chỉ thỉnh thoảng chúng để lại tàn dư độc hại và nhìn chung thì không thích hợp để áp dụng phương pháp phân ủ.        

Túi tự hủy sinh học nghe có vẻ là giải pháp an toàn, nhưng cũng không phải là không phát sinh vấn đề. Điển hình là vào năm 2014 một số thành viên Nghị Viện Châu Âu cố gắng thông qua lệnh cấm hoàn toàn chất dẻo phân hủy oxy tại Châu Âu cùng với nỗi quan ngại ngày càng nghiêm trọng liên quan đến lợi ích môi trường. Mặc dù đề xuất trên bị bác bỏ, nhưng cũng từ đó các bài nghiên cứu về chất dẻo phân hủy oxy nổ ra, khẳng định chắc nịch rằng nhựa phân hủy oxy không thể hoàn toàn biến mất chỉ qua phương pháp tự phân hủy hoặc qua phân hủy yếm khí và chúng hiếm khi được phân hủy tại các bãi rác. Tại đại dương, dòng nước thường quá lạnh nên loại chất dẻo này không tự tan biến. Vì vậy chúng cứ mãi trôi nổi trên mặt biển (cũng giống những dạng nhựa thông thường) hoặc nếu chúng phân hủy, những mảng nhựa li ti tự phân rã cũng sẽ gây hại đến đời sống đại dương.

3. Chất dẻo tái chế

Một giải pháp đơn giản gọn ghẽ đối với chất thải nhựa dùng một lần là tái chế chúng (như các chai đựng sữa đã qua sử dụng) thành một vật liệu mới. Thay vì sử dụng gỗ, nhựa sinh thái có thể được đưa vào làm nội thất sân vườn và hàng rào. Các nhà sản xuất giới thiệu các sản phẩm nội thất làm từ polythylene cao phân tử này chẳng những bền mà còn gắn với giá thành rẻ và có vẻ ngoài bắt mắt.

4
Chiếc ghế dài công cộng làm từ chất liệu giả gỗ nhìn cực giống với “hàng thật” cho đến khi chúng ta săm soi kỹ càng. Bạn sẽ phát hiện “gỗ” này thực chất là nhựa tái chế. Người xem bị thuyết phục bởi kết cấu bề mặt, nhưng chiếc ghế bị lộ tẩy bởi những ván gỗ không tì hằn những đường giống với mạch gỗ thông thường. Ảnh: Explain That Stuff

Nhưng nhựa tái chế nảy sinh 2 vấn đề. Thứ nhất, rác thải nhựa được tái chế thường không sử dụng như mục đích ban đầu, mà sẽ trải qua vòng đời mới. Giả dụ, chai nhựa cũ được tái chế lại sẽ không thể biến lại thành chai nhựa mới, mà thành các sản phẩm kém giá trị hơn như những chiếc ghế nhựa hay dãy hàng rào. Thứ hai, chúng ta không thể đinh ninh rác thải tái chế sẽ tốt hơn cho môi trường nếu chúng ta không hề chắc chắn về mức năng lượng và nước thực đã tiết kiệm, mức giảm thực của khí CO2 hoặc những lợi ích thực cho môi trường khi tái chế rác nhựa. Giảm chất thải nhựa tại các bãi rác và “tái sinh” chúng với chức năng mới nghe có vẻ hữu ích. Nhưng nếu như giải pháp này tốn một lượng lớn năng lượng để gom lượm và tái chế chất thải nhựa hơn hẳn việc sản xuất các sản phẩm nhựa mới thì sao ?

CHẤT DẺO SINH HỌC: LỢI HAY HẠI?

Có phải bất cứ điều gì giúp chúng ta giải quyết vấn đề rác thải nhựa đều tốt? Không may là các vấn đề về môi trường chẳng bao giờ dễ dàng. Những giải pháp đơn giản giúp làm “xanh” địa cầu đôi lúc cũng có mặt hạn chế và có thể gây hại trên phương diện khác. Điều quan trọng là chúng ta nên nhìn nhận vấn đề một cách khái quát để xác định được liệu những thứ có vẻ thân thiện với môi trường thật sự mang nhiều mặt lợi hơn hại ?

6
Nếu nghiên cứu sâu hơn, liệu những chất dẻo “xanh” này có còn là “tiên dược” cho môi trường? Ảnh: Eco Friend  

Chất dẻo sinh học và tự hủy sinh học vẫn mãi là đề tài gây tranh cãi trong suốt một thời gian dài. Những nhà sản xuất luôn đề bạt chúng như một giải pháp nhanh-gọn-lẹ giúp ngăn chặn vấn nạn về rác thải nhựa vụt đi quá xa. Có thể lấy thí dụ, nhựa sinh học được quảng cáo giảm 30 – 80% ô nhiễm khí thải nhà kính so với túi nhựa thông thường và các túi nhựa sinh học có thể kéo dài hạn sử dụng thực phẩm tại các cửa hiệu. Nhưng dưới đây là một số mặt tiêu cực khi sử dụng sản phẩm từ chất dẻo sinh học và tự hủy sinh học

  • Trong quá trình phân hủy của một vài rác nhựa sinh học sẽ sinh ra khí metan. Khí này là khí nhà kính cực mạnh góp phần gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.  
  • Chất dẻo sinh học và tự hủy sinh học không phải lúc nào cũng nhanh chóng biến mất. Một số loại chất dẻo phải tiếp xúc trực tiếp dưới tia cực tím hoặc dưới nhiệt độ cao tương đương và trong một số trường hợp, phải sau nhiều năm chúng mới có thể tự phân hủy.
  • Nhựa sinh học được sản xuất từ các thực vật bao gồm hạt ngũ cốc và ngô. Do đó, đất đang dần được sử dụng để “trồng nhựa”, thay vì phục vụ nhu cầu thực phẩm. Đến năm 2014, ¼ sản lượng ngũ cốc tại Hoa Kỳ đã được lên kế hoạch đẩy vào mảng nhiên liệu sinh học và sản xuất chất dẻo sinh học. Tình trạng lạm dụng đất nông nghiệp cho ngành sản xuất này có thể kéo giá thực phẩm tăng mạnh và điều này gây thiệt hại nặng nề nhất cho người nghèo.
  • Nông nghiệp nhựa gây ra những ảnh hưởng môi trường vẫn thường hay gặp phải do thâm canh như ô nhiễm khí nhà kính từ xăng dầu dùng để hoạt động máy móc nông nghiệp và ô nhiễm nước vì chất thải phân bón dùng để tăng sản lượng công nghiệp trên đất trồng lẫn vào nước sạch. Nhưng trong một số trường hợp, những tác động gián tiếp từ việc “ trồng” chất dẻo sinh học càng tệ hại hơn nếu ngay từ đầu chúng ta sản xuất chất dẻo mà cần dùng đến xăng dầu.
  • Một vài dạng chất dẻo sinh học như PLA được làm từ hạt ngũ cốc biến đổi gen. Nhiều nhà môi trường học cân nhắc cây trồng biến đổi gen vốn có hại cho môi trường, mặc dù những người khác lại không đồng quan điểm với điều này.
  • Tái chế chất dẻo sinh học và tự hủy sinh học không đơn giản. Đối với hầu hết mọi người, PLA cũng giống như PET (Polyethylene Terephthalate – Nhựa nhiệt dẻo), nhưng nếu cả hai chất này trộn lẫn với nhau trong cùng một thùng rác, hỗn hợp này hoàn toàn không thể tự phân hủy. Nhiều người đang lo sợ rằng người tiêu dùng đang ngày càng lạm dụng chất dẻo PLA mà quên đi mục đích tái chế rác thải ban đầu khi sản xuất PLA.
  • Nhiều người hoàn toàn tin rằng những từ “chất dẻo sinh học”,”tự hủy sinh học” và “tự phân rã” đều đồng nghĩa với nhau. Nhưng trên thực tế, chất dẻo tự hủy sinh học (nhiều loại có thể mất nhiều thế kỷ hoặc thập kỷ để phân hủy) và các chất liệu tự phân hủy (một số hoàn toàn không biến đổi dù nằm tại bãi rác trong nhiều tháng ) có một điểm khác nhau khá rõ rệt. Và như các bạn đã thấy ở những phần trên về chất dẻo sinh học, chất dẻo sinh học được miêu tả hoàn toàn khác với 2 loại kia. Nhầm lẫn giữa các thuật ngữ ảnh hưởng xấu đến nhận thức cộng đồng. Điều này có thể khiến người tiêu dùng khó nắm bắt vấn đề hơn và khó có những lựa chọn thông minh khi mua hàng.   

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM RÁC NHỰA? 

Tại sao cuộc sống cứ mãi khó khăn như vậy? Nếu bạn yêu thích công việc giúp đỡ trái đất, mớ bòng bong như những mối họa “ngầm” của các loại chất dẻo có thể làm chúng ta phát bực. Nhưng đừng để những điều ấy khiến chúng ta nản lòng. Những người vận động bảo vệ môi trường cũng từng nêu ra rất nhiều cách đơn giản để giải quyết vấn đề rác nhựa mà chúng ta cần lưu ý để có thể xoay chuyển cục diện. Thay vì chỉ đơn giản tái chế các rác nhựa, hãy luôn nhớ khẩu hiệu “Tiết giảm, sửa chữa, tận dụng, và tái chế.” Mặc dù việc tái chế chỉ tốt hơn một chút so với việc thẳng tay vứt chúng. Lúc đầu, chúng ta vẫn phải sử dụng năng lượng và nước để tái chế nhựa, nhưng các chất thải nguy hại có thể sản sinh từ các sản phẩm cần tái chế. Vì vậy, giảm nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm làm từ chất dẻo ngày từ đầu vẫn tốt hơn nhiều việc phải xử lý chúng sau này.

Tái chế hiệu quả chỉ khi việc đó tiết kiệm ngân sách. Chúng ta có thể giúp hình thành một thị trường cho các sản phẩm tái chế bằng cách chủ động chọn các sản phẩm thay thế này. 57% của Bút chì Bic EVolution là từ nhựa tái chế. Đây là hỗn hợp chất thải trước khi đến tay người tiêu dùng (chất thải từ ngành công nghiệp khác) và chất thải sau khi sản phẩm qua sử dụng ( Các rác thải tái chế từ công sở và hộ gia đình)

Chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt tích cực qua hành động chủ động cắt giảm sử dụng sản phẩm từ nhựa. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Tận dụng túi vải và luôn đem theo bên mình khi đi mua hàng.
  • Mua trái cây và rau củ được sắp riêng, nhờ đó tiết kiệm túi nhựa thay vì mua các trái cây, rau củ đóng gói sẵn.
9
Người tiêu dùng nên lựa chọn những mặt hàng được sắp xếp riêng . Ảnh: Lr1 
0
Thay vì các sản phẩm gói sẵn sẽ tốn thêm túi nhựa  nữa để bỏ vào. Ảnh: Phys Org 
  • Sử dụng các sản phẩm có độ bền cao, dùng được nhiều lần (dao cạo hoặc bút bi bơm mực) thay vì sản phẩm dùng một lần. Các sản phẩm dùng nhiều lần sẽ tiết kiệm tài chính hơn rất nhiều về lâu về dài.
  • Nếu chúng ta làm vỡ gì đó, chúng ta có thể sửa lại đôi chút và tiếp tục sử dụng chúng? Chúng ta có thật sự cần mua ngay một cái mới tương tự?
  • Bạn có thể tạo vòng đời mới cho các rác nhựa không mong muốn này ? Những hộp kem có thể trở thành đồ đựng thực phẩm hoàn hảo; cốc nhựa ở các máy bán nước tự động sáng tạo thành những chậu hoa nhỏ; và bạn cũng có thể tận dụng những túi nhựa cũ ở siêu thị thành túi đựng rác.   
  • Khi bạn nhất định phải mua những đồ dùng mới, tại sao bạn không hướng đến các sản phẩm từ chất liệu tái chế?

Một ngày nào đó, chúng ta có thể sẽ sở hữu những loại chất dẻo tự hủy trong nháy mắt. Trước khi chạm được đích đến ấy, hãy cùng nhau sử dụng các chất dẻo và loại bỏ chúng sau sử dụng một cách khéo léo và sáng tạo hơn nhé!

Nguồn: Explain That Stuff
Người dịch: Jane 


Cùng tác giả

#Tag

cây thành thị nhựa phân huỷ sinh học nhựa sinh học nhựa xanh rác thải nhựa trên biển tái chế

iDesign Must-try

Chiếc mắt kính kỷ niệm 100 năm ảnh hưởng chủ nghĩa Bauhaus cùng triết lý ‘mọi thứ đều là thiết kế’
Chiếc mắt kính kỷ niệm 100 năm ảnh hưởng chủ nghĩa Bauhaus cùng triết lý ‘mọi thứ đều là thiết kế’
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày ra đời của chủ nghĩa Bauhaus mang tầm ảnh hưởng lớn lao đến ngành thiết kế, thương hiệu mắt kính Vinylize đã tạo ra…
Cửa hàng mắt kính được ốp từ nhựa phế liệu tái chế
Cửa hàng mắt kính được ốp từ nhựa phế liệu tái chế
Thương hiệu mắt kính Ace & Tate đã ốp tường bên trong một cửa hàng tại Antwerp bằng loại gạch làm từ hàng loạt vụn nhựa tái chế lấy từ…
Tận dụng thiên nhiên để phân tách vải hỗn hợp trong quy trình tái chế vải
Tận dụng thiên nhiên để phân tách vải hỗn hợp trong quy trình tái chế vải
Sinh viên tốt nghiệp trường Central Saint Martins Chiara Tommencioni Pisapia đã đề xuất một phương án để nâng cấp quy trình tái chế vải bằng cách sử dụng loài…
Đỗ Minh Khoa và đam mê chế tác côn trùng từ kim loại
Đỗ Minh Khoa và đam mê chế tác côn trùng từ kim loại
Hãy cùng iDesign khám phá quá trình chế tác côn trùng từ kim loại của anh chàng Đỗ Minh Khoa và câu chuyện đằng sau những tác phẩm thủ công…
Granby Workshop làm gốm từ vật liệu công nghiệp thừa
Granby Workshop làm gốm từ vật liệu công nghiệp thừa
Granby Workshop tại Liverpool đã tạo ra bộ sản phẩm đồ dùng nhà bếp từ phần đất sét thừa trong công nghiệp đã qua sử dụng, những thứ sẵn sàng…
6 nghệ sĩ sử dụng nghệ thuật lên tiếng bảo vệ Đại Dương
6 nghệ sĩ sử dụng nghệ thuật lên tiếng bảo vệ Đại Dương
Ngày 8 tháng 6 đánh dấu là Ngày Đại dương Thế giới, ngày lễ kỷ niệm toàn cầu về lá phổi xanh của hành tinh chúng ta và tất cả…