Khi dân số quá đông, ta đành xây nhà trên mặt nước

“Chúng tôi muốn chuyển từ chống lũ sang sống chung với lũ, nhìn nhận ngập lụt như cơ hội cho ra những thiết kế tốt hơn. Nước lũ sẽ trở thành một tài sản, một người bạn chứ không còn là kẻ thù nữa.” – Baca Architect

Baca Architect, một công ty kiến trúc tại London, đã chọn một hướng đi khá mới mẻ cho các thiết kế và dự án của mình. Cùng theo đuổi xu hướng kiến trúc bền vững nhưng Baca tập trung vào các thiết kế có liên hệ mật thiết với nước. Họ dành nhiều tâm huyết cho nhánh thiết kế aquatecture, tạo ra những thiết kế hòa hợp với địa hình nước và sử dụng nhiều kết cấu nổi trên mặt nước.

Theo đuổi aquatecture, Baca Architect nhắm vào hai mục đích chính: giải tỏa áp lực dân số cho các thành phố lớn bằng cách đưa cư dân thành thị lên sống ở những kiến trúc nổi trên sông ngòi, kênh rạch và tạo ra những công trình chống chịu được nước lũ và mực nước biển dâng. Họ tin tưởng aquatecture là xu hướng quan trọng trong thế kỉ này và nước sẽ chính là môi trường phát triển mới cho ngành kiến trúc. Họ cho xây dựng các công trình nhà chống lũ, nhà lưỡng cư và thậm chí là cả một khu làng nổi.

Một bản kế hoạch tổng thể một công trình aquatecture của Baca

Từ ngôi nhà chống lũ và nhà lưỡng cư…

Nhà chống lũ

Baca Architect đã xây dựng một ngôi nhà gỗ tại khu vực có khả năng úng ngập ở Oxfordshire, Anh. Căn nhà mang tên Water Lane này được xây dựng trên các khối gỗ và nền cao với mục đích chống ngập úng. Xây dựng cạnh một dòng suối của một ngôi làng cổ, căn nhà cần đảm bảo vừa hòa hợp với những ngôi nhà cổ xung quanh, vừa chống chọi được với nguy cơ ngập lụt.

idesign bacaarchitect 02 1
Ngôi nhà Water Lane

Chân đế và sàn gỗ nâng ngôi nhà lên cao hơn so với mặt đất. Vào mùa khô, căn nhà nhìn như nổi lên trên nền đất. Khi nước dâng lên, phần rỗng giữa các bệ đỡ phía dưới ngôi nhà cho phép nước chảy qua bên dưới nền mà không gây hư hỏng gì đến công trình bên trên.

idesign bacaarchitect 03 1
Ngôi nhà khi bị ngập (Hình mình họa)

Nhóm thiết kế từ Baca cho biết: “Khu vực này có một con suối nhỏ bên rìa nên trong mùa mưa lớn có thể sẽ bị ngập. Chúng tôi nâng căn nhà lên cao hơn mặt đất để cho nước có thể lưu thông bên dưới trong mùa lụt. Cảnh quan xung quanh được thiết kế để chống chịu tình trạng ngập nước, tăng dự trữ nước và cảnh báo khi nước lụt dâng cao.”

idesign bacaarchitect 04 1
Water Lane được xây dựng gần một dòng suối

Căn nhà có hệ thống quản lý nước gồm các rãnh nước, đá lát thấm nước, và hệ thống thoát nước với chức năng giảm lượng nước chảy ra suối, tránh gây ngập sâu hơn ở khu vực hạ lưu.

Bên trong căn nhà chống ngập úng Water Lane tại Oxfordshire

THÔNG TIN DỰ ÁN
Thiết kế:
Baca Architects
Năm hoàn tất: 3/2016
Giám đốc dự án: Robert Barker
Kết cấu: Edge Structures
Nhà thầu chính: Building System Construction

Nhà “lưỡng cư”

Căn nhà “lưỡng cư” mang tên Formosa nằm trên bờ sông Thames, London. Nhà lưỡng cư ở đây được hiểu là một công trình nằm trên cạn có móng cố định nhưng khi xảy ra ngập lụt có thể nổi trên mặt nước như con tàu tại bến đỗ. Căn nhà 225m2 nằm cách bờ sông chỉ 10m, trong vùng ngập nước chức năng* và thuộc khu vực bảo tồn.

*Vùng ngập nước chức năng (Flood Zone 3b) theo quy định của Anh là khu vực đất mà nước sẽ tràn vào hoặc đọng lại trong giai đoạn lũ lụt. Tỉ lệ bị ngập của Zone 3b là 1:20, cao nhất trong phân loại 4 vùng ngập lụt. Tại khu vực này chỉ có các dự án tương tích với môi trường nước hoặc hạ tầng cần thiết mới được cấp phép xây dựng.

idesign bacaarchitect 05
Căn nhà “lưỡng cư” trên một cồn sông Thames

Richard Coutts, người đồng sáng lập của Baca cho biết: “Trong mùa lũ, cả căn nhà sẽ nhẹ nhàng nổi lên như một con thuyền, giữ cho không gian sinh sống tránh khỏi nước lũ.” Tính năng này dựa trên lực đẩy Archimedes: vì khối lượng và thể tích của căn nhà nhỏ hơn của nước nên nước sẽ đẩy căn nhà nổi lên.

idesign bacaarchitect 06 1
Mặt sau căn nhà

Kết cấu khung gỗ nhẹ quen thuộc nằm trong lòng một “bến neo” được đào xuống đất với kết cấu cột thép tấm và đáy chia ô cho phép nước tràn vào và chảy qua một cách tự nhiên. Căn nhà có nền bê tông chống thấm bao quanh tầng thấp nhất như thể vỏ tàu.

Ngôi nhà sẽ trượt lên và xuống theo bốn cột trụ thẳng đứng gọi là “dolphins”. Độ cao của những cột trụ này có thể được điều chỉnh nếu mực nước dâng lên.

Khu vườn trước nhà được thiết kế phân cấp với chức năng cảnh báo sớm mực nước dâng: khi hai bậc đầu tiên của khu vườn ngập trong nước thì ngôi nhà cũng bắt đầu được nâng lên.

idesign bacaarchitect 07
Kết cấu phần bến neo và mô phỏng hoạt động của công trình khi nước sông dâng

Hiện tại, ngôi nhà có thể được nâng lên cao tới 2.5 mét, mức ngập cao nhất theo các dự báo về mức độ ngập lụt của khu vực này. Căn nhà hoàn thành vào tháng 1 năm 2016.

idesign bacaarchitect 08
Một số hình ảnh căn nhà Formosa

Kiến trúc sư: Richard Coutts
Năm hoàn tất: 1/2016
Nhóm thiết kế: Baca Architects: Robert Barker, Riccardo Pellizzon, Robert Pattison
Kết cấu: Techniker
Thủy học: HR Wallingfords

Nhà nổi

Căn nhà nổi hình hộp được xây dựng trên kênh Chichester, miền Nam nước Anh. Nhóm thiết kế lấy ý tưởng cho ngôi nhà từ những chiếc xà lan nhỏ thường gặp trên các con kênh ở Anh, với diện tích lớn hơn và nhiều cửa sổ hơn.

idesign bacaarchitect 09
Căn nhà nổi trên một con kênh vùng Chichester

Ngôi nhà nổi này không phải nhà thuyền nên cần được cố định tại một khoảng kênh không sử dụng. Phần móng bê tông nổi nặng hơn 40 tấn được đặt xuống trước. Sau đó, những kết cấu phía trên của ngôi nhà, sau khi được lắp ráp trong nhà máy, sẽ được đặt lên trên.

Phần móng dạng hộp mở có cạnh dày 15cm và nền làm từ bê tông chịu lực không cần bảo dưỡng định kì. Phần nhà ở chính sử dụng các tấm cách nhiệt nhẹ (SIPS). Điện nước được cung cấp qua hệ thống ống và cáp. Nước thải được bơm ra qua phần đáy vào hệ thống chính dọc theo kênh.

idesign bacaarchitect 10
Quá trình lắp đặt phần móng nhà

Tháng 9 năm 2016, căn nhà nổi mẫu được hoàn thiện và lắp ráp bởi Floating Homes, một công ty chuyên xây dựng và kinh doanh nhà nổi tại Anh từ năm 2005.

Tham vọng của Baca Architect với mẫu nhà nổi này là tận dụng những khu vực mặt nước không sử dụng trên các con kênh, cảng và bến tàu. Họ muốn biến những nơi này thành chỗ ở cho cư dân thành thị, giảm bớt mật độ dân số cho các thành phố đông đúc.

idesign bacaarchitect 11
Một số hình ảnh của căn nhà nổi

Nhóm thiết kế: Baca Architect
Thi công: Floating Homes, Ltd.
Nội thất: Willow & Hall
Cửa: OceanAir
Sàn chịu thời tiết: UPM ProFi Deck
Năng lượng: Sunamp
Lắp đặt: Built Environment
Thông gió: Vent-Axia


…đến tổ hợp kiến trúc nổi trên mặt nước

Sau những dự án nhà riêng lẻ, Baca Architect mong muốn sẽ tạo ra những tổ hợp kiến trúc trên mặt nước cho mục đích thương mại, giải trí, cư trú,… Royal Docks là một dự án kết hợp khu dân cư và khu thương mại, giải trí trên mặt nước tại London.

Royal Docks là dự án một ngôi làng nổi trên phần diện tích nước ở những bến tàu cũ của London. Dự án bao gồm từ 50 đến 100 ngôi nhà nổi, hơn 1.100 mét vuông sàn thương mại, hệ thống khách sạn rộng hơn 1.200 mét vuông và hơn 700 mét vuông cho các dịch vụ ăn uống, giải trí.

idesign bacaarchitect 12
Bản vẽ tổng thể dự án Royal Docks

Khu làng nổi lấy ý tưởng là một chiếc vương miện cho khu Royal Docks. Nó là một phần trong kế hoạch làm sống dậy vùng nước ở Đông London. Dự án không chỉ tạo thêm khu căn hộ và thương mại mới, san sẻ gánh nặng dân số cho London mà còn mang tới một hướng tiếp cận mới cho các thiết kế liên quan đến môi trường nước.

idesign bacaarchitect 13
Một số hình ảnh về ngôi làng nổi
idesign bacaarchitect 14
Một số hình ảnh về ngôi làng nổi
Dạo quanh dự án Royal Docks

Chia sẻ về tầm nhìn của Baca Architect, đồng sáng lập Richard Coutts cho biết:

“Từ trước đến nay, chúng ta luôn cố gắng xây những bức tường ngăn lũ. Nhưng chúng ta có thể xây tường cho đến bao giờ và nhỡ chúng ta mắc lỗi thì sao. Đã có những bức từng ngăn lũ sập tại New Orleans, tại Nhật Bản và trên khắp thế giới. Đây không phải giải pháp kiến trúc dài hạn trước tình trạng biến đổi khí hậu…

Chúng tôi hướng tới những thiết kế sẽ chấp nhận và tận dụng nước. Chúng tôi muốn chuyển từ chống lũ sang sống chung với lũ, nhìn nhận ngập lụt như cơ hội cho ra những thiết kế tốt hơn. Nước lũ sẽ trở thành một tài sản, một người bạn chứ không còn là kẻ thù nữa.”

Để phục vụ cho mục tiêu của mình, Baca Architect đã kết hợp với nhiều cơ quan quản lý và tổ chức vì môi trường để tạo ra những ấn phẩm và hướng dẫn về aquatecture và các thiết kế liên quan đến chống chịu ngập lụt mà bạn có thể tham khảo tại website của công ty.

Nguồn: Baca Architect, Dezeen, Floating Homes
Biên dịch: Xanh Va
Ảnh: Baca Architect, Floating Homes
Video: Baca Architect


Cùng tác giả

#Tag

aquatecture Baca Architect chống lũ kiến trúc nhà lưỡng cư nhà nổi nước tương lai đô thị

iDesign Must-try

Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi – một nghệ sĩ và nhà thiết kế Nisei tức là người Nhật thế hệ thứ hai (tại Mĩ và Canada) – đóng vai trò rất quan trọng…
ELLE Fashion Show 2023: Giao lộ thời trang & Kiến trúc
ELLE Fashion Show 2023: Giao lộ thời trang & Kiến trúc
Ngày 07/12/2023 – ELLE Fashion Show 2023 chính thức công bố chủ đề GIAO LỘ THỜI TRANG & KIẾN TRÚC sẽ diễn ra vào ngày 20/12/2023 tại Dinh Độc Lập,…
Kasaya - nhà hàng chay với thiết kế lấy cảm hứng từ vạt áo cà sa
Kasaya - nhà hàng chay với thiết kế lấy cảm hứng từ vạt áo cà sa
Công trình được xây dựng trên khu đất 20x20m của phố Hàng Than (Hà Nội), với 8 tầng, trong đó 4 tầng nhà hàng, 1 tầng khối phụ trợ –…
Copenhagen giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu với kiến ​​trúc chống chịu khí hậu
Copenhagen giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu với kiến ​​trúc chống chịu khí hậu
Với việc Copenhagen (thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Đan Mạch) đăng cai Đại hội Kiến trúc sư Thế giới UIA, thành phố đặt mục tiêu…
Hội quán Quảng Đông: Không gian văn hoá mới được phục dựng giữa lòng phố cổ Hà Nội
Hội quán Quảng Đông: Không gian văn hoá mới được phục dựng giữa lòng phố cổ Hà Nội
Với diện tích lên tới 1800 m2, hội quán Quảng Đông vừa được phục dựng là một quần thể kiến trúc cổ kính, đặc sắc thể hiện nỗ lực bảo…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…