Liên Xô và cuộc cách mạng thị giác vị lai: Tầm ảnh hưởng của tạp chí Tekhikia - Molodezhi

Các giai đoạn lịch sử của nền Cộng hòa Liên Xô và tạp chí khoa học Tekhnika – Molodezhi đã mở ra một cánh cửa mới cho thể loại khoa học viễn tưởng, không chỉ riêng cho Liên Xô mà còn là toàn thế giới.

Từ giai đoạn 1930 – 1990, T-M (viết tắt của Tekhnika – Molodezhi) là tạp chí đầu tiên tổ chức các cuộc thi về văn học nghệ thuật cho giới văn nghệ sĩ; và còn công khai các bài phỏng vấn với những cây viết chủ chốt của Liên Xô và tác giả quốc tế, cùng các tác phẩm về đề tài khoa học viễn tưởng. Từ những bài đánh giá và phê bình, đề tài khoa học viễn tưởng chưa bao giờ nổi bật và rực rỡ như thế, nó được so sánh như một loại quyền năng đầy sức mạnh giữa các cuộc tranh chấp căng thẳng trong giới chính trị thời kì này.

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, tính thẩm mỹ và việc xây dựng nội dung của tạp chí T-M đã phản chiếu một cách chân thực nhiều sự kiện văn hóa xã hội:

  • Sự thay đổi về tình hình chính trị xã hội, khoa học và đời sống văn hóa ở Liên bang Xô Viết.
  • Sự đối đầu trực tiếp với chế độ độc tài của Josef Stalin (lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời năm 1953).
  • Minh họa những thành tựu công nghệ đạt được trong thời kì Khrushchev Thaw (thời kì tan băng 1950 – 1960), và sau đó là giai đoạn trì trệ kinh tế trong kỉ nguyên Brezhnev (1960 – 1970).

Từ những cuộc chạy đua vào không gian khám phá vũ trụ kì diệu, với sự bí ẩn đầy rẫy hiểm nguy cùng những bí mật còn bị “che giấu” – đã tạo ra những cuộc hành trình mới mẻ đầy mê hoặc, và sứ mệnh đưa nhân loại đến những hành tinh mới. Và tất cả, được kể lại theo những bước chân lịch sử của tạp chí T-M. Đây cũng là nội dung chính của cuộc triển lãm được tổ chức tại trung tâm văn hóa Barbican (Luân Đôn): “Into the Unknown: Cuộc hành trình xuyên suốt nền khoa học viễn tưởng”, thuộc loại triển lãm genre-defining (định nghĩa thể loại) – nhằm đánh giá và phê bình về lịch sử phát triển của thể loại khoa học viễn tưởng – vốn được xem như là một nét văn hóa biểu tượng đầy tính đương đại.

Trái: Alexander Pobedinsky, tranh minh họa cho tiểu thuyết của Ivan Yefremov – The Andromeda Nebula, tạp chí Công nghệ cho tuổi trẻ № 1.1957, viện bảo tàng thiết kế Moscow.

Phải: Alexander Pobedinsky, Mặt trăng được phát hiện – hình minh họa cho trang bìa tạp chí Công nghệ cho tuổi trẻ № 1.1960, viện bảo tàng thiết kế Moscow.

Những năm 1930-1950

Các tạp chí như T-M nắm giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của đề tài khoa học viễn tưởng, nhờ khả năng truyền bá rộng khắp của mình và là nơi công bố những phát kiến mới đến nhiều người.

Năm 1934, Hội nghị đoàn thể các nhà văn Liên Xô lần đầu tiên được tổ chức. Tại sự kiện này, đề tài khoa học viễn tưởng được gọi là “văn học cho tuổi trẻ”, giúp phát triển “nền giáo dục khoa học và công nghệ” của quần chúng “theo tinh thần chủ nghĩa xã hội hiện thực”.

Chủ nghĩa xã hội hiện thực đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn tiên phong (1910-1920); và xuất hiện trong nhiều bài luận về thể loại pragmatic (chủ nghĩa thực dụng), vượt xa ra ngoài các thể loại văn học thông thường. Phần lớn, các tác giả minh họa về đề tài khoa học viễn tưởng trong giai đoạn này đều hướng đến sự chi tiết và việc tạo hình ảnh cuốn hút về chủ nghĩa xã hội trong tương lai. Mối quan ngại chính của họ, đó là kĩ thuật trong tương lai có thể giúp Cộng hòa Liên Xô thống trị được nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất, và xây dựng nhiều cuộc viễn chinh đến những hành tinh mới. Nền văn minh ngoài Trái Đất được đánh giá là thân thiện với Liên Xô, trong khi những gián điệp quốc gia, các đế quốc và những nhà tư bản lại được xem như là kẻ thù và là mối đe dọa nguy hiểm.

Trái: Konstantin Artseulov, minh họa trang bìa Tạp chí Tuổi trẻ công nghệ № 7-8.1944, bảo tàng thiết kế Moscow.

Phải: Konstantin Artseulov, Đĩa bay – minh họa trang bìa Tạp chí Tuổi trẻ công nghệ № 5.1961, bảo tàng thiết kế Moscow.

Konstantin Artseulov, minh họa trang bìa Tạp chí Tuổi trẻ công nghệ № 2.1949, bảo tàng thiết kế Moscow.

Một trong những họa sĩ minh họa đầu tiên cho tạp chí T-M là Georgy Pokrovsky. Ông là giáo sư của Học viện Air Force Engineering và có bằng Tiến sĩ về Kĩ sư khoa học, với chuyên môn phân tích về sự cháy nổ, các loại máy bay siêu âm và những phát minh về phương tiện di chuyển đa địa hình. Pokrovsky đã biến những tác phẩm minh họa về khoa học viễn tưởng – trở thành sự kết nối trực tiếp với các nghiên cứu của ông.

Konstantin Artseulov là một nghệ sĩ khác, là người chế tạo thủy phi cơ, đồng thời cũng là một phi công trình diễn nhào lộn trên không. Trong thế chiến thứ nhất, ông là phi công trong quân đội và là giảng viên trường đào tạo phi công đầu tiên ở Nga. Artseulov còn là một nghệ sĩ lành nghề được đào tạo từ khi còn rất nhỏ bởi người ông nổi tiếng của mình – người lính thủy đánh bộ Ivan Aivazovsky. Giữa năm 1932 và 1937, một lời cáo buộc đã buộc ông phải lưu vong – hậu quả từ cuộc Đại thanh trừng – trong suốt nhiều năm. Mãi cho đến năm 1937, sau khi được chấp thuận trở về nước, ông đã từ bỏ nghề phi công, nhưng vẫn tiếp tục các cuộc nghiên cứu về hàng không và công nghệ – thông qua nghệ thuật và các tác phẩm minh họa khoa học viễn tưởng cho tạp chí T-M, qua các đầu sách và những ấn phẩm khác.

Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bức vẽ minh họa cho bộ phim: A Flight To the Moon (tạm dịch: 1 chuyến bay đến Mặt trăng – 1955). Bức vẽ này lấy cảm hứng từ công việc trước đây của ông cho tạp chí Znaniye – Sila, trong 1 ấn bản đặc biệt (№11, 1954) với tiêu đề “Đến từ tương lai”, được dành riêng cho bộ sưu tập các hình ảnh về không gian mà tàu con thoi đầu tiên của Liên Xô – được phóng lên Mặt trăng – đã thu lại được. Theo các chuyên gia của tạp chí, sứ mệnh khám phá mặt trăng này được dự định sẽ tiến hành vào năm 1974 và tác phẩm của ông đã đi trước thời đại.

Ngoài ra, còn một nghệ sĩ khác được biết đến như là một kĩ sư lâu năm – Nikolay Kolchitsky. Ông từng làm việc tại Viện khoa học hàng không Trung ương. Những tác phẩm của ông thường được coi là “đường dây kết nối giữa khoa học hiện đại và sự tưởng tượng”, cũng bởi nhiều ý tưởng của ông bắt nguồn trực tiếp từ thể loại văn chương khoa học. Kolchitsky còn gây được tiếng vang khi đã tạo ra mô phỏng về vũ trụ và cảnh quan của các hành tinh ngoài Trái đất. Được tiếp xúc với nhiều kĩ thuật dựng hình khác nhau, ông có thể kết hợp cả những chi tiết sắc sảo với từng đường cong mềm mại, uyển chuyển, thể hiện được nhiều sắc thái cảm xúc, và mô tả một cách chân thực mô hình của vũ trụ với khí quyển và hình ảnh về các hành tinh. Ngoài việc đóng góp cho tạp chí T-M, khoảng những năm 1950 đến 1960, ông còn tiếp tục minh họa thêm một vài phát minh khoa học trong những đầu sách chuyên về khoa học viễn tưởng và khám phá không gian.

Trái: Nikolay Kolchitsky, minh họa cho bài viết Đường đến mặt trăng đã được mở ra (The way to the moon is open), Tạp chí Công nghệ tuổi trẻ № 5.1961, viện bảo tàng Moscow.

Phải: Nikolay Kolchitsky, một phần trong trang bìa được minh họa – đầu sách Vũ trụ được lấp đầy bởi những điều bí ẩn (The universe is full of mysteries) – sáng tác bởi Felix Siegel, 1960, viện bảo tàng Moscow.

Những năm 1950-1960

Giai đoạn tiếp theo được xem như là một cú nổ lớn trong ngành khoa học viễn tưởng của Liên Xô, với những thành công ban đầu của chương trình khám phá không gian của Liên Xô, trong những năm 1950-60. Trong thời điểm này, sự kiểm duyệt từ chính phủ còn khá lỏng lẻo và việc xây dựng các mối quan hệ quốc tế đã tạo điều kiện cho thể loại khoa học viễn tưởng phát triển mà không hề bị bó buộc trong bất kì khuôn khổ nào. Trong suốt giai đoạn này, ý tưởng về tàu con thoi có người lái đã trở thành một chủ đề “nóng bỏng” tại Liên Xô.

Nghệ sĩ Andrey Sokolov có nhiều đóng góp đáng kể cho tạp chí T-M. Khát vọng của ông – là mô tả lại một cách chân thực về vũ trụ – bắt nguồn từ tấm hình đầu tiên được chụp lại trong không gian, và những dữ liệu mà ông có được từ những buổi phỏng vấn với các phi hành gia.

Từ năm 1965, ông bắt đầu cộng tác với nghệ sĩ, và là một phi hành gia – Alexey Leonov – người đầu tiên đặt những bước chân ra ngoài vũ trụ. Tuy nhiên, những mô tả của họ về tàu vũ trụ Liên Xô thường xuyên có những sai lệch có chủ đích vì chương trình tàu không gian của Liên Xô vẫn còn đang tiếp tục, và cần phải được bảo mật. Trong mô tả của quyển sách “Wait for Us, Stars!” năm 1967, Sokolov và Leonov đã tạo ra một một mô phỏng khoa học viễn tưởng về “sự tiến hóa của không gian” – dựa trên ý tưởng của Tsiolkovsky (1895), và sự tính toán về kĩ thuật của Yuri Artsutanov (1960). Nhà văn người Anh Arthur C. Clarke thừa nhận rằng, cuốn tiểu thuyết The Fountains of Paradise của ông đã được lấy cảm hứng từ những bức vẽ này. Hơn nữa, trang bìa của ấn bản tiểu thuyết đầu tiên mang đậm phong cách minh họa của cả Sokolov và Leonov.

Sự phát triển của khoa học viễn tưởng dần cho phép các nghệ sĩ phá bỏ giới hạn trong thời đại chủ nghĩa xã hội. Ví dụ như, trong seri về bưu thiếp, Sokolov và Leonov đã vẽ lại từng cấu trúc khung một (từ bản vẽ thiết kế tàu vũ trụ); với phong cách đặc trưng: bắt đầu với những sự kiện chân thực, và kết thúc với sự tưởng tượng thuần túy. Bức tranh thường được chia thành hai phần. Một sẽ mô phỏng về tàu không gian trong thực tiễn – với đầy đủ màu sắc rực rỡ. Và phần còn lại, chỉ đơn thuần là hình ảnh trắng đen về không gian trong tương lai.

Một designer và graphic artist – Alexander Pobedinsky – là nghệ sĩ vẽ tranh minh họa, và đồng thời là một thành viên của ban biên tập tạp chí T-M. Ông là người đã sáng tạo ra những hình ảnh mang tính biểu tượng và ý nghĩa. Pobedinsky không chỉ nổi tiếng rộng khắp bởi những poster quảng cáo phản ánh sâu sắc chủ nghĩa hiện thực xã hội – mà còn bởi sự phức tạp ẩn sâu trong tâm lý của các nhân vật – trong các quyển sách của ông.

Tác phẩm nổi tiếng nhất mà Pobedinsky sáng tác, là minh họa cho cuốn tiểu thuyết về triết học xã hội của Ivan Yefremov – The Andromeda Nebula (tạm dịch: Tinh vân Andromeda), xuất bản lần đầu tiên ở tạp chí T-M năm 1957. Ivan Yefremov là nhà văn Liên Xô đầu tiên viết ra những nội dung có độ chi tiết cao về một thế giới hoàn chỉnh trong tương lai. Trong cuốn tiểu thuyết “The Andromeda Nebula” và một vài cuốn tiểu thuyết sau đó, ông đã mô tả về ‘Velikoye Kol’tso’ (the Great Circle – Vòng tròn hoàn hảo) – một cộng đồng vũ trụ khổng lồ đã đạt tới trình độ tinh nhuệ về kĩ thuật, vật lý và sự phát triển của tâm linh. Minh họa của Pobedinsky giúp người đọc hình dung về một cộng đồng trong tương lai, với bối cảnh công nghệ hiện đại và con người. Yefremov đã tái hiện viễn cảnh tương lai này đối lập với cuốn tiểu thuyết The Star Kings (1949) của nhà văn người Mỹ Edmond Hamilton. Yefremov đã gieo lòng tin về một tương lai hiện đại với nền kĩ thuật hiện đại và tinh vi, sẽ dẫn dắt đến một giai đoạn xã hội công bằng và dân chủ; không có chiến tranh và những cuộc tranh đấu tàn khốc.

Trái: Nikolay Nedbaylo – Những con tàu của sự sống. Tại trạm truyền thông của các thiên hà trong tương lai – bản minh họa gốc nằm trong khuôn khổ cuộc thi nghệ thuật thế giới năm 2000, xuất bản bởi tạp chí Công nghệ tuổi trẻ № 6.1972, (с) Tập hợp gia đình Nikolay Nedbaylo. Tranh bởi Egor Nedbaylo cho naivizm.ru

Phải: Bản minh họa gốc Nikolay Nedbaylo trong khuôn khổ cuộc thi nghệ thuật thế giới năm 2000, (с) Tập hợp gia đình Nikolay Nedbaylo. Tranh bởi Egor Nedbaylo cho naivizm.ru

Những năm 1960-1980

Từ khoảng giữa những năm 1960, đề tài chinh phục không gian và các hành tinh khác bắt đầu trở nên tầm thường. Khi một giấc mơ dần trở nên không tưởng, thì vũ trụ – thay vào đó trở thành vùng đất cho cuộc phiêu lưu của các siêu anh hùng giải cứu thế giới. Ngay cả trong các cuốn tiểu thuyết và tác phẩm minh họa, chủ nghĩa hiện thực tâm lý và chiều sâu của các nhân vật dần chiếm vị trí quan trọng, hơn là tính chính xác về mặt kĩ thuật và khoa học. Đây là một sự phản chiếu thực tế. Arthur C. Clarke đã thừa nhận rằng, trong tất cả những hình minh họa cho cuốn tiểu thuyết – The Fountains of Paradise, ông thích nhất các tác phẩm do nghệ sĩ Robert Avotin minh họa, do nội dung tập trung đến cảm xúc của các nhân vật chính.

Cuối những năm 1960 đến 1980 – đánh dấu một bước ngọặc quan trọng trong thể loại tranh minh họa. Phong cách đồ họa ảo giác phức tạp – ngày càng phát triển rộng khắp. Các thiết kế của tạp chí T-M đã thay đổi, nhờ vào concept của Robert Avotin.

Trái: Robert Avotin, Elin – điện ảnh viễn tưởng về thành phố hiện đại – hình minh họa tạp chí Công nghệ tuổi trẻ № 9.1973, viện bảo tàng Moscow.

Giữa: Robert Avotin, không gian Regatta – hình minh họa tạp chí Công nghệ tuổi trẻ № 8.1969, viện bảo tàng Moscow.

Phải: Robert Avotin, Trong mê cung phân tử – hình minh họa tạp chí Công nghệ tuổi trẻ № 12.1973, viện bảo tàng Moscow.

Tính đến giai đoạn này, tạp chí T-M đã tổ chức được nhiều cuộc thi và các triển lãm dành cho thể loại khoa học viễn tưởng. Với những nỗ lực mang lại một không gian với những trải nghiệm tuyệt vời, giúp người đọc khám phá thế giới “kì diệu” của các nghệ sĩ Liên Xô trong thời kì này, chẳng hạn như Nikolay Nedbaylom và nhiều nghệ sĩ nghiệp dư khác. Không nhiều người biết đến Gennady Golobkov – người dành chiến thắng một vài cuộc thi – với phong cách ấn tượng và ý tưởng về thế giới loài người trong tương lai. Người nghệ sĩ tài năng này đã bị liệt từ khi 16 tuổi, và mất ở tuổi 26 với một cây bút chì còn đang nắm trong tay.

Sự đa dạng về phong cách và đề tài khoa học viễn tưởng của Xô Viết ngày càng mở rộng hơn. Điều này phản ánh sự thay đổi về một nền văn hóa đa dạng về cảm xúc và các tầng lớp xã hội; chuyển đổi từ viễn cảnh tương lai – lãng mạn và đậm chất thơ, sang viễn cảnh về giai đoạn sau tận thế đầy đen tối. Sự thay đổi này là hệ quả của một cuộc suy thoái kinh tế và trì trệ quá lâu trong kỉ nguyên Brezhnev (1960 -1970). Văn học về khoa học viễn tưởng cũng mang đậm tính chất chỉ trích và một góc nhìn đầy mỉa mai xã hội, hình thành nên một nhóm văn hóa ngầm trong xã hội Liên Xô.

Trong năm 1968, tạp chí T-M đã tiết lộ về sự kiểm duyệt quá mức từ chính phủ trong giai đoạn này. Những vấn đề này còn được đề cập đến trong cuốn tiểu thuyết Chas Byka (The Bull’s Hour) của nhà văn Ivan Yefremov. Câu chuyện mô tả về một chế độ độc tài trên hành tinh Toramans, và bị cấm phát hành ở các tiểu bang. Hậu quả của sự việc này, khiến tần suất phát hành của tạp chí T-M ngày càng khan hiếm. Một vài ý kiến cho rằng, những tác phẩm minh họa của Alexandr Pobedensky cho cuốn tiểu thuyết trên – còn đề cập đến sự kiểm duyệt của chính phủ; khi 1 trong 4 nhà độc tài được mô tả giống với Nikita Khrushchev – người đứng đầu chính phủ Cộng hòa Liên Xô. Và tạp chí T-M khi công bố tác phẩm này, đã bị cấm vì những vi phạm về nội dung. Dù vậy, nhiều đầu sách và tạp chí bị cấm phát hành, tương tự như tiểu thuyết của Strugatsky, vẫn tiếp tục được lưu truyền trong cộng đồng các fan hâm mộ thể loại khoa học viễn tưởng.

Sự kết thúc “kỉ nguyên vàng” của tạp chí T-M – được biết đến như là thế hệ đi đầu về đề tài viễn tưởng của Xô Viết – được đánh dấu bằng việc sa thải Valery Zakharchenko, tổng biên tập tạp chí vào năm 1984. Cuộc sa thải này được cho là bắt nguồn khi ông cho phép phát hành trang đầu tiên của cuốn tiểu thuyết của Arthur C. Clarke’: Odyssey Two (1982), với một vài nhân vật được đặt tên giống với những nhà phản động của Xô Viết.

Trái: Gennady Golobkov, Chú sóc đến từ Trái đất, hình minh họa tạp chí Công nghệ tuổi trẻ № 3.1974, viện bảo tàng Moscow, hình ảnh cung cấp bởi Yuri Zubakin.

Phải: Gennady Golobkov, Người gieo mầm – hình minh họa tạp chí Công nghệ tuổi trẻ № 3.1974, viện bảo tàng Moscow, hình ảnh cung cấp bởi Yuri Zubakin.

Tác giả: Alyona Sokolnikova

Người dịch: thuyvi

Nguồn: It’s Nice That

Cùng tác giả

#Tag

ấn tượng artist cảm hứng creative famous designer illustration khoa học viễn tưởng Kiến thức lịch sử của Nga lịch sử thiết kế của nước nga magazine minh hoa người nổi tiếng tạo chí T-M

iDesign Must-try

Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Đến hẹn lại lên, thời khắc chuyển giao năm cũ, chào đón năm mới là dịp để các artist Việt tham gia vào cuộc chơi “Vẽ linh vật của năm”.…
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Mark Janssen là một họa sĩ minh họa xuất thân tại học tại Học viện Nghệ thuật ở Maastricht, Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp năm 1997, ông vẽ minh…
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Lấy cảm hứng từ những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Studio Ghibli như Cô bé người cá Ponyo, Hàng xóm của tôi là Totoro, Lâu đài bay của…
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Francisco Fonseca là một nghệ sĩ đường phố và họa sĩ minh họa sống ở Porto, Bồ Đào Nha. Bị mê hoặc bởi những kiến trúc nhuốm màu thời gian…
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Ngày 18/09 vừa qua, ca sĩ Phương Mỹ Chi chính thức công bố album mới mang tên “Vũ Trụ Cò Bay”, đánh dấu chặng đường 10 năm ca hát của…
‘Women of Colours’ của Duckie: ‘Sự kết hợp mới lạ sẽ dễ tiếp cận với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ’
‘Women of Colours’ của Duckie: ‘Sự kết hợp mới lạ sẽ dễ tiếp cận với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ’
“Women of Colours” (tạm dịch: Sắc Nữ) là dự án tranh minh họa lấy cảm hứng về nỗ lực phát triển, khẳng định bản thân và giành quyền bình đẳng…