loading

‘Bịa’ ra câu chuyện ẩn để tạo tính cách và tu sửa trạm chữa cháy 100 năm thành khách sạn thời thượng

Trú ngụ trong một trạm chữa cháy từ năm 1927 ở Art District tại Los Angeles – khu vực đã phát triển từ một khu công nghiệp thành một trong những khu dân cư sôi động nhất trong thành phố, Firehouse Hotel là một khách sạn chín-phòng để đem lại niềm vui cho dân địa phương và khách du lịch.

Đối với nhà khởi nghiệp ngành nhà hàng và khách sạn Dustin Lancaster, khách sạn là một bức thư tình gửi đến thành phố LA, ôm hôn hoài niệm lại những câu chuyện xưa cũ trong khi chất chứa hiện tại đâm chồi nảy lộc, được thể hiện qua bàn tay của studio nội thất thành phố ETC.etera, một studio có phong cách tu sửa đầy tính tự truyện và chiết trung, sẽ đưa vào toà nhà cổ kính này vẻ vui nhộn hiếm có.

Bao gồm một nhà hàng, quán bar, quán cà phê và cửa hàng bán lẻ, Firehouse Hotel không chỉ tôn vinh những biểu tượng kiến trúc đặc trưng của toà nhà, mà còn tri ân đến vai trò trung tâm của những trạm chữa cháy đối với cộng đồng bằng cách tái thiết kế nó lại như một địa điểm gặp gỡ dành cho mọi người, giờ đây đã tắt nước bật lửa để phục vụ những bữa ăn ngon lành.

Từng là một khu nhà kho bỏ hoang và xuống cấp cùng những nhà máy vô chủ ở trung tâm LA, khu dân cư đã được hồi sinh vào thập niên 1970 khi hàng loạt nghệ sĩ đổ xô đến đây để tìm những không gian rộng lớn và rẻ tiền mà họ có thể sử dụng làm studio, đảm bảo cho những toà nhà từ thế kỷ 20 được bảo tồn một cách vững chắc. Không bao lâu sau, các phòng tranh bắt đầu nở rộ vào thập niên 90, cùng với nghệ thuật đường phố đâm chồi nảy lộc qua nhiều bức tranh tường, đã biến nơi đây thành ‘Art District’ của thành phố. Kể từ đó, khu vực đã thu hút vô vàn các nhà sáng tạo trẻ làm việc trong lĩnh vực công nghệ xanh, kiến trúc và giải trí, và trở thành một trong những khu dân cư sầm uất nhất ở LA.

Hoà trộn giữa nhà kho được tu sửa mang những nét đương đại thời thượng, trạm chữa cháy đặc trưng trở nên nổi bật nhờ mặt tiền cổ kính của mình, một thứ lập tức thu hút sự chú ý của Landcaster, người đã rơi vào lưới tình với nơi này ngay giây phút anh bước ngang qua toà nhà mười năm trước. Vì vậy khi cơ hội đến vào năm 2016 để tu sửa lại toà nhà thành một khách sạn, anh đã nắm bắt ngay lập tức với người bạn kiêm nhà hợp tác của mình là Tyler Stonbreaker.

Thử thách lớn nhất mà nhà thiết kế nội thất Sally Breer và nhóm của cô tại ETC.etera phải đối mặt trong công cuộc tu bổ một toà nhà đặc trưng như vậy là thổi vào nét hiện đại và tươi mới trong công trình nhưng không xoá đi những di sản công nghiệp của trạm chữa cháy lúc xưa. Để làm được điều này, cả nhóm nghĩ ra ý tưởng kể về một câu chuyện ẩn sau toà nhà về hai nhân vật tưởng tượng, Mabel, một người mẹ sở hữu toà nhà như một nhà trọ vào thập niên 40 trong khi nuôi lớn đứa con gái của mình, và Marta, người vào thập niên 70 đã thay mẹ thêm vào một lớp thiết kế tân thời vào nội thất bên trong. Kết quả tạo ra một không gian vừa cổ điển, vừa mang vẻ retro và tinh thần công nghiệp nơi những lớp lang hoạ tiết, chất liệu, tác phẩm và những thiết bị tự chế, hiện hữu đồng thời một cách lạ thường với bộ sưu tập chiết trung những đồ nội thất cổ điển và đương đại của chính Breer dành cho ETC.etera trên nền cửa sổ công nghiệp, tường gạch và trần gỗ thô mộc.

Không lạ gì, yếu tố bắt mắt nhất của toà nhà là những cánh cửa đỏ cao chót vót từng được dùng để xe chữa cháy vào và ra khỏi trạm, giờ đây mở rộng để đón khách bước vào sảnh tiếp tân tại tầng trệt, một không gian rộng rãi, tươi sáng với chút vẻ thời thượng được tung hứng bởi đồ nội thất màu sắc, hoạ tiết ấn tượng và cây cối trong nhà um tùm. Sảnh tiếp tân hướng cổng bao gồm một quầy cà phê nhỏ cung cấp các loại thức uống cũng như bánh mới nướng trong lò, bữa sáng và bữa trưa cho 7 ngày trong tuần, cùng với một cửa hàng bán một bộ sưu tập những sản phẩm được tuyển chọn mang phong cách LA.

Ở phía sau, bức tường quét vôi trắng ở hành lang mở lối đến với góc không gian tối hơn của quầy bar, với đầy những chiếc kệ dài, xám, ốp mặt với đá cẩm thạch Carrera và những đường ống gợn sóng, xanh nhạt, trên đầu, được thiết kế riêng bởi nhà sáng tạo địa phương Simon St. James.

Nguồn: Yatzer

Cùng tác giả

#Tag

cà phê inspiration khách sạn kiến trúc los angeles nhà hàng nội thất thiết kế trạm chữa cháy

iDesign Must-try

Kasaya - nhà hàng chay với thiết kế lấy cảm hứng từ vạt áo cà sa
Kasaya - nhà hàng chay với thiết kế lấy cảm hứng từ vạt áo cà sa
Công trình được xây dựng trên khu đất 20x20m của phố Hàng Than (Hà Nội), với 8 tầng, trong đó 4 tầng nhà hàng, 1 tầng khối phụ trợ –…
Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Như bạn biết về sự hiện hữu của công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa hay lĩnh vực sáng tạo… Ở đó, các lĩnh vực được liên kết chặt…
Tuyên truyền trong Thế chiến II (Phần 2)
Tuyên truyền trong Thế chiến II (Phần 2)
Qua phần thứ hai của loạt bài về Tuyên truyền trong Thế chiến II, chúng ta tìm hiểu về sự thay đổi vai trò của phụ nữ vào thời kỳ…
Những chiếc ghế huyền thoại nhà Eames, qua góc của nhà thiết kế công nghiệp Vjeko
Những chiếc ghế huyền thoại nhà Eames, qua góc của nhà thiết kế công nghiệp Vjeko
Chắc hẳn những chiếc ghế nhà Eames (Eames chair) không hề xa lạ với những ai yêu nội thất. Hai chiếc ghế nổi tiếng Eames Lounge & Ottoman và Shell…
Nokia đánh đổi logo mang tính biểu tượng của mình để trông ít di động hơn và ‘kỹ thuật số hơn’
Nokia đánh đổi logo mang tính biểu tượng của mình để trông ít di động hơn và ‘kỹ thuật số hơn’
Mới đây, ngày 26/2, Nokia đã công bố thay đổi logo đã được sử dụng trên các sản phẩm của mình từ những năm 1980. Trong một cuộc phỏng vấn…
Các tác phẩm nghệ thuật cổ điển và táo bạo của Giacomo Sforza
Các tác phẩm nghệ thuật cổ điển và táo bạo của Giacomo Sforza
Từ Mark Zuckerberg (Tổng giám đốc điều hành của Meta) đến chiếc Nokia 3310 không thể phá hủy, một nghệ sĩ người Ý có thể biến bất kỳ tài liệu…