Thư viện bên bờ biển mang lại cảm giác thiền tịnh
Một dự án thư viện lấy cảm hứng từ mối liên kết giữa con người và đại dương.
“Trời dần sụp tối, mây trôi lững lờ tạo thành những vạt tím xanh ngắt trên bầu trời. Chỉ trong nháy mắt, chúng biến mất. Bãi biển lì một mảng xám xịt. Sóng vỗ về bờ cát trong nhịp điệu an lành, đưa âm thanh đi xa vào không gian tĩnh lặng. Biển vỗ về để lại dấu chân trên bãi cát, lùa những ngọn gió hiu hiu tạo thành những vệt sóng nhỏ bé. Qua bức tường kính to lớn, nhìn ra ngoài, đại dương vẫn lặng im, như một bức tranh lộng lẫy ngự trên tường.”

Vào thời điểm đó, các kiến trúc sư đã mường tượng ra thư viện họ sẽ xây dựng nằm tĩnh lặng trên bãi biển. Từ bên ngoài, nó giống như một hòn đá trải qua phong hoá, tinh khiết và rắn chắc; nhưng bên trong, nó chứa đựng những xúc cảm phức tạp và sâu lắng. Khi bước vào không gian này, người ta bắt đầu cảm nhận ánh sáng, làn gió nhẹ và âm thanh của biển. Điều tiếp theo họ sẽ cảm nhận được mối liên kết tâm linh giữa mỗi cá nhân và đại dương. Tại đây, mọi người có thể sống chậm lại, rũ bỏ những khoảng cách và nỗi cô đơn trong cuộc sống thị thành.

Thiết kế bắt đầu với từng phần. Thư viện gồm khu vực đọc sách, không gian thiền, phòng sinh hoạt, một quầy bar và khu vực nghỉ ngơi.
A- Khu vực đọc sách
Đại dương, một nhân tố luôn biến đổi từ sáng đến tối, từ xuân đến đông. Nó tựa như một vở diễn đặc sắc của tự nhiên. Để tạo dựng sân khấu cho đại dương, các kiến trúc sư đã xếp chồng những mặt phẳng để tạo nên các hàng ghế ngồi cao dần về phía sau, để mọi người có cái nhìn rộng mở về biển cả. Hướng về phía biển, toà nhà bao bọc bởi một loạt những tấm kính di động ở tầng trệt. Khi thời tiết đẹp, chúng được mở ra phía biển, kết nối không gian bên ngoài và bên trong. Trên đỉnh những bức tường này là các cửa sổ dọc theo chiều dài thư viện.

Để tránh những kết cấu nâng đỡ gây chia cắt không gian, tất cả giàn trên trần đều được đỡ bởi khung thép chạy phía trên cửa sổ. Hai bên khung thép, các kiến trúc sư đổ những khối thuỷ tinh thủ công vào giữa tường. Bức tường làm mềm đi vẻ cứng nhắc của khung thép. Hơn nữa, độ trong suốt của chất liệu này rất nhạy với ánh sáng. Nó chuyển đổi nguồn sáng tự nhiên và nhân tạo đến không gian bên trong và ngoài suốt ngày và đêm, giúp nhẹ nhàng thay đổi không khí trong toà nhà.

Trần nhà cong một nửa hướng về phía biển và gồm nhiều lỗ thông gió có đường kính 30cm, giúp điều hoà nhiệt độ trong thư viện. Trong ba mùa – xuân, hạ, thu, từ 1:00 tới 4:00 chiều mỗi ngày, ánh nắng sẽ lọt qua những khe nhỏ này và đưa ánh sáng vào trong không gian.


B – Không gian thiền
Không gian thiền nằm ngay bên cạnh khu vực đọc sách. Ngược lại với khu đọc phải sáng sủa, được hỗ trợ ánh sáng, rộng rãi và cởi mở, không gian thiền lại tối hơn, với độ tương phản ánh sáng cao, kín đáo và cách biệt. Có hai lối vào nhỏ, rộng 30cm, ở phía đông và tây của căn phòng. Một trong số chúng nằm ngang, còn lại thẳng đứng; một cửa để đưa ánh sáng của buổi bình minh còn một cửa để nắm bắt hơi thở buổi chạng vạng.

C – Phòng sinh hoạt
Phòng sinh hoạt là một không gian khá biệt lập. Bởi tính chất phải tổ chức các sự kiện đông đúc, nó được tách rời khởi khu đọc sách bằng một khu ngoài trời chắn giữa.
Cùng chiêm ngưỡng một vài hình ảnh khác của thư viện nhé!
.jpg?1433216416)
.jpg?1433216506)
.jpg?1433216879)


.jpg?1433216487)
.jpg?1433216506)
Chi tiết công trình:
- Văn phòng kiến trúc: Vector Architects
- Địa điểm: Nandaihe Pleasure City, Dai He Da Jie, Funing Xian, Qinhuangdao Shi, Hebei Sheng, Trung Quốc
- Kiến trúc sư trưởng: Gong Dong
- Kiến trúc sư dự án: Chen Liang
- Diện tích: 450 m2
Nguồn: archdaily
iDesign Must-try

Kasaya - nhà hàng chay với thiết kế lấy cảm hứng từ vạt áo cà sa

Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’

Tuyên truyền trong Thế chiến II (Phần 2)

‘Dyal Thak’ - cuộc sống trên cao nguyên Tây Tạng

Nokia đánh đổi logo mang tính biểu tượng của mình để trông ít di động hơn và ‘kỹ thuật số hơn’
