Thiết kế âm thanh: lĩnh vực sáng tạo thú vị ít người biết đến

Có nhiều điều sâu sắc về thiết kế âm thanh hơn là việc chỉ tạo ra hiệu ứng, Yuri Suzuki nói. Nhà thiết kế hiện đang sống tại London kể về 5 dự án thể hiện cách anh sử dụng thiết kế để phát triển mối quan hệ của chúng ta với tiếng ồn.

Sinh ra tại Nhật, Suzuki được huấn luyện để trở thành một nhà thiết kế hơn là một nhạc sĩ. Giờ đây anh đang là đối tác của agency thiết kế tầm cỡ Pentagram, làm việc với những tác phẩm sắp đặt, tương tác và thiết kế sản phẩm, cùng nghề tay trái là một DJ.

Những tác phẩm của Suzuki khám phá cách thế giới âm thanh có thể được tạo ra một cách hữu hình hơn, qua mối quan hệ của chúng với đồ vật và công nghệ.

“Rất nhiều âm thanh không được thiết kế tốt”

“Định nghĩa của tôi về thiết kế âm thanh thật sự bắt nguồn từ góc nhìn của một nhà thiết kế, nghĩ về cách ta có thể thiết kế âm thanh của môi trường xung quanh mình”, anh chia sẻ.

“Rất nhiều âm thanh trong môi trường không được thiết kế tốt, như khu vực những phương tiện công cộng chẳng hạn”, anh giải thích. “Tôi muốn mọi người biết rằng thiết kế sản phẩm có thể đem đến câu trả lời cho vấn đề này”.

Nhà thiết kế âm thanh đầu tiên tại Design Museum

Từ bây giờ đến tháng Một 2020, Suzuki sẽ giới thiệu vài dự án “ngộ nghĩnh và thú vị” của anh tại Design Museum ở London, cùng với tác phẩm sắp đặt Sound in Mind, một mạng lưới các ống nghe trong sảnh chính của toà nhà.

Anh là nhà thiết kế âm thanh đầu tiên tổ chức triển lãm ở bảo tàng, nhưng anh mong sẽ mang đến cảm hứng cho nhiều người trong ngành làm điều tương tự.

“Âm nhạc và âm thanh có thể giúp giao tiếp”, nhà thiết kế nói, “và vật chất có thể nhấn mạnh sự hiện diện của âm thanh”.

Dưới đây là 5 dự án mà Suzuki đặc biệt tự hào, mời bạn cùng khám phá.

Acoustic Pavilion/Sound in Mind

Bản sao đầu tiên của Sound in Mind được tạo ra bên trong nhà thờ Saint-Pierre vào năm 2015, một công trình kiến trúc do Le Corbusier thiết kế tại Firminy, Pháp. Du khách được mời đến để lắng nghe những âm thanh qua nhiều ống dẫn với dáng hình và kích thước khác nhau.

Sonic Playground

Theo chân Acoustic Pavilion, Sonic Playground là một loạt những chiếc kèn được sắp đặt bên ngoài High Museum of Art ở Atlanta, Georgia, vào năm 2018. Chúng được thiết kế để khuyến khích sự tương tác giữa những người lạ.

Một người có thể hét hoặc la vào ống, trong khi người còn lại sẽ đưa đầu vào phía khác để nghe tâm thanh phát ra. Nhiều hiệu ứng nhiễu thanh được áp dụng, và âm thanh phát ra từ nhiều dạng ống khác nhau sẽ vô cùng bất ngờ mỗi lần nghe thử.

OTOTO

OTOTO là thiết bị điện tử cho phép bạn biến mọi vật dụng thành nhạc cụ. Những chiếc kẹp cá sấu kết nối mọi thứ – từ vật rắn đến thể lỏng – đến một máy tổng hợp, sau đó bất cứ cú chạm nào cũng sẽ khiến thiết bị phát ra âm thanh.

Ta cũng có thể thay đổi loại âm thanh mà mỗi vật tạo ra.

Dự án bắt nguồn từ sự nhọc nhằn của Suzuki khi cố gắng hiểu về lập trình máy tính. Anh muốn khiến mọi thứ dễ dàng hơn với mọi người, dù không có nhiều kinh nghiệm, vẫn có thể tạo ra nhạc điện tử.

Colour Chaser

Một dự án khá giống đồ chơi nữa của Suzuki, anh thực hiện dự án này vì những khó khăn mình gặp phải khi làm nhạc. Mắc hội chứng khó đọc, một trong những thách thức khó khăn nhất của anh là không thể đọc được bản nhạc.

Colour Chaser được sinh ra từ ước muốn tạo ra loại nhạc có thể vẽ bởi bất cứ ai. Một con robot sẽ chạy theo đường vẽ bằng bút màu, mỗi khi nó đi qua một màu, nó sẽ xướng lên nốt tương ứng với màu đó.

 Amateur Music Production

Dự án này, Suzuki hợp tác cùng với Jerszy Seymour, cân nhắc về sự lên ngôi của âm nhạc số đồng nghĩa với những chất liệu cũ, như CD hay băng cát-xét, sẽ sớm trở thành những kỷ niệm trong trí nhớ.

Cặp đôi đã phát triển một thiết bị in ấn sơ khai cho phép mọi người tạo ra những bản thu vinyl của riêng họ, như những bản thu mà họ mua trên nền tảng số vậy.

“Các bản thu rất khó để sao chép, vì vậy bản thu giữ được giá trị vật chất của riêng mình”, Suzuki nói. “Điều này khiến tôi nghĩ về cách ta có thể tạo ra những bản thu một cách thủ công”.

Nguồn: Dezeen

Cùng tác giả

#Tag

âm nhạc âm thanh london sound design thiết kế âm thanh Yuri Suzuki

iDesign Must-try

Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Những chuyển động sáng tạo của vật thể được Hiếu Vũ lấy cảm hứng từ đời thường, đặc biệt là về âm nhạc. Tiếp sau đó là khoảnh khắc chủ…
After Dark - Ánh neon sặc sỡ và sự cô đơn chốn thị thành
After Dark - Ánh neon sặc sỡ và sự cô đơn chốn thị thành
Gợi lên cảm giác về cuộc hành trình trong đêm của một tâm trí mất ngủ, After Dark của nhiếp ảnh gia Liam Wong như bức tranh chốn đô thị…
Bộ nhận diện rung cảm như thanh âm của Sun Symphony Orchestra, dàn nhạc tư nhân Việt Nam
Bộ nhận diện rung cảm như thanh âm của Sun Symphony Orchestra, dàn nhạc tư nhân Việt Nam
Do Sun Group thành lập, Sun Symphony Orchestra là một trong những dàn nhạc tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Lấy cảm hứng từ tầm nhìn và hoài bão…
Sound of Metal - Một bộ phim âm nhạc ‘yên lặng’
Sound of Metal - Một bộ phim âm nhạc ‘yên lặng’
Cùng tìm hiểu bộ phim Sound of Metal đã đạt được những thành tựu điện ảnh nào!
Nhạc cổ điển - Vẻ quyến rũ trường tồn với thời gian
Nhạc cổ điển - Vẻ quyến rũ trường tồn với thời gian
Được xem là nền tảng khoa học của mọi dòng nhạc, qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nhạc cổ điển đã và đang đóng một vai trò vô…