Những giai thoại li kì đằng sau 7 màu sắc quen thuộc trên thế giới

Một bộ sưu tập hiếm hoi được cất giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật Harvard – nhưng chúng không phải tác phẩm về nghệ thuật.

Đây là bộ sưu tập Pigment Forbes (Sắc tố Forbes) – kho chứa của hơn 2.500 sắc tố từ khắp nơi trên thế giới, được các nhà hóa học và sử học tìm hiểu về cách các nghệ sĩ đã sử dụng vật liệu qua nhiều thế kỷ.

Các mẫu màu này lưu trữ trong lọ thủy tinh và được ghi chép lại quá trình tạo ra. Bên cạnh đó, chúng cũng được ghi lại trong cuốn An Atlas of Rare & Familiar Colour, mỗi chương đề cập đến bài luận về lịch sử của chúng cùng với hình ảnh minh họa đặc sắc.

Narayan Khandekar, một nhà khoa học bảo tồn cấp cao – người chỉ đạo chương trình bảo tồn nghệ thuật Harvard và giám sát bộ sưu tập sắc tố. Ông đã sử dụng sắc tố để phân tích khoa học và xác định cách khôi phục để kiểm chứng các bức tranh. Ví dụ, Khandekar đã kiểm tra một loạt các bức tranh có thể đã được vẽ bởi Jackson Pollock và ông đã kết luận chúng là giả; vì sắc tố đỏ có trong tác phẩm xuất hiện vào những năm 1970 – thập kỉ sau khi Pollock mất.

Phía sau các sắc tố ấy là những giai thoại ly kỳ, dưới đây là bảy câu chuyện đặc biệt nhất trong bộ sưu tập. Cùng iDesign khám phá nhé!

1. Màu vàng được làm từ nước tiểu bò

Ball of Raw Indian Yellow, Charles Roberson & Co., Vương quốc Anh, 1914.
Ảnh bởi Pascale Georgiev cho Atelier Éditions

Câu chuyện kể rằng những người ở làng Mirzapur ở Bihar, Ấn Độ cho bò ăn lá xoài, sau đó lấy nước tiểu màu vàng tươi và biến chúng thành thuốc nhuộm. Thuốc nhuộm được bán trong các quả cầu có kích thước bằng quả bóng golf – một số trong số chúng hiện đang được sưu tập tại Harvard. Nhưng câu chuyện trên có thể là một giai thoại; chỉ có một nhân chứng từ năm 1883 có thể mô tả chính xác cách thức tạo ra sắc tố này. Để tìm hiểu thêm, nhà sử học nghệ thuật Victoria Finlay đã đến Mirzapur vào năm 2001. Ông không tìm thấy có thuốc nhuộm màu vàng trong làng, và trong cuốn sách của Findlay mô tả rằng “mọi người đã cười chảy nước mắt khi nghe câu chuyện tạo ra sắc tố vàng từ nước tiểu bò.”

Tuy nhiên, Finlay cũng nhận thấy một khu vườn xoài nơi chăn trâu bò, và cha của Khandekar, người lớn lên ở Ấn Độ, nói rằng cây xoài thường phát triển hoang dã, ở khắp mọi nơi, vì lẽ đó mà mọi người nghĩ rằng màu vàng được tạo ra từ nước tiểu bò. Thêm bằng chứng khoa học gần đây cũng cho thấy có chất chuyển hóa của động vật và thực vật trong sắc tố. Nhưng nó vẫn còn khó để nói câu chuyện trên là giai thoại hay là có thật. “Có vẻ như nó chỉ thật sự đúng một phần nào đó” Khandekar nói.

2. Màu xanh còn đắt hơn vàng

 

Gunjo (Ultramarine), Nhật Bản, 1931. Ảnh bởi Pascale Georgiev cho Atelier Éditions

Bột màu xanh Ultramarine từng là thứ để thể hiện địa vị xã hội. Chúng được đào ở Đông Bắc Afghanistan trong thế kỉ 14 & 15, sau đó được đưa xuống núi trên lưng những con lừa và cuối cùng được vận chuyển bằng tàu để đến điểm cuối cùng. Thật là khó để tin rằng nó cực kì đắt tiền – thậm chí đắt hơn vàng. Khandekar nói rằng nhiều người đã sử dụng màu xanh cho việc trang trí bàn thờ để thể hiện sự tôn kính.

Vì sắc tố này có giá trị cao nên một số cửa hàng tạo ra nhiều mánh khóe để thu lợi, họ sử dụng một chất rẻ hơn là đá azurite, sau đó bao phủ bằng một lớp siêu mỏng bột màu xanh Ultramarine. Một số khác sẽ pha trộn đá azurite hoặc thủy tinh màu xanh với bột Ultramarine với hy vọng khách hàng không tinh tường nhận thấy.

Bột màu Ultramarine cuối cùng cũng bị soán ngôi vào năm 1826, khi một nhà hóa học phát hiện ra một phiên bản tổng hợp tạo ra màu xanh rực rỡ và dễ có hơn nhiều.

3. 12,000 động vật thân mềm để đổi lấy 1,4gr màu tím

 

Ốc Murex, Sidon, tại thị trấn cảng biển của Phoenicia cổ đại (nay là Sidon, Liban)

[Ảnh: Pascale Georgiev dành cho Atelier Éditions]

Màu tím là một câu chuyện huyền thoại – nó được cho là phát hiện khi con chó của anh hùng người Hy Lạp Hercules đang ăn một con ốc trên bãi biển và chạy trở lại với chủ của mình với một mõm màu tím sáng. Sau đó màu tím Tyrian được tạo ra bằng cách ép lấy chất lỏng từ một con ốc gai thân mềm, ban đầu nó có màu đỏ rồi thành màu tím sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Giống như màu xanh Ultramarine, nó đắt khủng khiếp, với 12.000 con ốc chỉ tạo ra 1,4 gram chất màu tím Tyrian. Nhưng thế giới cổ đại vô cùng giàu có: ở Rome cổ đại, áo choàng các thượng nghị sĩ nhuộm màu tím để thể hiện sự thịnh vượng. Nhưng tất cả đã thay đổi vào năm 1856 khi một nhà hóa học lấy được chất nhuộm màu từ than đá rẻ hơn rất nhiều, và thời đại hoàng kim của màu tím Tyrian kết thúc tại đây.

4. Màu nâu từ xác ướp người

 

Hai ống màu nâu từ xác người, được sản xuất bởi Charles Roberson và Co. Harvard Art Museums/

Trung tâm Bảo tồn và Nghiên cứu Kỹ thuật Straus, Bộ sưu tập Sắc tố Forbes.
Ảnh bởi Viện bảo tàng nghệ thuật Harvard /
Chủ tịch và nghiên cứu sinh của Đại học Harvard

Khandekar nói rằng người ta thường khao khát tạo ra màu nâu đẹp đẽ, tráng lệ mà các bậc thầy như Rembrandt và Titian sử dụng trong bức tranh của họ. Điều này đã dẫn đến nhiều cuộc thử nghiệm để có được màu nâu, một trong số đó đã được đưa vào cuốn sách lịch sử: nghiền các xác ướp để làm thuốc màu. Đúng thế, thuốc màu nâu được làm từ những xác ướp con người.

“Có nhiều người thật bất kính,” Khandekar nói, và thực tế là xác ướp cũ đã được sử dụng trong vô số cách, như biến vải lanh cũ thành giấy hoặc thậm chí đốt cháy xác người để làm nhiên liệu. Nhưng khi nói đến sắc tố màu nâu từ xác ướp, chúng lại tạo nên một điều thần bí: “Bạn đang lấy một điều kỳ diệu từ một xã hội khác và kết hợp nó vào tác phẩm nghệ thuật của bạn,” ông nói.

Theo như các nhà hóa học nghệ thuật được biết, không có bức tranh nào được xác định là đã sử dụng màu nâu từ xác ướp – chỉ có những câu chuyện và giả thuyết đặt ra. Bây giờ, Khandekar và nhóm của ông đang nghiên cứu bức tranh của họa sĩ Juan Pantoja de la Cruz, một họa sĩ của triều đình Tây Ban Nha trước Diego Velazquez, người tuyên bố sử dụng màu nâu từ xác ướp. Họ sẽ tìm sự thật dựa vào hóa học, để xác định xem anh ta có thực sự sử dụng xác ướp của người.

5. Màu đỏ cánh kiến – một chuẩn mực của hàng hóa thời đế quốc Tây Ban Nha

 

Màu đỏ Cochineal. Ảnh bởi Pascale Georgiev dành cho Atelier Éditions

Ở châu Âu thời trung cổ, màu đỏ có nguồn gốc từ các côn trùng sống trên cây sồi Kermis ở Địa Trung Hải. Chúng được gọi là sâu kermes đỏ và rất khó bắt, vì vậy màu đỏ không được sử dụng thường xuyên như những màu khác. Nhưng khi người Tây Ban Nha chiếm thế giới mới, họ phát hiện ra rằng người bản địa đã sử dụng một con bọ cánh cứng khác để nghiền nát và lấy sắc tố đỏ – đó là cánh kiến đỏ, sống trên những cây xương rồng nopal. Những con rệp son tạo ra màu đỏ được sử dụng trong hầu hết các mặt hàng dệt Mỹ Latinh, và người Aztec cũng đã tích cực thu hoạch những con rệp son này.

 

Cochineal từ bọ cánh cứng.

Bảo tàng Nghệ thuật Harvard / Trung tâm Bảo tồn và Nghiên cứu Kỹ thuật Straus,
Bộ sưu tập Sắc tố Forbes.
Ảnh bởi Viện bảo tàng nghệ thuật Harvard /
Chủ tịch và nghiên cứu sinh của Đại học Harvard

Sau khi chinh phục châu Mỹ Latinh, Cochineal mang lại cho Đế quốc Tây Ban Nha sự giàu có – đó là thứ hàng hóa mang lợi nhuận thứ hai sau bạc. Ngày nay, Peru xuất khẩu nhiều loài bọ Cochineal hơn so với thời Đế quốc Tây Ban Nha cai trị. Nó được sử dụng trên khắp thế giới để làm màu son môi, bánh red velvet, và thậm chí là món Strawberry Frappuccino.

6. Sự ra đời của bút chì màu xanh

 

Màu xanh YInMn. Ảnh bởi Pascale Georgiev cho Tạp chí Atelier

Bộ sưu tập này còn có các màu sắc hiện đại như màu xanh biển YInMn, được giáo sư Mas Ornaganian của Đại học Oregon State phát hiện vào năm 2009. Đây là chất màu xanh vô cơ tổng hợp đầu tiên, có nghĩa là nó được tạo ra bởi con người, ngoài các hợp chất không chứa carbon, oxy, ni tơ – kể từ khi thuốc nhuộm coban được phát hiện năm 1802.

“Đó là sự may mắn, nhưng cũng là một rắc rối, bởi vì chúng tôi không tìm kiếm thấy nó”, Subramanian nói với tôi năm ngoái. “Hầu hết các khám phá khoa học đều đến từ một nơi bất ngờ.” Giờ đây, Crayola đã đưa màu xanh YInMn vào bộ bút chì màu tên là “Bluetiful”.

 

 

Bút chì màu xanh YInMn mang tên “Bluetiful”. (Ảnh bởi Crayola)

7. Chất độc màu vàng trong đồ chơi Lego

iD-bay-sac-to-dac-biet-

Chì trắng (Ảnh bởi Pascale Georgiev cho Tạp chí Atelier)

Không phải tất cả các sắc tố ở quanh nhà đều tốt. Khandekar nói rằng đồ chơi Lego sử dụng sắc tố cadmium cho đến những năm 1970 và sắc tố này phổ biến trong nhiều trong đồ chơi trẻ em có màu vàng, bao gồm cả búp bê Barbies và Pony. Ngọc lục bảo, các chất làm từ đồng và asen, được sử dụng trong giấy dán tường và chì trắng tìm thấy ở đồ chơi và sơn. Các vật liệu độc hại xung quanh nhà vẫn là một vấn đề đáng quan ngại; một nghiên cứu gần đây cho thấy đồ chơi cũ có thể từ những thời kỳ trước, mặc dù đã qua những kiểm định khắt khe nhưng cũng có dấu hiệu của chất cadmium, asen, chì, và nhiều chất gây hại khác.

Sử dụng sắc tố độc hại đã bắt nguồn từ thời cổ đại, nơi mà mỹ phẩm được làm từ thủy ngân đỏ. Trong thời kỳ La Mã và đế quốc Anh, phụ nữ sử dụng chì trắng như một loại phấn nền để phủ lên khuôn mặt (dần về sau chất độc sẽ khiến lột da mặt, rụng tóc và răng đổi màu).

 

Biên tập: Thao Lee
Nguồn: fastcodesign

Cùng tác giả

#Tag

lịch sử màu sắc màu sắc

iDesign Must-try

7 yếu tố thị giác cơ bản trong nghệ thuật và thiết kế: Màu sắc
7 yếu tố thị giác cơ bản trong nghệ thuật và thiết kế: Màu sắc
Màu sắc là yếu tố thị giác tạo ra hiệu ứng mạnh nhất tới cảm xúc của chúng ta. Chúng ta sử dụng màu sắc để tạo ra tâm trạng…
Synesthetic Letters: khi con chữ được nhuộm màu trong tiềm thức
Synesthetic Letters: khi con chữ được nhuộm màu trong tiềm thức
Trong thế giới của những người mắc hội chứng Synesthesia, các giác quan thường dược liên kết chặt chẽ với nhau. Dự án Synesthetic Letters của Dasha Pears và Jane…
8 xu hướng màu sắc sẽ ‘thống trị’ thế giới năm 2021
8 xu hướng màu sắc sẽ ‘thống trị’ thế giới năm 2021
Những gam màu của năm 2021 thiên về sự tươi trẻ, trung lập, gần với màu tự nhiên.
Từ A - Z các thuật ngữ nghệ thuật có thể bạn chưa tỏ tường (phần 6)
Từ A - Z các thuật ngữ nghệ thuật có thể bạn chưa tỏ tường (phần 6)
iDesign xin giới thiệu với bạn đọc một số thuật ngữ (theo thứ tự từ A-Z) có thể bạn đã nghe qua nhưng chưa thật sự hiểu rõ, từ đó…
/sáng tạo lạ/ Nghề thiết kế bánh: Bạn sẽ là một chiếc bánh như thế nào khi được Lauren Ko nhào nặn?
/sáng tạo lạ/ Nghề thiết kế bánh: Bạn sẽ là một chiếc bánh như thế nào khi được Lauren Ko nhào nặn?
Khi tự giới thiệu mình là một nhà thiết kế bánh, Lauren Ko thường nhận cái nhìn khó hiểu từ người đối diện, cho đến khi cô mở trang Instagram…
/nhân vật/ David Esquivel vẽ tranh từ những sự kiện lạ lùng trong cuộc sống
/nhân vật/ David Esquivel vẽ tranh từ những sự kiện lạ lùng trong cuộc sống
Màu sắc táo bạo và sự đơn giản khiêm tốn chính là những thứ thu hút khán giả đến với các tác phẩm của David Esquivel. Bạn không bao giờ…