Từ A - Z các thuật ngữ nghệ thuật có thể bạn chưa tỏ tường (phần 6)

iDesign xin giới thiệu với bạn đọc một số thuật ngữ (theo thứ tự từ A-Z) có thể bạn đã nghe qua nhưng chưa thật sự hiểu rõ, từ đó nới rộng hơn tầm hiểu biết trong kiến thức về lịch sử nghệ thuật đầy thú vị này!



T

*

Tableau (tableau vivant) – Những ‘hoạt cảnh sống’

Tableau mô tả một bức tranh hoặc ảnh có nhân vật được sắp xếp sao cho hiệu ứng tạo ra tôn được mặt thẩm mỹ hoặc gây ấn tượng mạnh, nhân vật như bị thu hút vào chính bối cảnh và hoàn toàn không hay biết về sự tồn tại của người xem.

The Dining Room (Francis Place) I 1997 Sarah Jones


Thuật ngữ lần đầu tiên được sử dụng vào thế kỷ thứ mười tám bởi nhà triết học người Pháp Denis Diderot để mô tả các tranh có bố cục này. Những bức tranh tableau rất tự nhiên và chân thực, gây cảm giác ngăn cách người xem ra khỏi hoạt cảnh trong tranh đang diễn ra và khiến người ngắm tranh càng thăng hoa trong cảm xúc hơn bao giờ hết.

Édouard Manet, Luncheon on the Grass (1863)

Vào những năm 1860, khái niệm tableau bị lung lay ít nhiều do Édouard Manet, người với mong muốn tạo ra những bức tranh thực tế hơn là lý tưởng hóa, đã dứt khoát từ chối khái niệm hoạt cảnh như Diderot đề xuất. Thay vào đó, Manet vẽ các nhân vật của mình như đang mặt đối mặt bộc trực và thách thức người xem.

Christ in the House of His Parents (‘The Carpenter’s Shop’) 1849-50
vẽ bởi Sir John Everett Millais

Vào những năm 1970, một nhóm các nghệ sĩ trẻ đầy tham vọng như Jeff WallAndreas Gursky bắt đầu tạo ra những bức ảnh khổ lớn, giống như những bức tranh, được thiết kế để treo trên tường. Kết quả là những nhiếp ảnh gia này cũng dần tham gia vào những vấn đề tương tự cho thấy sự tiếp nối liền mạch của tableau trong nghệ thuật đương đại.

A Sudden Gust of Wind (vẽ theo Hokusai) 1993 bởi Jeff Wall
Jason (2000) bởi nhiếp ảnh gia Seamus Nicolson
The Departure of Fruit and Vegetables from the Heart of Paris, 1969 1969-1971
nghệ sĩ: Raymond Mason

Tempera – Màu keo

Tempera là kỹ thuật vẽ tranh với các chất màu (pigment) được kết dính trong nhũ tương có thể hòa tan trong nước (water-soluble emulsion), chẳng hạn như nước và lòng đỏ trứng, hoặc nhũ tương có tính dầu trong nước như dầu và cả quả trứng.

Meredith Frampton, Nude with Flying Swans, 1919


Một số loại sơn tempera được tạo ra bằng nhũ tương nhân tạo bằng chất gum hoặc keo. Theo truyền thống, tempera được áp dụng với tranh được hỗ trợ trên các giá đỡ cứng như pa-nô gỗ, màu sơn thông thường sẽ khô thành một lớp màng cứng.

Luca Signorelli
Madonna of Mercy with St Sebastian and St Bernardino da Siena (1490)
Sandro Botticelli
Madonna of the Book (1480)

Tempera cũng được sử dụng nhiều trong các tranh tôn giáo vào đầu thời kì Phục hưng.

họa sĩ người Ý Marzio Tamer chia sẻ về kinh nghiệm
thực hiện màu tempera cho các bức tranh của ông

Tone : Màu sắc + các sắc thái màu tạo ra từ đen và trắng

Le Bec du Hoc, Grandcamp,1885
Georges Seurat

Trong hội họa, tone (hay đôi khi còn gọi là value) đề cập đến độ sáng hoặc tối tương đối của một màu. Một màu có thể có vô số các tone khác nhau. Đôi khi, nó cũng có nghĩa là chính màu sắc. Ví dụ, khi Vincent van Gogh viết “Tôi có phóng đại sự thật về mái tóc, thậm chí sử dụng cái tone cam, chrome và màu vàng chanh nhạt”, ông thực chất đang đề cập đến những màu đó ở một giá trị tone màu cụ thể. Trong lý thuyết nổi tiếng về hội họa của mình, họa sĩ người Pháp Georges Seurat mô tả cách sử dụng màu sắc (teinte) và tông màu (ton) để tạo ra các hiệu ứng cảm xúc cụ thể: ‘Sự rực rỡ (trong tranh) có được là nhờ việc biết sử dụng độ sáng chi phối chính về tone và biết cách dùng các màu ấm áp đang thịnh hành.’

Thuật ngữ này dường như đã được sử dụng rộng rãi với sự gia tăng của việc kí họa từ thực tế vào thế kỷ 19, khi các nghệ sĩ bắt đầu quan tâm đến việc xác định và tái tạo đầy đủ các tông màu được tìm thấy trong một chủ đề cụ thể. Điều này dẫn đến sự quan tâm về màu sắc trong tương quan của chính nó lẫn trong lý thuyết về màu.

Harmony in Grey and Green: Miss Cicely Alexander (1872-4)
vẽ bởi James Abbott McNeill Whistler

Tuy nhiên, tone cũng là một thuật ngữ âm nhạc và việc sử dụng nó liên quan đến hội họa phản ánh lý thuyết rằng hội họa có thể giống như âm nhạc, điều ngày càng trở nên quan trọng từ khoảng năm 1870. Từ khoảng thời gian đó, họa sĩ J.A.M.Whistler đã tạo ra các bức tranh bằng cách sử dụng rất ít các tone của chỉ một hay hai màu có liên quan chặt chẽ với nhau và đặt cho chúng những tựa đề liên quan đến âm nhạc. Loại tranh này được gọi là tonal painting. Năm 1908, trong cuốn A Painter’s Notes, Henri Matisse đã viết: “Khi tôi tìm ra mối quan hệ của tất cả các tone màu, kết quả phải là sự hòa hợp sống động của tất cả các màu sắc, một sự hòa hợp không khác gì của một bản nhạc“.

The uncanny – Sự kỳ lạ thân quen

Đây là một khái niệm trong nghệ thuật có liên quan đến nhà tâm lý học Sigmund Freud. Ông mô tả cảm giác khó tả và đầy lo lắng khi ta trông thấy các vật thể quen thuộc được đặt trong những bối cảnh kì lạ.

Salvador Dalí, Metamorphosis of Narcissus (1937)


Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng bởi bác sĩ tâm thần người Đức Ernst Jentsch trong bài luận của ông mang tên Psychology of the Uncanny, năm 1906. Jentsch nhắc tới thuật ngữ uncanny (hay ‘unheimlich‘ trong tiếng Đức) – là một thứ mới mẻ và chưa được biết đến mà thoạt đầu thường bị xem là mang tính tiêu cực.

Tuy nhiên, bài luận The Uncanny (1919) của Sigmund Freud đã định vị lại ý tưởng này trông như một ví dụ khi có cái gì đó xảy ra có thể vừa quen thuộc nhưng lại vừa xa lạ. Ông gợi ý rằng ‘unheimlich’ đặc biệt đối lập với từ‘heimlich’ (có thể có nghĩa là bình dị và quen thuộc nhưng cũng mang tính bí mật hoặc riêng tư). Vì vậy, ‘Unheimlich’ không chỉ là một ẩn số, mà theo lập luận của Freud, còn phơi bày một điều gì đó bị che giấu hoặc bị kìm nén. Ông gọi nó là ‘sự đáng sợ dẫn ta trở lại những điều được biết đến như đã rất cũ xưa và quen thuộc từ lâu.’

Các nghệ sĩ, bao gồm cả những người gắn liền với chủ nghĩa Siêu thực đã dựa trên mô tả này và tạo ra các tác phẩm nghệ thuật kết hợp nhiều thứ quen thuộc theo những cách bất ngờ để tạo ra cảm giác kỳ lạ thân quen này.

Giờ đây, thuật ngữ ‘uncanny valley‘ cũng được áp dụng cho các tác phẩm nghệ thuật và hoạt hình hoặc trò chơi điện tử mô phỏng lại địa điểm và con người gần gũi đến mức tạo ra cảm giác kỳ lạ tương tự.


U

*

Underground art – Nền nghệ thuật không chính thống

Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng trong mối liên quan đến hiện tượng văn hóa của những năm 1960 và đầu những năm 1970. Nó thường ám chỉ đến các nhóm nghệ sĩ, nhà văn, nhà sáng tạo và nhà tư tưởng tồn tại bên ngoài nền văn hóa đại chúng.

Banksy, Love in the Time of Coronavirus

Underground art được thể hiện trong những gì được gọi là báo chí ngầm (underground press), các tạp chí như Oz, International Times, East Village Otherand, The San Francisco Oracle và ấn bản truyện tranh ở khu vực Bờ Tây nước Mỹ. Những tiền thân của underground art có thể được biết đến với các phong trào như Beat Generation Paris Existentialists.


Ngày nay, thuật ngữ underground art được sử dụng để mô tả một nhánh văn hóa phụ của nghệ thuật (subculture of art), như nghệ thuật graffiti hoặc nghệ thuật truyện tranh. Kể từ cuối những năm 1990, internet đã trở thành một diễn đàn cho underground art nhờ khả năng giao tiếp miễn phí với nhiều đối tượng và không cần sự hỗ trợ của một cơ sở nghệ thuật nào.


Biên tập: Lệ Lin
Tranh và lời: Tổng hợp từ Tate và nhiều nguồn khác


Cùng tác giả

#Tag

ánh sáng art group art movement banksy Lệ Lin màu sắc nhóm nghệ sĩ op art tableau tempera tone Từ điển Nghệ Thuật uncanny uncanny valley underground art

iDesign Must-try

7 yếu tố thị giác cơ bản trong nghệ thuật và thiết kế: Màu sắc
7 yếu tố thị giác cơ bản trong nghệ thuật và thiết kế: Màu sắc
Màu sắc là yếu tố thị giác tạo ra hiệu ứng mạnh nhất tới cảm xúc của chúng ta. Chúng ta sử dụng màu sắc để tạo ra tâm trạng…
Đây có thật là Nghệ thuật?
Đây có thật là Nghệ thuật?
Hãy nghĩ tới cuộc tranh cãi không hồi kết về việc đâu mới thực sự là nghệ thuật. Đây là đề tài của không ít bài báo, triển lãm hay…
Đa dạng sắc thái ánh sáng được cô động trong những bức tranh của nữ hoạ sĩ Mmyeran
Đa dạng sắc thái ánh sáng được cô động trong những bức tranh của nữ hoạ sĩ Mmyeran
Lung linh, chói loà, nhập nhoạng, mịt mù - vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của ánh sáng dường như được đóng băng trong những bức hoạ của nữ hoạ…
Synesthetic Letters: khi con chữ được nhuộm màu trong tiềm thức
Synesthetic Letters: khi con chữ được nhuộm màu trong tiềm thức
Trong thế giới của những người mắc hội chứng Synesthesia, các giác quan thường dược liên kết chặt chẽ với nhau. Dự án Synesthetic Letters của Dasha Pears và Jane…
6 bức tranh lột tả chính xác nền văn hóa ‘đậm chất Mỹ’ của thế kỷ 20 từ Norman Rockwell
6 bức tranh lột tả chính xác nền văn hóa ‘đậm chất Mỹ’ của thế kỷ 20 từ Norman Rockwell
Norman Rockwell nổi tiếng với những hình ảnh lý tưởng về lịch sử Hoa Kỳ