Ngoài nàng Saoirse Ronan nổi loạn, “Lady Bird” còn 6 diễn viên xuất sắc khác

Có lẽ điều đáng chú ý nhất về “Lady Bird” – một bộ phim không thiếu những điều đáng chú ý – là cách đạo diễn Greta Gerwig cố gắng gói gọn nhiều mảnh đời vào một khoảng thời gian cô đọng súc tích. Với 93 phút gọn ghẽ kể về năm cuối cấp trung học của nhân vật nữ chính cùng những tình tiết thú vị, câu chuyện về tuổi trưởng thành này bằng cách nào đó làm cho các nhân vật phụ như những con người thực sự, niềm hy vọng và khó khăn của họ vẫn được tiếp diễn kể cả khi họ tách xa khỏi cuộc đời của Lady Bird.

Từ cha mẹ của Lady Bird, vị linh mục điều hành chương trình kịch nghệ của trường, đến gã đểu đã lấy đi “lần đầu” của cô, bạn có thể nghĩ rằng Gerwig đã dành cả bộ phim này cho tất cả các thành viên trong dàn diễn viên của mình. 

Đây là câu chuyện được kể qua lăng kính rất đặc biệt mà Gerwig chủ động muốn chúng ta thấy. Với Lady Bird, thế giới chỉ rộng lớn bằng một ai đó có ý nghĩa với cô tùy theo từng thời điểm. Như khoảnh khắc lần đầu tiên cô thấy Kyle chơi nhạc (hoàn toàn quên mất Danny đang đứng ngay bên cạnh) và mỗi chúng ta đều như thế ở lứa tuổi đó.

Lady Bird và Kyle

Một trong những niềm vui lớn lao của bộ phim là nó nhắc nhở rằng ai cũng có thể yêu quý bản thân một cách hơi ích kỉ, nhưng không ai có thể tự mình lớn lên cả.

Vì vậy, dù Saoirse Ronan xứng đáng nhận được hầu hết sự chú ý, nhưng sự thể hiện phi thường, đầy hiệu quả của cô trong phim gần như đã làm che khuất sự thật rằng: đây là bộ phim có dàn diễn viên xuất sắc nhất trong năm. Và như một lời vinh danh đến những vai diễn đã làm nên thành công của phim – cũng là một minh chứng cho những kỳ công của Gerwig, dưới đây là sáu nhân vật phụ xuất sắc nhất của “Lady Bird”:

6. Xơ Sarah-Joan (Lois Smith)

“Con không nghĩ tình yêu và sự chú ý đôi khi cũng giống nhau sao?”

Xơ Sarah-Joan chỉ có hai phân cảnh chính, nhưng vị giáo viên già và sắc sảo này đã nhìn thấu Lady Bird hơn bất cứ ai. Là một nhân vật giàu lòng bác ái được thể hiện bởi diễn viên gạo cội Lois Smith, Xơ Sarah-Joan là người đầu tiên để ý đến bản tính thích thể hiện của Lady Bird. Không như mẹ cô, bà biết cách giúp cô bé quên đi những khuyết điểm của mình mà không cần phải khuyên bảo sáo rỗng.

“Môn toán không phải là thứ mà con giỏi ‘khủng khiếp’ nhỉ?” Bà hỏi, với tông giọng chuyển biến nhẹ nhàng từ mỉa mai sang một câu hỏi tu từ.

Tất nhiên với bản tính của mình, Lady Bird không thể để phí lòng tốt ấy của bà nên đã phá xe của Xơ. Cảnh phim này thật khó chịu vì chúng ta đều biết Lady Bird yêu quý người thầy của mình như thế nào. Nhưng tình tiết này hoàn toàn hợp lý. Vì đây là mấu chốt không chỉ để Xơ Sarah-Joan chia sẻ khiếu hài hước đầy bất ngờ của bà, mà còn tinh tế tháo gỡ những cảm xúc hỗn loạn trong lòng Lady Bird về việc muốn bỏ nhà ra đi chỉ bằng một câu thoại. Có thể Lady Bird là một học sinh bà yêu quý, hoặc Xơ Sarah-Joan làm thế với mọi cô gái vì bà biết được giá trị thật sự của việc để tâm đến những người luôn cần được chú ý.

5. Kyle Scheible (Timothée Chalamet)

“Em rồi cũng sẽ có những lần làm tình hời hợt trong đời.”

Đầu tiên, cậu ấy không chỉ là Kyle, mà còn là Kyle Scheible. Hai âm tiết cuối cùng thực sự nói lên tất cả. “Scheible” không phải là một thiếu niên đáng yêu; “Scheible” là tên viết tắt ám chỉ một gã ngốc thường hay xuất hiện trong những bộ sitcom. Và có thể đó sẽ là kiểu người của Kyle khi lớn lên, nhưng bây giờ cậu ta chỉ là Kyle, tay bass mơ mộng đang cố gắng quá nhiều để lết qua năm cuối cấp.

Tất cả mọi thứ về Kyle đều buồn cười, bởi tất cả mọi thứ đều rất thật. Đó là một đứa trẻ kiêu ngạo đỏm dáng, loại người vẫn tỏa sáng cả khi luôn lạnh lùng kênh kiệu, là kiểu người mà cô gái nào cũng muốn dành cho “lần đầu”. Dù loại nhân vật có tính cách “lộng lẫy” như vậy rất dễ bị biến thành kệch cỡm, Timothée Chalamet lại thể hiện vai này rất tự nhiên. Đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa giả vờ và hồn nhiên, chúng ta cười Kyle nhưng không xem cậu như một trò đùa.

Và trong khi cái họ “Scheible” có vẻ là điều chân thật nhất ở con người này thì Lady Bird lại phát hiện ra điều ngược lại khi cô nhìn thấy người cha bị bệnh sắp chết của Kyle trong phòng khách. Gerwig đợi cho đến khi chúng ta đánh giá nhân vật, dần dần xem thường cậu trai này này rồi mới lật kịch bản. Đến cuối cùng, Kyle vẫn chỉ là một cậu bé đang cố gắng tập quen với cảm xúc của mình trước khi quá muộn.

4. Cha Leviatch (Stephen McKinley Henderson)

“Họ đã không hiểu.”

Trong kịch bản của Gerwig, đây là mô tả duy nhất mà bà viết cho Cha Leviatch: “Có điều gì đó vừa buồn cười lại vừa buồn bã về ông ấy.” Và thật ra, đó có thể là điều mà tất cả mọi đứa học trò nghĩ về giáo viên của mình. Các giáo viên thường không muốn bị chú ý quá nhiều về bản thân; họ luôn luôn cố gắng “đánh lạc hướng” bọn trẻ và làm chúng không để ý đến con người thật của mình. Nhưng dù Lady Bird có thể không nhận ra nỗi đau mơ hồ mà Cha Leviatch đang kìm nén, đạo diễn Gerwig vẫn đảm bảo rằng chúng ta thấu hiểu được cảm giác ấy.

Chúng ta không thực sự biết rõ nỗi buồn của ông, cũng không nhất định phải biết – bất kể nỗi muộn phiền nào ông đang gặm nhấm, ông cũng không thể tự mình giải thoát. Ông đơn độc và chịu đựng nhiều mất mát nhưng tuyệt đối không cho phép học sinh của mình biết. Giáo viên là người dẫn dắt học sinh về cách sống, nhưng Leviatch lại có quá nhiều vết nứt trong lòng để có thể che giấu. Diễn viên Stephen Henderson đã thể hiện tài tình những cảm xúc ấy, gói gọn những gì thuần túy nhất vào cái cách ông cầu xin mẹ của Lady Bird không nói cho con gái biết ông đang yếu đuối thế nào. Đó là lý do vì sao vai diễn này được xây dựng trong gần sáu tháng, dù chỉ có mặt trên màn hình trong khoảng 90 giây.

3. Julie Steffans (Beanie Feldstein)

“Nói thật nhé, tớ đã mua váy cả tháng rồi. Nó màu tím và cậu sẽ rất thích.”

Từ người bạn tốt điển hình được nâng tầm thành một nhân vật nghệ thuật, Julie Steffans không chỉ đơn thuần là đứa bạn bồ tèo. Sự thể hiện xuất sắc của Beanie Feldstein đã khiến nhân vật này không chỉ tồn tại dưới cái bóng của Lady Bird. Cô nàng rất cẩn thận với những gì thể hiện ra bên ngoài, như cách cô cảm nắng vị giáo sư của mình, hoặc sự hào phóng khi cho phép bạn thân của mình là trung tâm của sự chú ý. Vì thế, thật mủi lòng làm sao khi có một khoảnh khắc hiếm hoi mà Julie bộc lộ lòng tự trọng ở phân cảnh cô biết mình được chọn diễn cùng với “crush” trong vở kịch ở trường.

“Đó có lẽ là cơ hội duy nhất của tớ, cậu có biết không?”

Có thể Lady Bird quá bận tập trung vào bản thân mình, nhưng Julie đã tha thứ cho cô. Không phải vì cô quá tuyệt vọng trong tình bạn này mà cho phép mình nhượng bộ, mà còn bởi vì cô luôn nhìn nhận nỗi đau theo đúng bản chất của chúng, và luôn đánh giá người khác theo mặt tốt của họ thay vì những điểm xấu.

2. Larry McPherson (Tracy Letts)

“Oh chết tiệt.”

Là một nhà soạn kịch đoạt giải Pulitzer với các vai diễn trong phim “Indignation” và “The Lovers”, diễn viên Tracy Letts trở thành một nhân vật không thể thiếu từ màn ảnh rộng cho đến sân khấu kịch. Trong phim ông đóng vai bố của Lady Bird, một người đàn ông đáng mến giữa hai người phụ nữ bất trị. Với vai “thiên thần”, nhân vật của Letts luôn hòa giải cho mối quan hệ bất ổn giữa người vợ khó tính và cô con gái thiếu niên đầy nổi loạn – vào giai đoạn đầu của bộ phim, đó là vai trò duy nhất của ông.

Nhân vật này được xây dựng như một sự tuyệt vọng trong thầm lặng (ông đang vật lộn với bệnh trầm cảm trong nhiều năm), và rõ ràng là bị tổn thương sâu sắc khi không thể chu cấp cho gia đình. Đồng thời, cách ông can thiệp vào những cuộc cãi vã giữa vợ và con gái luôn rất xúc động và đầy tinh tế, vì ông đã khiến họ nhận ra họ yêu quý nhau biết bao.

Đôi khi trách nhiệm đó mang dáng vẻ của sự ngọt ngào (như cảnh ông mang cho Lady Bird một chiếc cupcake vào ngày sinh nhật của cô), đôi khi lại là sự hài hước (câu nói “Ôi, chết tiệt” tại bàn ăn sau khi tốt nghiệp có thể là câu thoại của năm). Trong cả hai trường hợp, Letts là hiện thân của một người đàn ông yêu thương những người phụ nữ của mình quá nhiều đến mức không thể để họ ghét nhau.

1. Marion McPherson (Laurie Metcalf)

“Mẹ muốn con trở thành phiên bản tốt nhất có thể của chính mình.”

Gần như là đồng vai chính, Marion McPherson đã trở thành một phép hoán dụ tuyệt vời cho toàn bộ dàn diễn viên phụ của “Lady Bird”. Bà là một trong những bà mẹ điện ảnh xuất sắc nhất với diễn xuất tròn vai, đặc biệt ấn tượng hơn vì bà dành phần lớn thời gian để tăng ca ở bệnh viện và duy trì nguồn sống cho gia đình. Laurie Metcalf không cường điệu hóa những cá tính mạnh của Marion. Bà đã thể hiện thật xúc động khi bị mâu thuẫn giữa hy vọng trong việc nuôi nấng con cái và ý muốn riêng của bản thân. Đồng thời, thật đáng ngạc nhiên khi Metcalf đã dẫn dắt chúng ta vào câu chuyện đầy thuyết phục, như thể bà và Saoirse Ronan đã là hai nhân vật này suốt cả cuộc đời.

Cảnh phim chung đầu tiên của cả hai đã truyền tải mọi điều cần biết trong 90 phút tiếp theo: Năm 2002, Lady Bird cảm thấy mình không thể tiếp tục sống ở nhà, Marion lo lắng rằng đã không cho con gái mình cuộc sống cô mơ ước, và nỗi ám ảnh liên tục về tài chính như dòng nước hỗn loạn bao gồm tình yêu, cảm giác tội lỗi và giận giữ chảy ngấm ngầm giữa hai người. Lady Bird và mẹ cô có thể không trực tiếp mặt đối mặt trò chuyện, nhưng sự trao đổi này là tất cả những gì chúng ta cần để hiểu quan điểm của cả hai. Nó giúp chúng ta có thể đồng cảm và san sẻ hy vọng của những nhân vật này ngay cả khi họ đang sử dụng chúng để làm tổn thương lẫn nhau.

Nguồn: IndieWire
Người dịch: Long Hwarang

Cùng tác giả

#Tag

greta gerwig lady bird Laurie Metcalf oscar 2018 saoirse ronan Timothée Chalamet tua phim đề cử Oscar

iDesign Must-try

Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 4)
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 4)
Những tựa phim Oscar tuần rồi thế nào? Bạn đã cày hết các bộ phim mà iDesign đã đề xuất? Tuần này, chúng mình sẽ khám thêm 4 tựa phim…
‘The French Dispatch’: Sự trở lại ấn tượng của đạo diễn Wes Anderson
‘The French Dispatch’: Sự trở lại ấn tượng của đạo diễn Wes Anderson
Trở lại sau ba năm kể từ dự án Isle of Dogs, đạo diễn Wes Anderson vẫn khiến khán giả phải không ngừng xuýt xoa với óc thẩm mỹ và…
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Trong khi hầu hết các phim hoạt hình cố gắng mang lại vẻ ngoài chân thực cho các nhân vật và bối cảnh, mục tiêu của những người đứng sau…
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Isy và Leigh Anderson là một cặp đôi làm việc ở Manchester với cái tên “Photography by Anderson.” Bộ đôi từng đoạt giải thưởng chuyên về chụp ảnh chân dung…
Những điều cần biết về liên hoan phim Cannes 2021 trước ngày khai màn
Những điều cần biết về liên hoan phim Cannes 2021 trước ngày khai màn
Sau khi liên hoan phim năm 2020 bị huỷ bỏ vì đại dịch, ngày hội điện ảnh sẽ trở lại vào tháng 7 này tại Cannes. Hãy cùng tìm hiểu…
‘Tàn Thể: Tiền truyện’ - Đấng tối cao hay phần tăm tối của loài người?
‘Tàn Thể: Tiền truyện’ - Đấng tối cao hay phần tăm tối của loài người?
Tàn Thể: Tiền truyện là phim hoạt hình ngắn được DeeDee Annimation Studio phát hành vào đầu năm 2019. Tàn thể được giới thiệu với tham vọng thiết lập một…