Nghệ thuật văn hoá trà Kung fu xứ Tứ Xuyên

Tục ngữ có câu “củi đóm, gạo dầu, muối, tương, dấm và trà”. Trà là một trong bảy nhu yếu phẩm và khi nhắc đến trà, người ta sẽ nhớ ngay đến văn hoá thưởng trà của Trung Hoa. Nền văn hoá đã có bề dày hơn 4,000 năm. Do vậy, mỗi vùng, miền tại Trung Quốc đều mang bản sắc thưởng trà hay pha trà rất riêng và ở Thanh Đô, tỉnh Tứ Xuyên thì có trà Kung fu. 


Zeng Xiaolong – Tổ sư của nghệ thuật văn hoá trà Kung fu,

Màn biểu diễn pha trà Kung fu bằng ấm đồng cổ dài nổi tiếng ở khắp các nhà hát, tiệm ăn náo nhiệt hay khu biểu diễn không thể bỏ lỡ bởi nhiều du khách đến thăm Thành Đô. Các thiếu nữ, thiếu nam xinh đẹp biễu diễn những thế võ theo trình tự, kỹ năng nhào lộn và nhiều động tác nhảy, cùng lúc kết hợp các tư thế uốn mình, ném và xoay ấm đồng cổ dài qua đầu và cơ thể. Bên trong những chiếc ấm đồng là nước nóng. Nghệ sư biểu diễn sẽ bất ngờ rót nước nóng vào tách không của bất kỳ quan khách may mắn nào đang chờ thưởng trà.

Phong cách biểu diễn rót trà này thường được biết đến với cái tên rất oai là trà Kung fu nhưng thực chất nghệ sư chỉ sử dụng vài thế võ Wushu* khi biểu diễn. Kung fu (功夫) ở đây không phải là thi đấu võ thuật, mà nghĩa là tất thảy mọi điều con người có được đều nhờ vào chăm chỉ thao luyện, bởi muốn biểu diễn được, các nghệ sư phải luyện tập trong nhiều năm liền mới có thể thuần thục những tuyệt kỹ pha trà Kung fu để từng chuyển động tay khi pha trà toát ra nét tinh tế, uyển chuyển và tự nhiên. Chắt lọc tinh hoa phù hợp từ trà Đạo năm xưa để tạo nét riêng, “Trà Kung fu” cùng bộ ấm đồng cổ dài vô song dần hoá thành nghệ thuật văn hoá xứ Tứ Xuyên.

*Wushu là bộ môn võ thuật hiện đại Trung Quốc, các bài quyền của môn võ wushu này được tổng hợp từ các võ phái cổ truyền nổi tiếng với chương trình luyện tập khác nhau.


Zeng Xiaolong, nghệ sư biểu diễn pha trà Kung fu chuyên nghiệp và chính là ông tổ của nghề này hồi tưởng lại. Trước khi ông có thể thành tạo được các thế xoay mình, nhào lộn cùng chiếc ấm đồng cổ dài, ông cũng đã biết chút về trà đạo và Kung fu. Ông nay đã ngoài tứ tuần. Lúc trẻ, ông sống trong một gia đình làm nông tại Đạt Châu, phía Đông Thành Đô. Trên các dãy núi, nhà được xây theo kiến trúc dài, hẹp nên không gian tại các quán trà khá chật chội. Vì vậy, phục vụ sẽ sử dụng ấm trà vòi dài để chêm nước nóng vào tách, tránh làm phiền quan khách phải di chuyển hay bị xen ngang. Nhưng cũng có một câu chuyện xưa khác nữa, kể lại sự tích của ấm trà kỳ lạ rằng vào đầu thế kỷ thứ 3, vị hoàng đế Trung Hoa, Lưu Thiện lo sợ thích khách có thể sẽ ám sát mình trong lúc dâng trà cho ông. Ngài quân sư Gia Cát Lượng khi ấy đã nghĩ ra cách làm một bình trà đồng đặc biệc với chiếc vòi dài khác thường. Ấm trà này vừa dùng để châm trà, vừa là vũ khí để bảo vệ nhà vua. Không ít người tin vào câu chuyện kể này và truyền tai nhau rằng ấm trà đồng cổ dài bắt đầu từ ấy.

Chiếc ấm đồng cổ dài tại một trà quán xưa. Nguồn: Kickstarer

Có thể bởi vì người trẻ thường luôn thích lao vào những điều thú vị ở phương xa mà bỏ lỡ vẻ đẹp của những điều bình dị xung quanh và chàng Zeng ngày ấy cũng vậy. Chàng chẳng mấy hứng thú với trà, một phần là do ấm trà cổ dài đã thành tập quán tại Đạt Châu. Ngày ấy, anh đã chạy đến Thành Đô để tìm định mệnh cho đời mình bằng công việc phục vụ tại một nhà hàng, nhưng sau lại nhận ra cơ hội thành công ở thành phố này thật mong manh. Và rồi anh bắt gặp một tờ rơi chiêu mộ trà sư với mức lương hậu hĩnh. Ngay sau đó, anh đã dám vứt bỏ chiếc khăn lau bàn và chạy tức tốc mua ngay một ấm trà cổ dài. 

Thời ấy, phong tục biểu diễn cùng ấm trà cổ dài vẫn chưa được hình thành, nhưng có một cuộc thi biểu diễn trà Kung fu truyền thống được tổ chức. Zeng đắn đo khi tham gia cuộc thi “chỉ cần một động tác nhỏ là có thể rót trà từ ấm vòi dài vào tách”. Sau, ông nảy ra ý tưởng biểu diễn pha trà bằng loại ấm xứ Đạt Châu này kết hợp cùng các thế võ Thái Cực Quyền và Kung fu ông học trên truyền hình và từ những người biểu diễn võ thuật. Năm 1999, ông biễu diễn màn pha trà độc nhất vô nhị tại một cuộc thi về nghi thức pha trà và khai mở một nghệ thuật văn hoá mới dù vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều bên lề về kiểu nghệ thuật có vẻ khoa trương này.

Sau cuộc thi không lâu, Zeng cùng một nhóm đồng sự chung chí hướng bắt đầu hội họp để phát triển những động tác pha trà mới, uyển chuyển và cuốn hút hơn. Màn biểu diễn của họ ngày càng được đông đảo nhiều người yêu thích, đặc biệt là Zeng khi ông đã có nhiều màn biểu diễn mãn nhãn, “hớp hồn” người xem trên truyền hình và khiến cách báo giới phải tốn nhiều giấy mực khen ngợi. Ông cũng từng biểu diễn tại buổi Gala chào mừng năm mới Quý Tỵ 2013 và tên tuổi của ông dần vang dội khắp Trung Hoa, nhiều người đã đến diện kiến và xin ông nhận làm đồ đệ. Sau này, nhóm bạn hữu của ông ngày ấy đã tan rã tứ phương, chỉ còn ông vẫn tiếp tục nhiệt huyết trau dồi và luyện tập biểu diễn trà Kung fu hàng ngày.

Một nhóm đồ đệ đang học nghệ biểu diễn trà Kung fu. Nguồn: Atlas Obscura

Tranh cãi về nghệ thuật văn hoá trà Kung fu

Văn hoá trà tại Thành Đô thực chất rất đời thường, trà quán chỉ đơn giản là nơi để ngồi lê đôi mách trong những giờ nghỉ ngơi nhàn rỗi của bà con chứ không phải là nghệ thuật văn hoá trà đạo đồ sộ gì. Vì vậy nhiều bậc thầy về trà quan ngại những màn biểu diễn phô trương với ấm trà vòi dài có thể phủi bỏ nét đẹp thiền tịnh trong trà. Họ cũng nêu ra “Nhiều người biểu diễn hầu như không hiểu gì về trà, về văn hoá hay lịch sử của nó. Vài người chỉ biểu diễn các động tác, chứ không chêm nước nóng vào tách trà. Đối với họ, biểu diễn không phải để tôn vinh nét đẹp của trà mà chỉ là “cuốc” kiếm cơm.”

Trà quán đơn sơ tại Thành Đô. Nguồn: Flickr

Nhưng suy cho cùng, nói đi cũng phải nói lại. Trên thực tế, những màn biểu diễn nghệ thuật dựa trên tinh hoa văn hoá đẹp đẽ luôn sắm vai trò quan trọng trong ngành du lịch trong và ngoài Trung Quốc. Du khách, đặc biệt là khách Trung Hoa, lần nào cũng mê đắm, nghiền ngẫm trong những màn biểu diễn văn hoá như vậy. Khi chụp hình tại các khu vực lịch sử đã được kiến thiết lại, họ thích vận lên mình những y phục xa xưa, đặc trưng của vùng, miền bởi họ tự hào về những trang sử mà truyền thống này đã kết tinh, họ muốn ca ngợi lịch sử Trung Hoa, cũng như ghi dấu ấn về những điều thiêng liêng này trong đời mình. Và ngày cả trên truyền hình, những màn biểu diễn văn hoá, các điệu nhảy trong trang phục truyền thống gọi mời du khách khắp nơi ghé thăm những địa điểm mới, lạ chứa đựng kho tàng bản sắc văn hoá và lịch sử. Trực tiếp đến với nơi ấy, họ có thể trải nghiệm nhiều hơn khi chỉ ngắm nhìn qua màn ảnh.

Màn biểu diễn nghệ thuật pha trà Kung fu bằng ấm đồng cổ dài“là một cách tôn vinh lịch sử, văn hoá đắc sắc của Trung Hoa. Nhờ lối khắc hoạ nghệ thuật này, tinh hoa dễ dàng được lan toả và lĩnh hội.” – Theo bà Claudia Huang sinh ra tại Thành Đô và là tiến sĩ nghiên cứu về nhân loại học.

Tuy phong cách trà Kung fu của ông Zeng đang dần trở thành nét nghệ thuật thời đại ở xứ Tứ Xuyên và vang danh khắp Trung Hoa, nhưng bản thân ông cũng lo sợ chỉ qua những động tác biểu diễn uyển chuyển, mềm dẻo thôi vẫn chưa đủ sức truyền tải cái nghệ trong trà, nên đã chủ động học hỏi thêm kiến thức về trà. Ông yêu cầu các đồ đệ của mình cũng phải lĩnh hội tốt những kiến thức ấy. Đôi lúc, ông buộc họ ngừng luyện tập để ngồi lại và trau dồi thêm. Ông chia sẻ: “Tôi thấy mình có trách nhiệm trong việc này. Tôi là người sáng lập nghệ thuật biểu diễn pha trà bằng ấm cổ dài. Thế nên, tôi cũng mong rằng học trò của mình thấu hiểu được cái gì là nghệ thuật văn hoá trà Kung fu”.

Nghệ sư Liu Xumin đắm chìm trong nghệ thuật biểu diễn trà Kung fu mới chớm nở này. Với ông, “Khi biểu diễn, tôi không phân tâm. Tôi muốn khắc nhập mình vào ấm đồng, thiên đường và trà. Tôi chỉ muốn pha một tách trà ngon.”

Người dịch: Jane
Nguồn: Atlas Obscura

Cùng tác giả

#Tag

Ấm đồng cổ dài Nghệ thuật văn hoá Thanh Đô Trà Kung fu trung quốc Tứ Xuyên

iDesign Must-try

Vẻ đẹp mong manh của nghệ thuật vẽ lên trứng
Vẻ đẹp mong manh của nghệ thuật vẽ lên trứng
Sử dụng kĩ thuật vẽ sáp thủ công Pysanky (Ukraine), Caroline Södergren, một nghệ nhân thổi thuỷ tinh có tuổi nghề gần 30 năm đã tạo ra những hình minh…
Thế giới đơn côi và lặng lẽ của ‘Her’ qua góc nhìn kiến trúc
Thế giới đơn côi và lặng lẽ của ‘Her’ qua góc nhìn kiến trúc
Ra mắt vào năm 2013, Her của đạo diễn Spike Jonze đã gây ấn tượng mạnh mẽ với khán giả bằng câu chuyện tình yêu lạ lùng giữa một người…
‘Loving Vincent’: Bức chân dung mang tính lịch sử về ngài Vincent thương mến
‘Loving Vincent’: Bức chân dung mang tính lịch sử về ngài Vincent thương mến
Tìm hiểu về quá trình thực hiện Loving Vincent, một “bức chân dung” độc nhất vô nhị trong lịch sử điện ảnh.
Đời sống bước ra từ bóng tối ở các thành phố Trung Quốc qua góc máy của Alessandro Zanoni
Đời sống bước ra từ bóng tối ở các thành phố Trung Quốc qua góc máy của Alessandro Zanoni
Cùng khám phá sâu vào cuộc sống đường phố về đêm tại nhiều thành phố khác nhau ở Trung Quốc Đại lục qua những bức ảnh Alessandro Zanoni chụp lại. Được…
Hoạt họa hóa nghệ thuật pixel 8-bit qua các tác phẩm GIF của nghệ sĩ Toyoya Li
Hoạt họa hóa nghệ thuật pixel 8-bit qua các tác phẩm GIF của nghệ sĩ Toyoya Li
Toyoya Li, người được sinh ra và lớn lên ở Bắc Kinh, ban đầu xuất phát điểm là một nhà thiết kế tương tác và nhà diễn hoạt tự do sau…
Quá khứ của giấy dán tường Trung Hoa ở phương Tây và những điều thú vị về ‘chinoiserie style’
Quá khứ của giấy dán tường Trung Hoa ở phương Tây và những điều thú vị về ‘chinoiserie style’
Giấy dán tường xuất xứ từ Trung Quốc bắt đầu được rao bán ở London (Anh) vào cuối thế kỷ 17. Những tờ giấy vẽ tay này và phong cách…