Mạng lưới của Jean Francois Hubert bị cộng đồng mỹ thuật Việt Nam cáo buộc ‘ngược’

Nội dung được biên tập từ bài viết của anh Đỗ Viết Tuấn trên trang Facebook cá nhân ngày 12.04.2023.

Những ngày qua, cộng đồng mỹ thuật Việt Nam vô cùng xôn xao với những tranh cãi liên quan đến Hubert. Cụ thể nhân vật chính trong vụ việc này là Jean Francois Hubert, khi ông có những cáo buộc “bị gọi là vô căn cứ”, ảnh hưởng đến một tập thể cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật Việt Nam. Trong đó, anh Đỗ Viết Tuấn – một trong những nạn nhân của vụ việc này đã bị vô cớ tấn công, vu khống và gọi với cái tên “vô sản khố rách” – khi không hề có bằng chứng.

Trước những cáo buộc của Hubert, đông đảo thành viên trong cộng đồng nghệ thuật trong và ngoài nước đã cùng lên tiếng ủng hộ anh Đỗ Viết Tuấn, cùng chỉ ra những phi vụ và tiền sử khác của Jean Francois Hubert và những người được xem là liên quan đến những lùm xùm của Hubert. Qua đây, anh Tuấn và mọi người càng hiểu rõ, hoạt động của Hubert không đơn lẻ mà theo một mạng lưới dây chuyền.

Chân dung Jean Francois Hubert
Các bài viết của Tuổi Trẻ liên quan đến những lùm xùm của ông
http://bit.ly/3KHLsCO
http://bit.ly/3zIRug7

Anh Tuấn cũng công bố công khai để cộng đồng được rõ thêm và mường tượng được một phần nào về mạng lưới này. Theo anh Tuấn, việc này một lần nữa là bảo vệ cho lòng tự trọng của anh và nhằm đưa sự việc này đi đến cùng để đòi lại công bằng.

Để tồn tại ngần ấy thập kỷ trong cộng đồng nghệ thuật Việt Nam, Jean Francois Hubert không hoạt động một mình – điều này trong giới mỹ thuật, đồ cổ nhiều người cũng nắm rõ. Nhưng mạng lưới và lý lịch của những người tiếp tay cho Hubert trông như thế nào? Một nhân vật quan tâm đến câu chuyện này –  anh Cao Quốc Huy – đã đồ họa hóa những thông tin liên quan đến vụ việc để những người quan tâm dễ hiểu. Theo anh Tuấn, tất cả những dữ kiện này đều được thu thập từ chính trang cá nhân của các nhân vật được nêu tên và từ các nguồn tin độc lập chính thống, đều có căn cứ, chứng cứ, nhân chứng hiện hữu.

Ở tâm điểm đồ thị là Jean Francois Hubert, nhân vật có liên quan đến tất cả những nhân vật còn lại. Nắm danh sách khách hàng của Sotheby’s / Christie’s trong gần hai thập niên,  Hubert đóng vai trò cố vấn tìm nguồn hàng/giải quyết hàng tồn cho 3 phòng tranh liên đới. Ba phòng tranh đó bao gồm: Biệt phủ Bội Trân ở Huế (tiền thân là Bội Trân Gallery (Hà Nội, những năm 90s), Minh Châu Gallery (Hà Nội, những năm 2000s), ART AGENDA ở Singapore, và Lụa Là Gallery ở Sài Gòn.

Anh Tuấn cũng chỉ định, các nhân vật trong 3 phòng tranh này có mối liên quan mật thiết với nhau, đều có lý lịch mờ ám và tiểu sử không mấy hay ho. Cụ thể:


JEAN FRANCOIS HUBERT

– 2005: Tác giả của cuốn “The Art of Champa”, trong đó, 100% tượng là đồ giả được đạo nhái lại từ bảo tàng Chăm tại Đà Nẵng và các bảo tàng khác. Có những bức tượng tự chế, tự sáng tác, và gán ghép là đồ cổ. Theo anh Tuấn: “Tượng đá Chăm của Hubert gần như một màu đá duy nhất, đục đẽo từ một lò, phôi đá đều cùng từ một mỏ mà ra. Làm xong ném xuống biển cho hào bám vào để giả vết thời gian. Tôi  tự hỏi, đồ trên cạn mà có hào bám thì cớ làm sao? Phải chăng Hubert đang sử dụng cách làm giả của những lái buôn đồ gốm “Đồ gốm vớt biển?”. Hubert làm đồ giả cổ nhiều tới mức còn không biết tên tượng được làm giả cổ là gì mà phải viết đại, viết chung chung. Tôi sẽ có hẳn một bài viết về tất cả các đồ CHĂM giả cổ trong sách của Hubert trong bài tới.”

Cuốn “The Art of Champa” của Jean Francois Hubert
Theo thứ tự từ trái Ảnh tượng đang được trưng tại bảo tàng Chăm – Đà Nẵng
Ảnh trong sách của Jean Francois Hubert
Ảnh lưu trữ chụp năm 1934
Tượng gốc bên trái là tượng thần Vishnu. Nhưng Jean Francois Hubert không biết đã làm giả còn đặt tên sai, trong sách kêu thành tượng Shiva. Qua đây ta thấy hắn làm đồ giả cổ rất tinh vi, không chỉ tự chế mà thay tên đổi họ để việc tra cứu dường như bị đi sai hướng.
Thần Siva đứng, thế kỷ 8 – 9, sa thạch. Phát hiện tại tháp Mỹ Sơn C1. Hiện trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Pho tượng này khi hành lễ được trang điểm bằng bộ trang sức vàng, tìm thấy năm 1903 trong ngôi tháp Mỹ Sơn C7 kế bên C1.

Theo anh Tuấn, công thức chung của Hubert để có thể lừa người mua lẫn thâu tóm tâm lý lần lượt từ việc: Làm đồ giả, tự bịa đặt, tự chế, tự đặt tên, tự mình viết sách nghiên cứu và đưa những hình ảnh đồ được làm giả đó vào sách (dù Hubert không hề có một kiến thức chuyên về đồ cổ lẫn tranh của Việt Nam), lợi dụng uy tín cố vấn các sàn đấu giá lớn, đưa đồ cổ lên sàn đấu bán lại cho người Việt. Một số đồ Chăm giả của Hubert còn bị nghi vấn trong đợt đấu giá Asian 20th Century Art (Day Sale) nhà Christies nhân kỷ niệm Nhân Dịp Kỷ Niệm 30 Năm Christie’s Châu Á & 250 Năm Christie’s Ra Đời diễn ra vào ngày 29/05/2016.

– 2016: Làm giả 17 bức tranh trở về từ châu Âu; Photoshop bằng chứng; bị New York Times đưa tin cùng nhiều báo khác, bạn đọc quan tâm có thể đọc lại bài viết trước của anh Tuấn, hoặc tìm trên Google với từ khóa “Jean-François Hubert tranh giả”, “Tranh giả trở về từ Châu Âu” hoặc nhấn vào hashtag #HubertFake.

– 2019:  Hubert Bị Nghiệp đoàn Chuyên gia Pháp (CNE) tước danh hiệu, xóa khỏi danh sách. Thông tin được chứng thực trong cuốn sách “Song hành cùng nghệ thuật” của tác giả Đào Mai Trang do NXB Thế Giới phát hành năm 2020.

Cuốn “Song hành với Nghệ thuật” bao gồm ba phần. Phần một bao gồm các phỏng vấn với nghệ sĩ, curator, nhà nghiên cứu về nhiều vấn đề trong đời sống mỹ thuật/ nghệ thuật thị giác Việt Nam từ năm 2013 trở lại đây. Phần hai là chuỗi bài bình luận về sáng tác của sáu họa sĩ. Phần ba chứa đựng thông tin và luận điểm của cá nhân tác giả về hai chủ đề lớn trong đời sống mỹ thuật Việt Nam lâu nay: thị trường mỹ thuật với các rắc rối, hệ lụy từ nạn tranh giả–tranh sao chép; và tương lai của điêu khắc và nghệ thuật công cộng nhìn từ cách ứng xử của từ chính quyền đến cá nhân người dân.

– Đầu năm 2023: Bị Christie’s ngưng hợp đồng. Sau khi bị đuổi việc, Hubert viết bài blog vu khống hơn 10 người với sự tiếp tay dịch sang tiếng Việt của Thục Đoan.

Bài cáo buộc trên blog Jean Francois Hubert bằng tiếng Anh và Pháp
https://bit.ly/438d23b
http://bit.ly/3UpVRpR 

BIỆT PHỦ BỘI TRÂN (HUẾ) 

Biệt phủ Bội Trân, tiền thân là Bội Trân Gallery (Hà Nội, những năm 90s), Minh Châu Gallery (Hà Nội, những năm 2000s), rồi tới Biệt phủ Bội Trân (Huế) là bây giờ.

BỘI TRÂN (CHỦ BIỆT PHỦ)

– Hay bị nhầm với sử gia nghệ thuật quá cố Beattie  Bội Trân-Huỳnh (1957-2012).

Bội Trân (chủ biệt phủ) hay bị nhầm với sử gia nghệ thuật quá cố Beattie Bội Trân-Huỳnh (1957-2012) 

– Người mẫu cũ của hoạ sĩ Nguyễn Trung. Người này cũng được cáo buộc 30 năm nhái hoặc vẽ giống phong cách Nguyễn Trung. Có thể xem những bức tranh “Thiếu Nữ” của Bội Trân với họa sĩ Nguyễn Trung. 

Bội Trân (trái) và họa sĩ Nguyễn Trung (phải)

Với những nhà sưu tầm mới, những người mới chơi tranh nếu không có kiến thức, sự tìm hiểu hay tư vấn từ những người có chuyên môn, có sự uy tín, đạo đức thì việc để phân biệt được đâu là tranh của Nguyễn Trung, đâu là tranh của Bội Trân quả thật cực kỳ khó và không biết TRANH CỦA AI BẮT CHƯỚC AI?


LÊ MINH CHÂU (CON RUỘT)

Bội Trân (trái) và Lê Minh Châu (phải)

– Giám đốc Biệt phủ Bội Trân.

– Quản lý cũ của Minh Châu Gallery. “Đối tác” cũ của Hà Thúc Cần, người bị nghi đứng sau nguồn của “17 bức tranh trở về từ châu Âu”. Theo bài viết Có hay không phi vụ “rửa tranh”? đăng trên báo Người lao động ngày 20/7/2016. Nói về vụ 17 bức tranh giả. Nhà phê bình mỹ thuật Bùi Như Hương thốt lên cay đắng: “Theo các họa sĩ, ông Hà Thúc Cần là người chơi đồ cổ, từng về Việt Nam xin tranh, mua tranh mang ra nước ngoài, trong đó có nhiều tranh giả. Những bức tranh giả được buôn đi bán lại lòng vòng. Mỗi lần như vậy là có người thu lợi. Sau cùng, vì chúng là giả nên lại bị “hắt” trở lại Việt Nam. Người Việt Nam tự làm hàng giả của chính mình. Người nước ngoài chỉ giúp sức, cộng tác ở cái khâu ‘chứng nhận hộ’, quảng cáo, bán hàng hộ. Vậy là nỗi nhục lại quay trở về Việt Nam. Thật ê chề”.

(Link bài báo tại đâytại đây)

Vì sao lại là “rửa tranh”? – Hãy hiểu nôm na giống như rửa tiền, tiền bẩn cần phải có cách hợp thức hóa thành tiền sạch qua các cách đầu tư hoặc tìm nơi trú ngụ mới, với tranh (nghi) giả, tranh bẩn, việc “rửa tranh” hay nhất và nếu trót lọt trưng bày thành công ở nơi có uy tín như Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM thì những bức tranh (nghi) giả sẽ nghiễm nhiên trở thành tranh thật. Vì đó là các cơ quan chính thống, uy tín, tranh trưng ở những địa điểm như vậy được hiểu như một sự công nhận minh bạch cho tranh thật.

Hãy tưởng tượng một bức tranh giả được đấu từ sàn đấu giá lớn về, có chuyên gia thẩm định, được treo trong bảo tàng đại diện cho một nền mỹ thuật chính thống thì bức tranh đó có nguồn gốc uy tín tới cỡ nào? 


TRẦN ĐÌNH THỤC ĐOAN (CHÁU GÁI/CON NUÔI)

– Phó Giám đốc Biệt phủ Bội Trân.

– Cựu dịch giả tại Art Agenda, SEA do Wang Zineng thành lập.

2016: Mở phòng tranh Art Agenda, SEA .Thục Đoan bắt đầu cộng tác làm dịch giả viết bài tại đây

– Tự xưng là Cố vấn & Dịch giả cho Christie’s.

– Mở “Vietnamese Art Archive” (hay bị nhầm với 2 dự án khác giống tên)

– 2023: Dịch và phát tán bài vu khống của JFH. Từ Facebook cá nhân, Website cá nhân, Istagram, Linkedin.


Bài dịch và phát tán của Thục Đoan: https://bit.ly/3KerXjF

Hỗ trợ quảng bá triển lãm và bán tranh cho Lụa Là Gallery trên chính website của mình và chia sẻ sự kiện lên trang linkedin của mình và Jean Francois Hubert.

Bài dịch và phát tán của Thục Đoan: https://bit.ly/3KerXjF

Hỗ trợ quảng bá triển lãm và bán tranh cho Lụa Là Gallery trên chính website của mình và chia sẻ sự kiện lên trang linkedin của mình và Jean Francois Hubert.


ART AGENDA, SEA GALLERY (SINGAPORE)

WANG ZINENG (ĐỐI TÁC, CỘNG SỰ)

– 2011-2016: Nhân viên cũ của Christie’s; làm việc mật thiết với Jean Francois Hubert. Chính hai người này đứng ra khởi xướng buổi đấu giá Asian 20th Century Art (Day Sale) nhà Christies nhân kỷ niệm Nhân Dịp Kỷ Niệm 30 Năm Christie’s Châu Á & 250 Năm Christie’s Ra Đời diễn ra vào ngày 29/05/2016. Jean Francois Hubert viết nội dung cho catalouge đấu giá và Thục Đoan dịch sang tiếng Việt. Đây cũng là phiên đấu giá có sự xuất hiện của đồ giả cổ Chăm Pa từng xuất hiện trong sách của Jean Francois Hubert và cũng là phiên đấu giá hợp thức hóa tranh Bội Trân lên sàn Christies sau khi đã từng bỏ lên sàn Sotheby’s năm 2008.

– 2016: New York Times đưa tin Zineng giúp Jean Francois Hubert thẩm định số tranh trong “17 bức tranh trở về từ châu Âu”; Phải nghỉ việc sau đó.

Đây cũng là phiên đấu giá có sự xuất hiện của đồ giả cổ Chăm Pa từng xuất hiện trong sách của Jean Francois Hubert và cũng là phiên đấu giá hợp thức hóa tranh Bội Trân lên sàn Christies sau khi đã từng bỏ lên sàn Sothebys năm 2008. 
New York Times đưa tin Zineng giúp Jean Francois Hubert thẩm định số tranh trong “17 bức tranh trở về từ châu Âu”; Phải nghỉ việc sau đó
Link bài viết trên: https://nyti.ms/3KABiDY

– 2016: Mở phòng tranh Art Agenda, SEA. Thục Đoan bắt đầu cộng tác làm dịch giả viết bài tại đây.

Wang Zineng sau đó viết bài bênh Jean Francois Hubert
Link đọc: https://bit.ly/41bzMO6

– 2019: Làm việc cho sàn đấu giá Bonhams; đưa tranh Bội Trân hợp thức hóa lên sàn đấu giá. Sau đó thôi việc và bị Bonhams khởi kiện (lý do không tiết lộ).

– Chồng của chủ trang web đưa tin nghệ thuật Art & Market tại Singapore.


LỤA LÀ GALLERY

BẢO NAM (ĐỐI TÁC, CỘNG SỰ)

Chân dung Bảo Nam

– Chủ Lụa Là Gallery.

– Giám đốc Sáng tạo của “Gái Già Lắm Chiêu 5” (2021) (Chưa được xác minh thông tin này); Xuất hiện trong phân cảnh đấu giá đồ nhái mở đầu phim.

– 2016: Mở Peony Home bán đồ & tranh decor

– 2021: Triển lãm “Plus by Bảo Nam” đạo nhái ít nhất 8 nghệ sỹ quốc tế; phải xin lỗi công khai trên báo. Vụ việc đã có rất nhiều báo chí đưa tin lẫn cộng đồng mạng chia sẻ.

– 2023: Mở Lụa Là Gallery, bán tranh và đồ cổ.

– Hiện tại đang đại diện bán tranh cho Bội Trân và nhiều tranh khác, được Thục Đoan và Hubert thay nhau quảng bá trên trang web cá nhân và được anh Tuấn đặt nghi vấn về nguồn gốc các bức tranh ở đây.

Theo anh Tuấn: “Chính vì nền nghệ thuật của ta chưa có một chế tài nào cho những kẻ tội đồ như vậy, nên trách nhiệm lên tiếng chỉ có thể nằm ở mỗi người chúng ta.”

Anh cũng nhấn mạnh, nếu Hubert và Thục Đoan vẫn chưa chịu xóa bài viết, công khai lên tiếng xin lỗi anh lẫn các cộng sự của anh, thì các bài viết này sẽ không dừng lại ở những nội dung trên, hiện hữu không chỉ ở VIỆT NAM mà sẽ còn ra QUỐC TẾ.

Cùng tác giả

#Tag

HubertFake idesign Jean Francois Hubert Jean-François Hubert tranh giả Tranh giả trở về từ Châu Âu

iDesign Must-try

Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Giải thưởng Thiết kế Sản phẩm Nội thất gỗ Hoa Mai (HMA) lần thứ 20 chính thức khởi động, tổng giá trị giải thưởng lên đến 700 triệu đồng. Sáng…
ca’talks #04: Haiku thị giác - Hợp lưu nghệ thuật Đông-Tây
ca’talks #04: Haiku thị giác - Hợp lưu nghệ thuật Đông-Tây
Ngày 30/09/2023 tại Toong Hoàng Đạo Thuý, Tầng 2, Tòa 25T2, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội sẽ diển ra buổi thảo luận về chủ đề “Haiku thị giác” từ hai…
Vùng Vênh - Triển lãm giàu thẩm mỹ và thấu cảm của Hứa Vĩ Văn
Vùng Vênh - Triển lãm giàu thẩm mỹ và thấu cảm của Hứa Vĩ Văn
Người ta thường thấy một số diễn viên chuyển hướng làm ca sĩ hoặc diễn viên đi làm kinh doanh. Hiếm có diễn viên nào chuyển hướng làm họa sĩ.…
An Bùi khám phá với Thiết kế sáng tạo đa ngành - Multidisciplinary Design
An Bùi khám phá với Thiết kế sáng tạo đa ngành - Multidisciplinary Design
Multidisciplinary Design là một thuật ngữ “vừa mới, vừa lạ” tại Việt Nam. Mình đã có dịp đọc một bài viết sáng tạo liên quan và tìm hiểu về nó:…
Cuộc thi tìm kiếm giải pháp bảo vệ nền khí hậu toàn cầu - Net Zero Challenge 2023
Cuộc thi tìm kiếm giải pháp bảo vệ nền khí hậu toàn cầu - Net Zero Challenge 2023
Net Zero Challenge 2023 – Cuộc thi tìm kiếm những giải pháp thiết thực giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, hướng tới một tươi lai xanh…
Trả lại lia thia - cuộc tái ngộ của Hoàng Thái Thanh và Nguyễn Ngọc Tư
Trả lại lia thia - cuộc tái ngộ của Hoàng Thái Thanh và Nguyễn Ngọc Tư
Tối ngày 18.08.2023, sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh vừa có buổi công diễn với báo chí vở mới mang tên “Trả lại lia thia”. “Trả lại lia thia” đánh…