Digital Exhibition: Tương lai bùng nổ của VR/AR trong triển lãm thời đại kỹ thuật số

Thật không quá khó hiểu khi những phòng trưng bày nghệ thuật hay bảo tàng hiện nay đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận và giới thiệu kho tàng nghệ thuật của mình đến với lớp trẻ sau này – thế hệ sinh ra ở thời đại kĩ thuật số.

Mặc dù những Millennials* vẫn có sự quan tâm tìm hiểu về giá trị mà các bảo tàng đang lưu trữ, nhưng đồng thời, họ cũng bày tỏ niềm quan ngại rằng nội dung cũng như cách thức trình bày của nhiều bảo tàng đang không còn sự đồng bộ trong tư duy cảm thụ và tạo niềm hứng thú cho họ.

*Millennials hay còn gọi là thế hệ Y. Millennials là những người sinh từ năm 1980 đến 1998 (19-37 tuổi), chiếm đến 80 triệu người, 32% dân số thế giới và 35% dân số Việt Nam).

Bài viết bởi tác giả Lizzy Hillier trên trang econsultancy.


Theo báo cáo từ Bộ Văn hóa, Truyền thông và Thể thao (DCMS) tiết lộ rằng các bảo tàng và phòng trưng bày do DCMS tài trợ đã chứng kiến ​​sự suy giảm tổng thể 0,8% về số lượng khách trong năm 2016/17 so với 2015/16. Nhiều địa điểm bảo tàng nổi tiếng cũng góp mặt trong sự suy giảm này, bao gồm Phòng trưng bày chân dung quốc gia (giảm 11%), Bảo tàng lịch sử quốc gia (giảm 14%) và V & A (giảm 12%) và một số bảo tàng khác.

assorted paintings on white painted wall

Là một người thường xuyên ghé thăm các phòng trưng bày nghệ thuật ở trung tâm London, tác giả khá ngạc nhiên về sự thiếu thốn trong việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số nhằm tăng sự tương tác để hỗ trợ học tập, khám phá và điều hướng. Người ta thường chỉ tìm thấy một màn hình cảm ứng tĩnh nằm ở một góc khu trưng bày, trong đó sẽ chứa các trang thông tin khá khô khan về một số tác phẩm và vài bộ sưu tập nhất định. Cách tiếp cận này hầu như không hề tác động hay truyền cảm hứng nhiều trong mắt của những cá nhân thuộc thế hệ Y, Z và ngay cả những thế hệ sau này, những người mà công nghệ đã trở thành trung tâm trong cuộc sống hàng ngày của họ.

Rõ ràng đây là một bài toán mà các nhà quản lý cần nghiêm túc tìm cách duy trì sự quan tâm đến từ các thế hệ này để đảm bảo một tương lai tươi sáng cho các tổ chức của họ. Kết hợp công nghệ kỹ thuật số trong không gian phòng trưng bày là một hình thức mới có thể giải quyết vấn đề này, cung cấp nhiều nền tảng tương tác mới lạ và hấp dẫn hơn, từ đó có thể dễ dàng thu hút khách tham quan ở mọi lứa tuổi tương tác và học hỏi.

Mặc dù có vẻ như đa số các phòng trưng bày có rất nhiều điều kiện để bắt kịp phương thức này, nhưng  chỉ có một số ít là nổi bật và tiên phong trong việc tích hợp các hình thức nghệ thuật truyền thống với xu hướng kỹ thuật số hiện đại. Dưới đây là một số ví dụ điển hình.


Công nghệ tương tác thực tế ảo (Augmented Reality) – công cụ hiện thực hóa trí tưởng tượng tại Học viện nghệ thuật Detroit: Lumin AR Tour

Viện Nghệ thuật Detroit là một ví dụ tuyệt vời về cách mà các người lãnh đạo áp dụng  công nghệ thực tế ảo nhằm cải thiện cả khía cạnh giáo dục lẫn thực tiễn trong việc tham quan các phòng trưng bày của họ. Họ đã giới thiệu “Lumin AR Tour” vào năm 2017, dự án này được triển khai trên một thiết bị cầm tay có sẵn bên trong tòa nhà.

Bằng cách hướng thiết bị vào các tác phẩm điêu khắc và các bức họa được trưng bày, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về chúng. Đoạn thông tin bật lên, mô tả thật chi tiết nội dung cũng như hình ảnh bổ sung của tác phẩm (và các tác phẩm khác có liên quan). Một trong những điểm nổi bật thú vị nhất chính là chúng ta có thể tùy chọn thanh X-ray (một dạng sử dụng ánh sáng của tia X được áp dụng trong y tế) để có thể nghiên cứu một xác ướp cổ đại, cho người dùng khả năng quan sát cả bên ngoài và bên trong của vật thể trước mặt họ.

Công cụ “Lumin AR” cũng có thể được sử dụng như một bản đồ định hướng. Khách tham quan chỉ cần chạm vào khu vực trên bản đồ để xác định nơi mà họ muốn ghé thăm, sau đó sẽ xuất hiện các chấm hiển thi trên nền sàn màn hình, hướng dẫn bạn đến khu vực muốn đến từ vị trí hiện tại của bạn.

Cuộc thử nghiệm hiện đang được đưa vào hoạt động trong bảy phần của không gian phòng trưng bày và dự định sẽ đưa nó lên toàn bộ trang web trong tương lai gần.


Studio tương tác ArtLens: Không gian sáng tạo và tương tác tại Bảo tàng nghệ thuật Cleveland.

Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland đã đưa tính tương tác lên một tầm cao mới với ArtLens Studio Play của họ. Studio được đặt trong một căn phòng thuộc khu trưng bày, tại đây diễn ra rất nhiều hoạt động dựa trên màn hình đòi hỏi phải có sự tương tác và chuyển động cơ thể từ khách tham quan.

Related image

Trong toàn bộ studio, một số hoạt động bạn có thể tham gia bao gồm:

  • Vẽ tranh thực tế ảo
  • Ghép ảnh với các thành phần khác được tìm thấy trong bộ sưu tập để tạo thành tác phẩm nghệ thuật mới
  • Nghiên cứu và tìm hiểu về nghệ sĩ cùng các ngành học nổi bật bằng cách sử dụng cả thiết bị cảm ứng tĩnh lẫn thiết bị cầm tay
  • Máy quay chụp ảnh chân dung với khả năng chỉnh sửa theo hiệu ứng giống các tác phẩm nghệ thuật
  • Làm gốm thực tế ảo
  • Vẽ nên những hình dạng cơ bản và tìm ra các tác phẩm có hình dáng tương tự  (thông qua công nghệ AI)
Related image

Mặc dù màn hình tương tác đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong nhiều bảo tàng, nhưng chúng thường được áp dụng một cách khá dè dặt và khan hiếm với khả năng tương tác còn hạn chế. Ví dụ đến từ Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland đã thách thức các quy chuẩn mà màn hình cảm ứng tĩnh đặt ra, thay vào đó là áp dụng phương pháp sử dụng chuyển động cơ thể như một phương tiện tương tác. Phương pháp này không chỉ hấp dẫn người dùng mà còn là một cách để tìm hiểu thông tin thú vị hơn.

Khách tham quan khi đến đây cũng có cơ hội tạo ra các tác phẩm nghệ thuật cho riêng mình, sau đó tác phẩm sẽ được tải lên trang Tumblr chính thức của bảo tàng để khách tham quan có thể tải xuống và chia sẻ lại sau đó.


Triển lãm nhập vai tại Bảo tàng quốc gia Singapore – “Câu chuyện về rừng”

Tôi đã may mắn lạc bước vào khu triển lãm thuộc Bảo tàng Quốc gia Singapore này khi có dịp ghé thăm vào tháng 10 năm 2017. Khu triển lãm được lắp đặt với bề ngoài khá đơn giản, rất ít thông tin về nó được quảng cáo ở lối ra vào. Bất kể điều này có phải do cố ý hay không thì chắc chắn rằng, cách làm này giúp cho toàn bộ trải nghiệm thực sự ở trong trở nên đáng ngạc nhiên hơn bao giờ hết.

Triển lãm ấn tượng và đầy màu sắc này sẽ đưa bạn đi trên một con đường dốc, xoắn ốc xuống một mái vòm chính ở trung tâm. Trên các bức tường sẽ là những màn hình lớn ôm lấy độ cong của các bức tường, làm cho hình ảnh trở nên liền mạch trong tầm mắt. Những hình ảnh được dàn dựng mô phỏng cánh rừng được chiếu từ màn hình, mời người xem khám phá nhiều loài động vật khác nhau ở tiền cảnh và hậu cảnh.

Sau đó, bạn có thể sử dụng ứng dụng “Câu chuyện về Rừng” trên thiết bị di động để tìm hiểu thông tin về một số loài động vật trước mặt, bao gồm môi trường sống, chế độ ăn uống và mức độ nguy hiểm. Điều này cũng có thể được thực hiện trong khu vực mái vòm chính của triển lãm, ngoài ra bạn có thể nằm xuống và ngắm nhìn trần nhà mái vòm có các bào tử và các lớp thực vật khác.

Xem thêm nhiều hình ảnh nữa tại đây https://www.teamlab.art/w/story-of-the-forest/. Nếu như bạn có ý định ghé thăm đất nước Singapore thì chắc chắn nơi đây sẽ là một ý tưởng tuyệt vời để tham quan.


Bảo tàng nghệ thuật hiện đại, NYC: ‘Hello, We’re From the Internet’ (tên không chính thức)

Dựa vào thông tin từ trang web của họ thì cuộc triển lãm này là concept về một loại hình phòng trưng bày không hợp pháp (tự phát, không được công nhận như một triển lãm truyền thống). Triển lãm được tạo ra nhằm mục đích dân chủ hóa các không gian triển lãm, bảo tàng và các diễn giải về nghệ thuật bên trong nó.

‘Hello, We’re From the Internet’ được tạo bởi một nhóm gồm tám nghệ sĩ Internet tại MoMAR ở thành phố New York, họ sử dụng công nghệ thực tế mở rộng để phủ lên các nội dung đồ họa mà họ tạo ra lên các tác phẩm của danh họa Jackson Pollock. Nội dung này sẽ được hiển thị khi bạn truy cập thông qua ứng dụng di động có sẵn trên Android và iOS.

Image result for Hello, We’re From the Internet

Mô hình triển lãm độc đáo này được xem là một cuộc biểu tình chống lại chủ nghĩa tinh hoa và duy mỹ mà các phòng trưng bày nghệ thuật đại diện. Dựa vào bất kỳ cơ sở nào – dù là từ phương tiện truyền thông hay từ nhà thờ hoặc chính phủ – những phòng trưng bày lớn nhất thường được phong thánh (tôn vinh thành thánh địa), đến mức vai trò và đóng góp của cộng đồng bị giảm xuống dần và trở thành một bộ phận thưởng lãm một cách thụ động.

Nếu chúng ta hiểu rằng nghệ thuật là thước đo cho những giá trị văn hóa thì chúng ta cũng buộc phải thừa nhận rằng nó thuộc sở hữu và được định giá trị bởi giới thượng lưu. Sau đó, chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng thuật ngữ ‘Mở cửa cho cộng đồng’ không hẳn là một lời mời, mà là một tuyên bố về giá trị. Những giá trị không phải là từ chúng ta. Và những giá trị đó đã tồn tại suốt 335 năm. Cho đến tận ngày nay.

Related image

Nếu như đặt các yếu tố chính trị sang một bên thì ‘phi vụ’này hẳn đã góp phần giúp gia tăng mức độ phổ cập của cộng đồng lên các tác phẩm của Jackson Pollock. Bằng chứng về số lượng người xem và truy cập tương tác với ứng dụng sẽ được nêu rõ trong đoạn video dưới đây. Rõ ràng đây là một cuộc mạo hiểm nhưng cũng mang lại rất nhiều trải nghiệm thú vị nhằm thu hút sự chú ý của người xem vào các vấn đề xã hội thông qua công nghệ thực tế ảo.


The Google Arts and Culture App: Tour tham quan thực tế ảo

Đây là một ứng dụng thuộc The Google Arts and Culture App (tạm dịch: Ứng dụng Văn hóa và Nghệ thuật Google), có sẵn trên iOS và Android giống như Google Street View dành cho các phòng trưng bày và các địa điểm văn hóa khác. Nó có thể được thực hiện trên các thiết bị di động khi xem các trang web bảo tàng và cho phép người dùng khám phá các điểm nổi bật cũng như cho phép truy cập toàn bộ khu vực trưng bày của tòa nhà thông qua công nghệ thực tế ảo.

Hãy lấy chuyến tham quan phòng trưng bày tranh Dulwich làm ví dụ, bạn có thể truy cập dữ liệu 652 hình ảnh có độ phân giải cao của các tác phẩm nghệ thuật bằng ứng dụng này. Các tác phẩm cũng sẽ được phân loại theo phong cách cũng như được sắp xếp dựa vào lượng truy cập từ trung bình đến “top trending” (truy cập nhiều nhất).

Người dùng cũng có thể thực hiện chuyến tham quan quanh phòng trưng bày bằng ứng dụng này với khả năng chọn hình ảnh để xem cận cảnh từ vị trí phòng mà họ đang đứng.

Không còn nghi ngờ về tính hấp dẫn người dùng của ứng dụng này, đặc biệt nếu bạn hiện đang ở một lục địa thật xa so với phòng trưng bày hoặc bảo tàng mà mình muốn tìm hiểu. Với ứng dụng này, bạn sẽ có mặt ở đó ngay lập tức và có thể thưởng lãm các tác phẩm một cách thoải mái mà không có bất kỳ trở ngại nào làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của bạn.

Ngoài ra ứng dụng này cũng có thể hỗ trợ bạn đưa ra quyết định chính xác hơn nếu còn đang cân nhắc địa điểm nào đó muốn ghé. Tuy nhiên, hãy cân nhắc vì nó có thể phá hỏng trải nghiệm của bạn sau này khi ghé thăm thực tế vì đã không còn yếu tố bất ngờ nào dành cho bạn nữa rồi.

Là một ứng dụng truy cập ảo vào các phòng trưng bày, vậy liệu khả năng nguồn hình ảnh từ các tác phẩm nghệ thuật bị chia sẻ rộng rãi có làm ảnh hưởng và dập tắt mong muốn truy cập ứng dụng? Điều đó vẫn có khả năng, tuy nhiên vẫn có một số tranh luận xung quanh vấn đề này.

Jia Jia Fei, Giám đốc kỹ thuật  tại Bảo tàng Do Thái ở NYC thì tin rằng việc chia sẻ những hình ảnh từ trải nghiệm trực tuyến này là một tín hiệu tích cực nhằm thu hút cộng đồng ghé thăm trực tiếp những địa điểm ngoài đời thực. Trong buổi nói chuyện với TedX năm 2015, cô nói về trải nghiệm của mình ở buổi triển lãm James Turrell tại Bảo tàng Guggenheim, nơi cô từng đảm nhiệm vị trí Phó Giám đốc – Tiếp thị Kỹ thuật số:

“Việc số hóa dữ liệu hình ảnh một cách nhanh chóng có đang làm giảm trải nghiệm của bạn? Hành động đó là một bước lùi hay nó thực sự đang mở rộng ý nghĩa của trải nghiệm ứng dụng đến các đối tượng khác, dưới một hình thức hoàn toàn mới, qua đó tiếp cận được hàng triệu người ngoài không gian thực tế, những người không bao giờ có cơ hội đặt chân đến bảo tàng?

Trong thời đại của Internet, chỉ cần quyền truy cập là chúng ta đã có thể tiếp cận được nguồn thông tin; mở ra quyền truy cập vào dữ liệu hình ảnh, mở ra quyền truy cập vào nội dung trí tuệ từ chúng tôi và làm cho những hình ảnh này được tiếp cận rộng rãi hơn đến cộng đồng.

Tôi thường được hỏi, “những trải nghiệm kỹ thuật số mà chúng tôi mang lại có bao giờ thay thế được bằng trải nghiệm tham quan thực tế không?”. Hãy nhìn vào buổi triển lãm các tác phẩm của James Turrell với hơn 420.000 dấu chân kỹ thuật số từ khách truy cập muốn đến bảo tàng khi họ nhìn thấy nó trên Instagram, hẳn đó sẽ là câu trả lời.

Tập đoàn chúng tôi luôn mong muốn mở ra cơ hội cho bất kỳ ai trên thế giới muốn tìm hiểu về nghệ thuật thông qua mạng lưới internet, về cơ bản, chúng tôi xem đó là nhiệm vụ của mình.”

Người dịch: Cường Nguyễn
Nguồn: econsultancy

Cùng tác giả

#Tag

bảo tàng bảo tàng nghệ thuật bảo tàng nghệ thuật kỹ thuật số công nghệ AR Công nghệ tăng cường thực tế ảo công nghệ VR Triển lãm triển lãm kỹ thuật số

iDesign Must-try

/ai đi/ ‘Những linh hồn ẩn giấu’ - Triển lãm đầu tay của cậu bé 11 tuổi người Tày
/ai đi/ ‘Những linh hồn ẩn giấu’ - Triển lãm đầu tay của cậu bé 11 tuổi người Tày
/ai đi/ – Chuyên mục check-in các địa điểm sáng tạo, nghệ thuật của iDesign Tái hiện vạn vật qua lăng kính hồn nhiên nhưng đầy sáng tạo của mình,…
Mc Donald’s đã có hơn 5000 năm lịch sử?
Mc Donald’s đã có hơn 5000 năm lịch sử?
Ở một không gian khác, những bảo vật được trưng bày tại bảo tàng là hộp khoai tây McDonal’s bằng ngọc. Trong dự án sáng tạo cùng A.I mới nhất,…
/ai đi/ Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023: Chiêm ngưỡng tác phẩm đến từ các mầm non thiết kế
/ai đi/ Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023: Chiêm ngưỡng tác phẩm đến từ các mầm non thiết kế
/ai đi/ – Chuyên mục check-in các địa điểm sáng tạo, nghệ thuật của iDesign Với thông điệp Monster-pieces to Masterpieces, triển lãm là nơi quy tụ những tác phẩm…
‘Kosmos’, triển lãm của Felipe Pantone đang mở cửa tại Los Angeles
‘Kosmos’, triển lãm của Felipe Pantone đang mở cửa tại Los Angeles
Vừa qua, Phòng trưng bày CONTROL ở Los Angeles đã hân hạnh thông báo sự kiện trưng bày “Kosmos”, tác phẩm đầu tay của nghệ sĩ thị giác người Argentina…
/ai đi/ Chậm lại một chút tại triển lãm Sen của cố họa sĩ Phan Hòa
/ai đi/ Chậm lại một chút tại triển lãm Sen của cố họa sĩ Phan Hòa
/ai đi/ – Chuyên mục check-in các địa điểm sáng tạo, nghệ thuật của iDesign Điều gì dẫn bước bạn dạo chơi một buổi triển lãm? Với triển lãm sen…
Mucho thiết kế báo cáo thường niên bằng công nghệ AR cho Đại học California
Mucho thiết kế báo cáo thường niên bằng công nghệ AR cho Đại học California
Báo cáo có “hình minh họa kiểu chữ động học hỗn loạn” được thực hiện bằng ứng dụng AR, nhằm phản ánh bản chất hỗn loạn của thị trường năm…