Chu du cùng màu chàm - sợi chỉ xanh kết nối văn hóa nhân loại

Những kỹ thuật tạo ra và ứng dụng màu chàm rất đa dạng, được phát triển qua quá trình lịch sử tại những nền văn hoá khác nhau. Như có một sợi chỉ màu xanh lam đã kết nối nhân loại, xuyên từ Châu Phi, Ấn Độ, Trung Đông, châu Á sang đến Châu Mỹ ở bờ bên kia đại dương.

Trong vô vàn màu sắc ta đã biết đến của nhân loại, màu chàm (indigo) là màu sắc được yêu thích nhất trên toàn thế giới vì những ý nghĩa và cảm xúc tốt đẹp mà nó mang lại: cảm giác bình yên, thanh thản cho tâm trí, niềm tin và sự chia sẻ.

Pantone Color Institute đã chọn sắc xanh cổ điển là màu đại diện cho năm 2020. Những giá trị của tông màu bất hủ này quả là vô cùng phù hợp để xoa dịu nỗi buồn và biến động của năm đầu thập kỷ sắp trôi qua.

Kết hợp với kỹ thuật dệt vải, màu chàm còn chiếm một vị thế quan trọng trong nền kinh tế truyền thống và là một đại diện của bản sắc văn hoá tại nhiều quốc gia phương Đông lẫn phương Tây.

Nguồn gốc của màu chàm

Màu chàm là một sắc tố đã được biết đến từ hơn 4000 năm trước. Màu được chiết xuất từ rất nhiều loại cây họ indigofera tinctoriaisatis tinctoria được trồng trọt hoặc mọc hoang.

Tại những vùng đất có loại cây trên hiện diện, người dân đã sớm thực hành những kỹ thuật nhuộm và sử dụng vải chàm trong đời sống hàng ngày. Vào thế kỷ 16, nhà thám hiểm Vasco de Gamma, một trong những người châu Âu đầu tiên đến Ấn Độ, khi trở về quê nhà đã mang theo màu indigo (chiết xuất từ cây họ indigofera). Trước đó, vào thời Trung Cổ và Phục Hưng, người châu Âu chuộng màu xanh pastel đến từ cây họ isatis được trồng nhiều ở miền Nam nước Pháp.

Màu indigo đã nhanh chóng soán ngôi của tiền thân xanh pastel vì có sắc độ mạnh hơn đến 20 lần, sau đó vượt biển sang châu Mỹ. Năm 1850, người thợ may Levi Strauss ở San Francisco tạo ra một loại quần mang sắc xanh indigo cho dân lao động, không ngờ về sau thành một món đồ thời trang kinh điển: quần jean. Cứ như vậy, màu chàm đã trở thành màu sắc phổ biến và “đẹp mắt hợp lòng” với người dân trên toàn cầu.

Một màu sắc, nhiều “số phận”

Những kỹ thuật tạo ra và ứng dụng màu chàm rất đa dạng, được phát triển qua quá trình lịch sử tại những nền văn hoá khác nhau. Như có một sợi chỉ màu xanh lam đã kết nối nhân loại, xuyên từ Châu Phi, Ấn Độ, Trung Đông, châu Á sang đến Châu Mỹ ở bờ bên kia đại dương.

Nhuộm chàm là một kiến thức và kỹ năng của toàn cầu. Tại mọi nơi, việc đó diễn ra theo một quy trình: trồng trọt, hái lượm, chiết xuất bột màu, đưa vào thùng hoặc bể nhuộm những tấm vải do thợ dệt làm ra, sau đó thợ may và thợ thêu biến chúng thành những bộ quần áo đặc sắc.

Catherine Legrand, chuyên gia nghiên cứu về nhuộm màu

Việt Nam

Tai Việt Nam, chàm là sắc màu mang tính biểu tượng của các dân tộc vùng núi phía Bắc. Trang phục truyền thống của người Dao, Tày, Mông, Nùng, … mang tông màu chủ đạo này. Quần áo của người Tày nền nã, giản dị trong khi người Mông, dân tộc có kỹ thuật nhuộm và dệt vải nổi bật, thêm nhiều hoạ tiết màu sắc tươi vui trên nền màu xanh đen.

Sống hoà hợp với núi rừng thiên nhiên từ thủa khai thiên lập địa, tổ tiên của họ tìm thấy những loại cây lá làm thuốc nhuộm (sau được gọi là cây chàm hoặc cây ta râm) trong những chuyến đi rừng làm nương. Những mảnh vải chàm và quần áo truyền thống là di sản của mỗi gia đình, đồng thời là vật chứng nhận cho đức tính khéo léo, đảm đang của người phụ nữ.

Mỗi dân tộc có những bí quyết, kinh nghiệm riêng nhưng về cơ bản, quy trình nhuộm màu là đồng nhất. Trong chậu nhuộm, lá cây chàm được hoà lẫn với vôi và một số nguyên liệu thiên nhiên khác. Những mảnh vải dệt thủ công sẽ được nhúng vào hỗn hợp đó và đem phơi.

Ngày nay, vải tổng hợp, vải coton, nút nhựa, kim tuyến là những chất liệu mới được ưa chuộng. Giới trẻ cũng yêu thích thời trang thành thị hơn đồ truyền thống. Tuy nhiên, những người dân vẫn nỗ lực giữ gìn những giá trị xưa cũ. Nhiều xưởng dệt được thành lập với sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ để sản xuất đồ nhuộm và bán cho khách du lịch, đây là một cách hay để vừa mang lại kinh tế cho địa phương vừa quảng bá bản sắc văn hoá ra thế giới.

Ấn Độ

Ấn Độ được coi là cái nôi của loại cây Indigofera tinctoria, vì thế trong nhiều thế kỷ là nhà sản xuất lớn của màu sắc này. Từ Ấn Độ, màu chàm, dưới dạng những khối nén khô, được xuất khẩu đi khắp thế giới. Ngành này đặc biệt phồn thịnh trước thế kỷ 19, tạo nguồn thu lớn cho chính quyền thuộc địa. Hiện tại, một số đồn điền và xưởng nhuộm còn tiếp tục hoạt động tại Tamil Nadu, Andhra Pradesh, Bangladesh. Những phụ nữ làm nông ở Rajasthan, Gujarat vẫn mặc chân váy rộng màu xanh được in màu với con dấu bằng gỗ.

Châu Phi

Mali và vùng Kano của Nigeria là những nơi nổi tiếng với nghề nhuộm từ lâu đời. Tuy nhiên các thợ nhuộm đang chật vật giữ nghề trước làn sóng xâm lấn của vải tổng hợp. Tình hình chính trị bất ổn cũng góp phần đẩy nghề truyền thống đến sát bờ vực.

Trung Mỹ và Nam Mỹ

Dưới thời đô hộ của Pháp và Tây Ban Nha, sản xuất màu chàm là một ngành xuất khẩu sinh lời. Trước đó, người Aztec bản địa đã biết đến công dụng tạo ra màu sắc của thực vật. Ngày nay, ngành nghề này đã biến mất. Ta chỉ còn thấy những dấu ấn lưu lại trên chân váy của phụ nữ vùng Chiapas (Mexico) và Guatemala, hoặc những hoạ tiết kẻ màu chàm trên áo poncho của thổ dân Quechua và Aymara.

Nhật Bản

Từ thế kỷ 12, chàm là màu sắc yêu thích của các tầng lớp xã hội, từ samourai, quý tộc đến nông dân. Trên kimono, màu chàm xuất hiện ở mọi sắc độ nhờ nhiều kỹ thuật tạo độ tương phản giữa hai màu xanh dương và trắng. Được cho là có công dụng xua đuổi côn trùng, lại bền màu và khó bắt lửa, vải chàm thường được người làm việc đồng áng và lính cứu hoả dùng để may quần áo. Trong thời kỳ hiện đại, nghề nhuộm và dệt chàm vẫn bảo tồn các kỹ thuật xưa cũ, nhờ vào nỗ lực cùng công sức sáng tạo của các nghệ nhân. Nhiều người trong số họ được tôn vinh là những “kho báu sống” của quốc gia. Không chỉ trên vải, màu chàm còn hiện diện với nhiều chất liệu khác: gốm sứ, giấy washi, tranh khắc gỗ, …

BUAISOU – Câu chuyện những người trẻ giữ nghề nhuộm chàm thủ công ở Nhật Bản

Ứng dụng của màu chàm trong đời sống hiện đại

Thời trang

Trầm tĩnh và nhẹ nhàng, màu chàm rất được ưa thích và dễ ứng dụng trong thời trang. Nó mang lại sự cân bằng hài hoà cho tổng thể trang phục.

Tại Việt Nam, sự kế thừa từ nghề truyền thống gặp gỡ với xu hướng thời trang bền vững, đã tạo nên những thương hiệu như Kilomet 109. Nhãn hiệu của nhà thiết kế Vũ Thảo giới thiệu những sản phẩm thời trang cao cấp, thiết kế đương đại nhưng được sản xuất với chất liệu và kỹ thuật cổ truyền của dân tộc.

Mẫu thiết kế của Kilomet 109

Nội thất

Màu chàm cũng phổ biến trong nội thất, thường xuất hiện trên tranh, vải và đồ gốm sứ. Sắc màu này mang đến chất “zen” thư thái cho không gian, và những mộng tưởng về một vùng đất xa xôi nào đó trên thế giới, như biển Hy Lạp hay núi non Việt Nam.

Thực hiện: 19August

Cùng tác giả

#Tag

chàm dân tộc eco art eco friendly kilomet109 nhuộm việt nam

iDesign Must-try

Cuộc thi tìm kiếm giải pháp bảo vệ nền khí hậu toàn cầu - Net Zero Challenge 2023
Cuộc thi tìm kiếm giải pháp bảo vệ nền khí hậu toàn cầu - Net Zero Challenge 2023
Net Zero Challenge 2023 – Cuộc thi tìm kiếm những giải pháp thiết thực giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, hướng tới một tươi lai xanh…
Những bức ảnh chụp từ trên cao của Phạm Huy Trung tôn vinh vẻ đẹp của vùng nông thôn Việt Nam
Những bức ảnh chụp từ trên cao của Phạm Huy Trung tôn vinh vẻ đẹp của vùng nông thôn Việt Nam
Nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung đã sử dụng kỹ thuật của mình để làm nổi bật lịch sử văn hóa phong phú của Việt Nam. Thông qua việc chụp…
Bộ lịch 2022 truyền tải vẻ đẹp làng quê Việt của Nhật Thắng
Bộ lịch 2022 truyền tải vẻ đẹp làng quê Việt của Nhật Thắng
Những ngày Tết đến xuân về thường là dịp để tôn vinh văn hoá truyền thống cũng như hướng về quê hương. Vẻ đẹp của văn hoá Việt Nam thể…
Nhìn lại những lần Google Doodle tôn vinh văn hoá Việt Nam
Nhìn lại những lần Google Doodle tôn vinh văn hoá Việt Nam
Có thể nói, phở là một niềm tự hào của người dân Việt Nam. Nhưng đây không phải lần đầu tiên tinh hoa nước nhà xuất hiện trên Google Doodle.…
Kim Chi, kiến trúc sư mở thương hiệu thời trang: Không cần phải đi đường thẳng để đến đích
Kim Chi, kiến trúc sư mở thương hiệu thời trang: Không cần phải đi đường thẳng để đến đích
Những năm gần đây đánh dấu sự lên ngôi của các thương hiệu thời trang nội địa, và một thế hệ những nhà thiết kế hay nhà kinh doanh năng…
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
“Những cú chạm của sự tò mò và ngây thơ” là cách mà con người muốn tận hưởng cảm giác gần gũi với ý tưởng kiệt xuất của sáng tạo.…