Áp phích cổ động thời Thế chiến II - Từ loại hình nghệ thuật đến môn khoa học tâm lý
Để tưởng niệm ngày VE (Victory of Europe) lần thứ 70 – cột mốc kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai tại châu Âu – chúng ta cùng nói chuyện với nhà giám tuyển tại Bảo tàng Quân đội Quốc gia (National Army Museum) về những poster chiến dịch trong thời kỳ chiến tranh, và chiêm ngưỡng vài ví dụ điển hình.
Qua các cuộc thế chiến, áp phích cổ động đóng vai trò quan trọng, không chỉ cổ vũ mọi người xung phong chiến đấu, mà còn giúp dấy lên tinh thần hỗ trợ giữa các nước đồng minh – và sự phản đối kịch liệt đối với quân thù.
Robert Fleming, nhà giám tuyển tiếp cận thông tin và cộng đồng – và trước đây là giám tuyển mỹ thuật và nghệ thuật trang trí – tại Bảo tàng Quân đội Quốc gia, giải thích chiến lược nhằm khơi gợi lòng yêu nước và tự hào dân tộc trong mỗi người dân của các poster thời đó.
“Họ cho mọi người thấy rằng tất cả đều đang nỗ lực, và nhấn mạnh bằng một khẩu hiệu đơn giản: ‘Bạn có thể đánh bại Hitler và tạo nên điều khác biệt khi chỉ là một cá nhân nhỏ bé’,” ông nói.
Thiết kế góp vai trò chủ lực vào các chiến dịch tuyên truyền ở Thế chiến thứ II, tạo nên một hình ảnh đơn giản, mạnh mẽ và đầy hứa hẹn. Những tấm áp phích “quyết liệt, màu sắc” cùng thiết kế “cơ bản” và hoạ tiết màu đôi, ảnh hưởng bởi phong cách Art deco, nhấn mạnh vào những thông điệp cơ bản mà họ muốn miêu tả, Fleming nói.
“Họ mở rộng định nghĩa của chủ nghĩa yêu nước với những hình tượng mạnh mẽ, màu sắc như quốc kỳ Anh – những poster đã đi từ một thể loại nghệ thuật trở thành môn khoa học tâm lý,” ông nói.
Ngành đồ hoạ vào giữa những năm 30 và 40 sử dụng chủ đề nghĩa vụ, rời xa việc đả động đến cảm giác tội lỗi, thứ từng là một trào lưu ở Thế chiến thứ I.
“Các áp phích tội lỗi – ví dụ như “Bố ơi, BỐ đã làm gì trong Cuộc Đại chiến?” – đã trở nên lỗi thời và không thành công. Mọi thứ giờ đây tập trung vào việc đóng góp nhiều hơn,” Fleming nói. “Họ miêu tả các cô gái làm việc trong công xưởng và trên nông trại – trong khi nhìn vẫn xinh đẹp và không có vẻ gì là đang hy sinh cả, đương nhiên – cả những chiến sĩ với gương mặt tươi vui nữa.”
Các áp phích đóng góp vào lòng yêu nước của đế quốc, cũng như quốc gia, ông thêm vào, bằng cách thể hiện nhiều người từ các nền văn hoá khác cũng đến phục vụ bên cạnh binh lính Anh.
“Đây là ý tưởng về việc: ‘Nếu một người từ Canada đến để chiến đấu, vậy tại sao bạn lại không?’,” Fleming nói.
Những áp phích khác được thiết kế để “hạ thấp kẻ thù”, bằng cách phản đối, đồng thời phản chiếu các chiến dịch tuyên truyền của Đức, ông thêm vào. “Những áp phích của quân Đồng minh sẽ thể hiện những tội ác chiến tranh và các điều tiêu cực mà họ cho rằng người Đức đang làm,” Fleming nói. “Họ đang cố gắng hạ thấp những người đó và tỏ ra thù địch bằng các chiến dịch ở châu Âu.”
Tuy vậy, những người khác còn thiết kế để bơm vào sự hoang tưởng, bằng những câu đơn giản đại loại như “Những cuộc chuyện trò vẩn vơ đáng giá nhiều sinh mạng”, kèm với một hình ảnh đơn giản không kém. “Có một nỗi sợ hãi thật sự rằng những gián điệp Đức đang trà trộn để lấy thông tin – đặc biệt là khi sắp tới ngày quân Đồng minh chuẩn bị xâm lấn châu Âu,” ông nói.
Tất cả những hình ảnh dưới đây thuộc quyền sở hữu của hội đồng Bảo tàng Quân đội Quốc gia.
- Những công trình kiến trúc “khủng” được làm từ giấy
- Khi điện ảnh gặp gỡ hội hoạ qua những thước phim
- Đắm chìm vào thế giới thu nhỏ của nghệ sĩ Eddie Putera
Nguồn: designweek