Ánh sáng chính là nàng thơ trong tranh phong cảnh của hoạ sỹ Seth Armstrong

Trong một garage cổ đầy gió được trưng dụng thành xưởng vẽ ở phía Nam California, hoạ sỹ Seth Amrstrong đang nhâm nhi vại bia của mình, nhìn ngắm ánh sáng thay đổi, và nghĩ về nghệ thuật Phục hưng Hà Lan (Dutch Renaissance).

Khung cảnh từ sân sau quét về phía đông nam băng qua một thung lũng hẹp ngay sát bờ xanh tươi của sườn đồi đối diện và vươn ra xa hơn nữa. Cây cối, đường xá, giao thông, nhà cửa, và ánh sáng được bố trí như thể có ai đó đã tách bỏ một phần quỹ đạo mặt trời và nhẹ nhàng thả rơi nó trên cảnh vật xung quanh vậy. Bằng cách này, những bức tranh khung cảnh của ông luôn miêu tả về một không thời gian cụ thể – được sinh ra từ hoàn cảnh vật lý, nhịp năng lượng, và mức độ chú ý cấu thành từ nhịp điệu cuộc sống thường ngày của Seth Amrstrong.

Nền tảng cho các bức tranh cảnh vật của Amrstrong bị ảnh hưởng bởi các bậc thầy hoạ sỹ Hà Lan khi ông học hỏi các tác phẩm của họ trong những năm đại học. Từ di sản nghệ thuật lâu đời này, ông nung nấu niềm đam mê sơ khởi dành cho cách ánh sáng nóng lạnh, phần tối phức tạp ảnh hưởng lên cảm xúc người xem, và làm thế nào để tạo ra được độ bắt sáng hữu hình bằng hoạ cụ. Nền Phục hưng Hà Lan là lý do cho tình yêu đặc biệt của ông dành cho Magic Hour*. Sự thành công trong màu sắc của ông cũng hình thành từ ảnh hưởng này, tạo nên kỹ thuật vẽ lót* đã đi vào trong từng khung tranh như một ánh hào quang rực rỡ, mà có thể bắt giữ bất cứ ánh nhìn nào ở phía đối diện căn phòng trong kích thước nhỏ nhất, hoặc sẽ thắp sáng cả một kiến trúc với kích thước to lớn hơn.

(*) Magic Hour, hay còn gọi là Golden Hour, là thời điểm một tiếng đầu tiên khi mặt trời mọc và một tiếng cuối cùng khi mặt trời lặn trong ngày, giúp tạo ra những hiệu ứng hình ảnh tuyệt vời nhờ vào sự phối ngẫu ánh sáng (Nguồn: Light Art Academy).

(*) Vẽ lót (underpainting) là kỹ thuật thường xuất hiện trong tranh sơn dầu, khi hoạ sỹ phủ một lớp sơn đầu tiên lên canvas vẽ tranh nhằm hình thành bố cục, hình khối, sáng tối, đậm nhạt, xa gần chỉ bằng một tông màu (đơn sắc). (Nguồn: Nguyễn Đình Đăng)

Không phải tất cả các bức tranh của Amrstrong đều vẽ miền đồng quê hoặc vùng ngoại ô. Ông còn bị cuốn hút bởi hình ảnh của đường chân trời đô thị, ít hoa mỹ hơn nhưng trông rất tuyệt trong khuôn khổ thành phố. Những toà nhà cao tầng và các khu phố cũ kỹ đôi khi còn hưởng lợi từ góc nhìn của Amrstrong vì chúng được tái hiện đẹp đẽ lạ thường dưới ánh sáng huyền ảo trong các bức tranh. Khung cảnh thường nhật trong cuộc đời những con người xa lạ, những người hàng xóm qua lời tự sự đơn độc hay sự nhòm ngó vụng trộm khiến ta liên tưởng ngay đến bộ phim Rear Window (Alfred Hitchcock) và tranh Edward Hopper. Bên cạnh đó, cách sử dụng màu sắc và tông màu chuyển của ông còn tạo ra cảm giác buồn man mác xung quanh những toà nhà tráng lệ nhất. Các tác phẩm của hoạ sỹ thường trông rất ít người, mặc dù chúng vẽ về khung cảnh thành phố. Trên thực tế, tác phẩm của ông chứa vô số người, chỉ là họ bị nhét đằng sau những khung cửa sổ, với chiếc bóng mờ toả sau bức rèm, hay đôi khi được xuất hiện rõ ràng với đèn đóm bật sáng. Thế nhưng trông họ thật nhỏ bé, và thực sự mỗi chúng ta đều là những kẻ tí hon trong thế giới rộng lớn mà ta đang sống.

Hãy chú ý cách ánh sáng soi tỏ trong từng môi trường, và sợi dây kết nối giữa đặc trưng ánh sáng đến những yếu tố bên trong – mà ở trường hợp này là các toà nhà cao tầng và khách sạn trung tâm thành phố. Điều này gợi nhắc về tác giả Haruki Murakami và bộ phim Lost in Translation, khi Amrstrong bắt được sự huyền diệu thẳng đứng của đường chân trời đô thị. Cách những khối gạch và bê tông hấp thụ ánh sáng và nhiệt độ cả ngày và phả vào màn đêm; sự tán xạ vô tận trên bề mặt những toà nhà chọc trời – như cách Magic Hour vuốt ve những đồi cọ, rõ ràng các hiện tượng này khiến hoạ sỹ vô cùng thích thú, từ những con kênh Amsterdam cho đến hẻm núi ở Los Angeles, ánh sáng luôn mãi là nàng thơ đích thực của ông.

Xem nhiều hơn các tác phẩm của Seth Amrstrong tại: Website | Gallery | Facebook | Instagram

Nguồn: Huffpost

Cùng tác giả

#Tag

ánh sáng cảnh vật hội hoạ khung cảnh landscape painting seth armstrong underpainting

iDesign Must-try

Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Với mong muốn chia sẻ tất thảy những gì mình biết về nghệ thuật và sáng tạo, để mọi người được truyền cảm hứng và tạo nên những điều xinh…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 5)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 5)
Các nhà khoa học thần kinh hiện biết rằng những gì chúng ta nhìn thấy bị ảnh hưởng rất nhiều bởi một thứ gọi là quá trình xử lý từ…
Khung cảnh đầy màu sắc với sắc thái siêu thực trong tranh của Alfie Caine
Khung cảnh đầy màu sắc với sắc thái siêu thực trong tranh của Alfie Caine
Bị thu hút đặc biệt bởi các khu dân cư ấm cúng đầy màu sắc được bao quanh bởi bầu không khí huyền ảo, Alfie Caine – một họa sĩ…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 4)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 4)
"Dù cố gắng đến đâu, Cézanne vẫn không thể thoát khỏi những diễn dịch xảo quyệt của não mình. Trong những bức tranh trừu tượng của ông, Cezanne muốn thể…
Albert Bierstadt (Phần 1)
Albert Bierstadt (Phần 1)
Trong loạt bài ba phần, chúng ta sẽ tìm hiểu về một nhân vật quan trọng của hội hoạ phong cảnh Mỹ nói chung và cả trào lưu trường phái…
Chủ nghĩa Quang chiếu / Luminism (Phần 3)
Chủ nghĩa Quang chiếu / Luminism (Phần 3)
Trong phần cuối của loạt ba bài về chủ nghĩa Quang chiếu, chúng ta tìm hiểu các tác phẩm nổi bật của phong cách này, bao gồm cả hội hoạ…