Week 29: Khởi nghiệp và UX

Khách mời của chúng ta hôm nay là Whitney Hess. Whitney là một chuyên gia tư vấn thiết kế UX làm việc tại New York City. Cô từng viết nhiều về việc nâng cấp trải nghiệm của con người trên trang blog Pleasure and Pain, hay bạn có thể theo dõi Twitter của cô tại @whitneyhess

Những người khởi nghiệp thường bắt đầu với một ý nghĩ đơn giản: Một giải pháp mà họ tin rằng thế giới này chưa từng nghĩ ra. Và không ai có thể phản biện với họ rằng việc họ làm có rất nhiều trong ngành công nghiệp sáng tạo, chúng hầu hết thiếu đi mục đích.

Hầu hết chúng ta tin rằng Trải nghiệm người dùng chỉ là tìm ra một giải pháp tốt nhất cho người dùng – nhưng nó không như vậy. UX là việc xác định vấn đề cần giải quyết (trả lời câu hỏi Tại sao), xác định những mẫu người cần được giải quyết (trả lời câu hỏi Ai), xác định những cách có thể giải quyết (trả lời câu hỏi Làm thế nào). Và dĩ nhiên theo quy luật, những người khởi nghiệp đang bắt đầu xây dựng dựa trên Cái gì (what).

Bạn không đồng ý? Hãy chỉ ra cho tôi một công ty khởi nghiệp mà không có người lập trình viên. Họ đều đang tạo ra thứ gì đó. Thậm chí nó không là gì cả.

Ít hơn 1% các công ty khởi nghiệp có một người thiết kế trải nghiệm toàn thời gian với tư cách là nhân viên chính thức, và họ ám ảnh bởi thứ What (cái gì) lớn hơn cái Why.

Thách thức nằm trong máu của các công ty khởi nghiệp là Những nhà đầu tư. Hầu hết những nhà đầu tư chỉ bỏ tiền ra cho What (cái gì) – không phải là Tại Sao (Why) hay Cho Ai (Who) hay Làm thế nào (How). Không có nhà khởi nghiệp nào đi tới vòng Series A quyên 5 triệu $ mà không có trong tay một sản phẩm – Cái gì – đầy chức năng làm demo. Sản phẩm (cái gì) dĩ nhiên là hấp dẫn hơn rất nhiều hơn một loại hình kinh doanh (why, who, how), và thật buồn, thứ hấp dẫn sẽ được bán. Nhưng nó cũng sẽ sớm chết.

Paul Graham đã nêu ra “18 sai lầm giết chết những nhà khởi nghiệp”. Thứ 10 trong đó là “Không có một người dùng cụ thể để hướng tới – Having no specific user in mind” Một kết luận tuyệt vời, nhưng nó cũng có thể rút ngắn lại còn là vài từ: Không có chiến lược – No strategy.

Bạn cũng biết điều gì xảy ra với một sản phẩm thiếu đi tính chiến lược? Bạn có thể ra vài cái tên, nhưng tôi muôn nêu những cái tên nổi bật. Sandy, Bebo, Yahoo!

Tôi đã từng thấy một demo của một công ty khởi nghiệp tại NY Tech Meetup, và khi một ai đó là khán giả đứng lên hỏi người sáng lập “Tại sao người ta lại dùng thứ này?” Anh ta thực sự đã trả lời “Tôi không biết.” Tôi nghĩ anh ta không biết thật.

Chúng ta là những người thiết kế trải nghiệm có thể phát triển Chiến lược mà những người Khởi nghiệp cần sự thổi phồng. Một số người sáng lập ngủ quên trên chiến thắng. nhưng nó không bao giờ kéo dài. Cuối cùng họ lùi lại và nhận ra rằng họ cần một Kế hoạch.

Hiểu rõ vấn đề. Tập trung. Khác biệt. Mô hình làm việc. Quy trình. Ý nghĩa. Nghĩ xem bạn có thể giúp không?

5 chữ W của UX

Who (ai), What (cái gì), When (khi nào), Why (tại sao) – và How (nó có từ W ở cuối cùng). Trong trường học nơi chúng ta được dạy rằng đó là những câu hỏi cơ bản cần phải hoàn thành trong một quá trình tạo ra một lý lẽ mạnh mẽ và truyền tải một câu chuyện hợp lý.

Trong thế giới của User Experience, việc trả lời xác đáng 5 câu hỏi có thể là khác biệt giữa một sản phẩm tạo tiếng vang với khách hàng với một sản phẩm nhanh chóng đi theo con đường thất bại.

Tác giả tuần này của chúng ta là Whitney Hess, nêu ra những trường hợp Khởi nghiệp mà thiếu đi yếu tố UX tốt, những trường hợp quá tập trung vào “What” và thường nhận ra rằng họ thiếu sức bền trong tầm nhìn dài hạn của sản phẩm và chiến lược của nó.

Để ghi lại những tầm nhìn và chiến lược đó. Một người chuyên về UX nên tham gia từ những lúc dự án còn sơ khai, họ ở đó và trả lời các câu hỏi trên.

Chúng ta đang cố gắng giải quyết vấn đề gì?

Đừng nhầm lẫn giữa cái “What” này với cái “What we’re building – Chúng ta đang xây dựng cái gì?” Trước khi chúng ta có thể thật sự bắt đầu xây dựng thật sự, chúng ta cần xác định điều gì nằm trong sản phẩm này sẽ cần giải quyết? Nếu bạn không thể trả lời câu hỏi này, trả lời các chữ “W” còn lại đều vô nghĩa.

Dành thời gian và làm rõ vấn đề một cách sáng sủa và chính xác nhất có thể. Một khi bạn có thể làm nó, bạn có một thấu kính xuyên suốt với những gì bạn có thể trả lời những câu hỏi chính, mục đích càng rõ ràng và đủ chi tiết thì chiến lược của bạn càng tiến lên mạnh mẽ.

Ai là khách hàng?

Một trong những câu hỏi quan trọng nhất cần trả lời dành cho rất nhiều sản phẩm. Nếu thiếu đi sự hiểu biết về đối tượng của sản phẩm thì bạn đang tạo ra một thứ rủi ro cao, không phù hợp với mong muốn người dùng, những thứ theo cảm tính.

Nghiên cứu người dùn, dân tộc học, và các cá nhân được chỉ định là những yếu tố cần thiết để làm UX, nó sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Liệu chúng ta có thể cải tiến những mẫu giải pháp sẵn có?

Hiểu về việc làm cách nào để giải quyết một vấn đề tương tự cực kỳ có giá trị trong việc chỉ ra điều gì đã thất bại để né tránh, xác định những giải pháp nào đã sai hoặc cần cải tiến và khám phá những thời điểm của hành trình của khách hàng, sẽ giúp bạn làm họ ngạc nhiên và lôi kéo họ chứ không như những thất bại khác.

Bạn tự để bản thân mình hỏi điều này lần này tới lần khác và đi tới quy trình thiết kế cần thiết.

Khi nào chúng ta nên bắt đầu với phản hồi của người dùng?

Những câu hỏi này thường được đưa ra sớm, nhưng nó không phải lúc nào cũng đúng. Nếu bạn giới thiệu quá sớm bạn sẽ đi vào rủi ro với việc để người dùng “dắt mũi” sự phát triển của sản phẩm (và chúng có khi không phải là điều tốt nhất cho sản phẩm). Nếu bạn giới thiệu quá trễ, bạn có thể bỏ qua những phản hồi đầy giá trị khiến chúng có thể cứu rỗi sản phẩm của mình.

Hiểu rõ ai là khách hàng của mình và biết rằng bạn cần cải tiến những giải pháp sẵn có ở chỗ nào sẽ giúp bạn biết rằng bạn có thể phối hợp phản hồi người dùng với vòng phát triển của sản phẩm.

Tại sao sản phẩm của chúng ta giải quết được vấn đề?

Xác định được vấn đề gì chúng ta đang cố gắng giải quyết, ai là đối tượng chính của chúng ta, và nơi nào chúng ta có thể cải tiến những giải pháp đã có, chúng ta có thể làm sáng tỏ tại sao giải pháp này có thể giải quyết vấn đề. Điều này sẽ là cơ bản cho mục tiêu ngắn hạn trong một chiến lược dài hạn.

Dữ liệu có thể giúp bạn hiểu điều bạn đang làm ra sao?

Có rất nhiều số liệu có thể được sử dụng để có kết luận, xác nhận quyết định thiết kế và sáng tỏ sản phẩm có phù hợp. Các kỹ thuật kinh điển như: Data mining, Eye-tracking, A/B testing, user flows, nghiên cứu con người, tính khả dụng và rất nhiều thứ có thể được sử dụng để có được những kết luận rõ ràng.

Không có dữ liệu nào thừa cả. Câu chữ, Bố cục, Tương tác  – trong mọi trường hợp. dữ liệu đều giúp bạn hiểu kết quả mà bạn đang nhìn và có bổ xung phù hợp.

Những công ty bắt đầu trả lời những câu hỏi trên và gắn nó vào quy trình của việc lái theo UX có nhiều cơ hội tốt hơn trong việc tạo ra một sản phẩm dài hơi và có khả năng thành công hơn là những công ty bắt đầu mà không trả lời những câu hỏi đó. Trong một thế giới khởi nghiệp mạnh mẽ như hiện tại, những người áp dụng các giá trị của UX sẽ là người đi đầu.

Cùng tác giả

#Tag

52 weeks of ux Kiến thức user experience ux

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác là một thành phần quan trọng trong chiếc ô khổng lồ của thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Trong bài viết này, hãy cùng iDesign tìm…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
Đừng trở nên xấu xa và lạm dụng tâm lý học để thao túng người dùng cuối của bạn. Khi nhìn vào meme thú vị này, bạn có tự hỏi…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…