Khám phá trường phái Baroque lộng lẫy (Phần 1)

Xuyên suốt thế kỷ 17 và 18, những nghệ sĩ và kiến trúc sư châu Âu đã cùng nhau tạo dựng nên một phong cách nghệ thuật cực kỳ trau chuốt– Baroque.

Phong cách này đặc trưng bởi các hoạ tiết trang trí công phu, lộng lẫy; tái hiện khung cảnh thoát tục và gợi cảm hứng về đấng siêu phàm.

Ngày nay, thời đại Baroque vẫn là một trong những trào lưu văn hoá được ưa chuộng nhất trong lịch sử mỹ thuật Tây phương. Ở bài viết này, chúng ta sẽ nhìn ngắm bức tranh tổng quan về Baroque, cũng như khám phá lịch sử và quá trình phát triển của loại hình nghệ thuật và kiến trúc hoa mỹ này.

idesign baroque 01

Thời kỳ Baroque là gì?

Được đặt tên theo barroco  một cụm từ trong tiếng Bồ Đào Nha chỉ những viên ngọc trai với hình dáng lạ kỳ, thời kỳ Baroque được định nghĩa bởi nghệ thuật và kiến trúc tráng lệ, sang trọng. Bắt nguồn từ Rome, trào lưu lan rộng khắp nước Ý và các quốc gia phương Tây vào giữa 1600 và 1750, trở nên đặc biệt ưa chuộng tại Pháp, Tây Ban Nha, và Áo.

idesign baroque 02
Nicolas Poussin, ‘A Bacchanalian Revel before a statue of Pan’ (1632-1633) (Ảnh: The National Gallery, London qua Wikimedia Commons Public Domain)

Vì thời kỳ Baroque xuất hiện gần như cùng lúc với nền Phục hưng Ý, không lạ gì khi hai trào lưu này chia sẻ vài điểm tương đồng. Cả nghệ sĩ Baroque và Phục hưng đều tôn thờ hiện thực, màu sắc sống động, và những chủ đề tôn giáo hoặc thần thoại, trong khi các kiến trúc sư của cả hai đều yêu thích sự cân bằng và đối xứng. Điều khiến phong cách Baroque trở nên khác biệt với người đồng sự Phục hưng, đó là sự vô độ – một đặc trưng dễ thấy trong cả nghệ thuật và kiến trúc.

Nghệ thuật Baroque

Mỹ thuật

Trong khi các chủ đề và phong cách có thể thay đổi giữa các bức hoạ thời Baroque, hầu hết các bức tranh ở thời này đều có một điểm chung: tính kịch nghệ.

Trong tác phẩm của các nghệ sĩ nổi tiếng như Caravaggio và Rembrandt, niềm hứng thú với chất kịch được bộc lộ rất rõ, ví như sự tương phản nổi bật giữa ánh sáng rạng rỡ và bóng tối sâu thẳm của bức tranh dưới đây.

idesign baroque 03
Caravaggio, ‘The Calling of Saint Matthew ‘ (1599 hoặc 1600) (Ảnh: Ibiblio qua Wikimedia Commons Public Domain)
idesign baroque 04
Rembrandt, ‘The Nightwatch’ (1642) (Ảnh: The Rijksmuseum qua Wikimedia Commons Public Domain)

Nghệ sĩ Baroque như Gentileschi, Poussin, và Rubens đạt được những cảm xúc kịch nghệ cao trào thông qua hành động. Thường thì, những hành động hình tượng này gợi cảm hứng từ truyện kể trong kinh thánh và truyện từ thần thoại xa xưa.

idesign baroque 05
Gentileschi, ‘David and Goliath’ (1605-1607) (Ảnh: via Wikimedia Commons Public Domain)

Kết hợp với bố cục mạnh mẽ, Rubens nắm bắt kịch tính qua bảng màu dày dạn và rực rỡ của mình. “Rubens tránh vẽ theo kiểu màu chìm. Độ sặc sỡ rõ ràng trong tranh là bằng chứng cho kỹ nghệ tuyệt vời của ông,” nghệ sĩ Max Doerner giải thích trong sách The Materials of the Artist and Their Use in Painting. “Màu sắc của ông tươi sáng và liên kết với chất liệu trong tranh, tựa như ảnh của Van Eyck, chúng dường như có một lớp bóng mờ không thể nào xoá bỏ.”

idesign baroque 06
Peter Paul Rubens, ‘Samson and Delilah (1609-1610) (Ảnh: The National Gallery, London qua Wikimedia Commons Public Domain)
Điêu khắc

Tượng đồng bóng bẩy và tượng cẩm thạch tạo tác trong thời kỳ này lột tả niềm đam mê với thuyết động lực. Những hình hài uốn vặn, xoắn vào nhau, vải vóc bay bồng bềnh, nhờ đó các nhà điêu khắc như Bernini đã có thể khắc hoạ chuyển động. Những thành phần bổ trợ như nước cũng góp phần đẩy mạnh miêu tả tính kịch nghệ trong tác phẩm.

idesign baroque 07
Bernini, ‘Apollo and Daphne’ (1622-1625)

Như những bức tượng Phục hưng – bao gồm David trứ danh của Michelangelo – các bức tượng Baroque thường dùng để trang hoàng những cung điện trang nghiêm. Chúng cũng được dùng trong các đại sảnh lớn, tại các nhà thờ mạ vàng và vườn ngự uyển.

idesign baroque 08
Bernini, ‘The Ecstasy of Saint Teresa’ (1647–1652) 
idesign baroque 09
Charles Le Brun, The Fountain of Apollo in the Gardens of Versailles (1668-1671)

Nguồn: Mymodernmet

Cùng tác giả

#Tag

baroque cầu kỳ kiến trúc lịch sử thiết kế lộng lẫy phong cách phục hưng tỉ mỉ

iDesign Must-try

Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi – một nghệ sĩ và nhà thiết kế Nisei tức là người Nhật thế hệ thứ hai (tại Mĩ và Canada) – đóng vai trò rất quan trọng…
ELLE Fashion Show 2023: Giao lộ thời trang & Kiến trúc
ELLE Fashion Show 2023: Giao lộ thời trang & Kiến trúc
Ngày 07/12/2023 – ELLE Fashion Show 2023 chính thức công bố chủ đề GIAO LỘ THỜI TRANG & KIẾN TRÚC sẽ diễn ra vào ngày 20/12/2023 tại Dinh Độc Lập,…
Kasaya - nhà hàng chay với thiết kế lấy cảm hứng từ vạt áo cà sa
Kasaya - nhà hàng chay với thiết kế lấy cảm hứng từ vạt áo cà sa
Công trình được xây dựng trên khu đất 20x20m của phố Hàng Than (Hà Nội), với 8 tầng, trong đó 4 tầng nhà hàng, 1 tầng khối phụ trợ –…
Copenhagen giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu với kiến ​​trúc chống chịu khí hậu
Copenhagen giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu với kiến ​​trúc chống chịu khí hậu
Với việc Copenhagen (thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Đan Mạch) đăng cai Đại hội Kiến trúc sư Thế giới UIA, thành phố đặt mục tiêu…
Hội quán Quảng Đông: Không gian văn hoá mới được phục dựng giữa lòng phố cổ Hà Nội
Hội quán Quảng Đông: Không gian văn hoá mới được phục dựng giữa lòng phố cổ Hà Nội
Với diện tích lên tới 1800 m2, hội quán Quảng Đông vừa được phục dựng là một quần thể kiến trúc cổ kính, đặc sắc thể hiện nỗ lực bảo…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…