5 bước để xây dựng và phát triển một câu chuyện có phần ‘linh hồn’ thu hút

Chúng tôi tin tưởng vào khả năng của câu chuyện trong việc nuôi dưỡng kết nối con người có ý nghĩa.

Câu chuyện đầu tiên mà tôi viết là để gây ấn tượng với một cô gái. Chúng tôi gặp nhau vào một mùa hè lúc học cao đẳng ở một thị trấn nhỏ có cái hồ lớn. Trong suốt nhiều tuần với nhau, cô ấy đã chỉ tôi cách đi thuyền buồm. Tôi mua cho cô mấy túi kẹo dẻo ở một cửa hàng bán kẹo tại Main Street. Chúng tôi tham gia sự kiện xã hội lớn nhất của năm tại thị trấn, trận đấu môn thể thao rodeo bán chuyên nghiệp và sau đó là một hộp đêm rẻ tiền. Sàn nhảy không khiến tôi sợ mà là nhiều thứ khác, tuy vậy tôi vẫn theo kịp cô ấy bởi đang chìm đắm trong say mê.

Khi mùa hè kết thúc, chúng tôi trở lại trường học của mình cách xa nhiều dặm. Tôi tự hỏi làm cách nào mà mình có thể trải qua buổi sáng và ngồi trầm tư một phút trước khi ý tưởng hay ho và hợp lý nhất hiện lên: Mình sẽ viết cho cô ấy một quyển sách chứa đựng những khoảnh khắc tuyệt vời nhất của hai đứa từ lúc hè. Để tránh gây cảm giác khó xử, tôi đã thay đổi một vài cái tên và khoảnh khắc thực tế cũng như thêm vào đó mấy chuyện đùa mà mình có thể nghĩ ra.

Nhiều tháng sau đó, khi từng từ ngữ đều được trau chuốt, tôi đã gửi cho cô ấy 100 trang được kẹp lại kĩ càng. Một vài ngày sau đó, bằng một cuộc trò chuyện đầy lịch thiệp qua AOL Instant Message, cô ấy nói rằng quyển sách rất thu hút. Cô nói thêm là vào khoảng thời gian ấy, cô đã tìm được một người khác, người đàn ông mà sau này cô sẽ kết hôn.

Tôi cho rằng câu chuyện không đủ sức để kết duyên chúng tôi. Khi nhìn lại thì lý do rất dễ thấy – câu chuyện thiếu yếu tố cốt truyện, nhân vật được tạo tác rất thô sơ và không có chủ đề mà chỉ là khoảng thời gian dài mà một nhân vật nam ở tuổi học cao đẳng theo đuổi tình yêu thời trẻ.

Tuy vậy nhìn ở mặt tích cực, tôi phát hiện ra rằng mình thích kể chuyện và cảm giác ấy dần dẫn dắt tôi đến thành phố New York, nơi tôi dành hàng giờ để sửa lại những lỗi sai trước đó. Với vai trò là nhà biên tập của 99U, tôi làm những gì mình thích mỗi ngày: Ghi lại, tìm hiểu và chia sẻ những câu chuyện về các nhà lãnh đạo sáng tạo, những người thuần thục kĩ năng chuyên môn, xây dựng sự nghiệp vĩ đại và định hình rõ ràng ngành nghề của họ.

Tại 99U chúng tôi tin tưởng vào khả năng của câu chuyện trong việc nuôi dưỡng kết nối con người có ý nghĩa, nhiều đến mức chúng tôi đã xuất bản quyển sách Why Every Artist Should Be a Great Storyteller.” Nội dung chính gồm các câu chuyện với vai trò là phương thức tiếp thị cơ bản về những gì mà bạn đang làm, cung cấp các cách thức bổ sung để kết nối với một nhóm đối tượng và cho phép bạn thoải mái thúc đẩy công việc mà không cảm thấy áp lực. Trong thời đại các sản phẩm làm phiền cuộc sống ngày càng nhiều và tác động đến chúng ta, những câu chuyện cho ta nhiều giá trị và gây cảm giác thích thú. Nếu kể câu chuyện của mình một cách đúng đắn, bạn có thể bắt sóng và hòa nhập với đối tượng khán giả về lâu dài thay vì cứ chơi trò may rủi khi bán bất kì thứ gì trong vòng đời của sản phẩm.

Dưới đây là hướng dẫn gồm 5 bước về cách xây dựng và phát triển một câu chuyện thu hút. Nó sử dụng các bài viết 99U làm ví dụ để độc giả có thể nhận ra cách mà một biên tập viên đánh giá ý tưởng và quyết định xuất bản cái nào kèm theo lý do. Dù vậy không hề có một cách thức nào có thể áp dụng cho tất cả trong việc kể chuyện, do đó hướng dẫn này đóng vai trò là một bản kế hoạch có thể được điều chỉnh để phù hợp với phương tiện truyền tải của bạn, dù nó là bài viết văn bản hay nội dung chứa hình ảnh, phần giới thiệu dài 60 giây với khách hàng mới hoặc chiến dịch mạng xã hội kéo dài 6 tháng cho thấy quá trình sáng tạo đằng sau dự án mới nhất của bạn – hoặc thậm chí là một câu chuyện tình 100 trang nếu bạn đặc biệt tham vọng.


Bước 1: Tìm câu chuyện bằng việc xác định cách dẫn dắt độc đáo cho một chủ đề phổ biến

Nghe có vẻ hơi mỉa mai nhưng phần khó nhất khi kể chuyện có thể nằm ở giai đoạn bắt đầu, bởi nếu bạn là chủ một thương hiệu hoặc là nhân vật chính trong câu chuyện, bạn cần phải biết mọi thứ để kể chuyện. Tuy nhiên thực tế là khi ở vai trò của người dẫn dắt, đôi khi chúng ta lại đặt ra giới hạn – ta chỉ tập trung câu chuyện trước mặt trong khi bản thân cũng cần phải nhìn rộng hơn về những chủ đề xung quanh.

Nếu thấy khó khăn trong việc tìm ra câu chuyện, có thể bạn sẽ cảm thấy trân trọng câu chuyện sau đây của người nghệ sĩ vẽ biển hiệu Norma Jeanne Maloney ở Texas. Ban đầu câu chuyện của cô không rõ ràng lắm. Chúng tôi bị thu hút bởi những gì mô tả bản thân – “một nghệ sĩ vẽ biển hiệu ở Texas” – nhưng rất khó để viết 2500 từ. Do đó chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời cô để khám phá những điều về con người vẽ biển hiệu nhưng chưa từng dẫn dắt một chiến dịch quảng bá thương hiệu toàn cầu nào và không nổi tiếng đối với những người bên ngoài cộng đồng của cô.

Norma Jeanne Maloney bên ngoài studio Texas của cô.

Đây là những gì chúng tôi nhận thấy: Trong suốt 25 năm qua, Maloney đi vòng quanh khắp đất nước, từ San Francisco đến Nashville (nơi cô vẽ biển hiệu cho các hộp đêm rẻ tiền), từ thành phố Austin đến vùng Taylor, Texas để theo đuổi một thứ – vẽ nên những biển hiệu đầy màu sắc bằng tay cho những quán BBQ, tiệm bán thịt và cửa hiệu hình xăm. Thậm chí cô đã từng lái một chiếc xe tải chở thịt trong 2 năm để kiếm tiền uống cà phê trong khi làm việc.

Ngày nay, ở miền Texas nắng đổ lửa, Maloney đội chiếc nón cao bồi và làm việc từ sáng sớm đến chiều tối “tựa như một nông dân” trong một tòa nhà màu xanh lá 117 năm tuổi trông giống quán rượu cũ miền Tây. Chi phí thuê khá rẻ nên cô có thể dành một ít để trang trải những khoảng riêng.

Càng biết nhiều về Maloney, chúng tôi càng hiểu rõ những điều phía sau của chuyện của cô bởi trong đó chúng tôi nhận thấy một chủ đề tương đồng và thu hút: Đây là một con người dành gần nửa cuộc đời mình làm những gì mình yêu thích. Thậm chí nếu không phải là những người vẽ bản hiệu, chúng tôi vẫn có thể liên hệ với Maloney bằng nhiều cách. Sau đó chủ đề ấy dần trở thành yếu tố định hình câu chuyện và chúng tôi có thể sử dụng nó làm phần mở đầu để giải bày về hành trình vòng quanh đất nước độc đáo của Maloney.

Hi sinh để sống cuộc đời sáng tạo có thể là chủ đề trong câu chuyện của bạn. Hoặc có thể là không. Hãy bắt đầu hình dung ra những chủ đề phổ biến chẳng hạn như một câu chuyện bất công hoặc về giai đoạn trưởng thành để tìm ra cái nào phù hợp nhất với hành trình của mình. Sau đó bạn cần đưa ra các chi tiết góp phần tạo nên chân dung nhân vật của mình, sử dụng những hương vị của đời sống thật nhiều nhất có thể: các biển hiệu vẽ bằng tay! Từ bình minh đến hoàng hôn! Chiếc xe tải chở thịt! Một khi làm xong việc này, bạn sẽ xác định được mình là ai và nơi bạn đi: khởi đầu câu chuyện của bạn.


Bước 2: Hãy đưa chúng tôi đi khám phá

Những câu chuyện cần cảm xúc, hành động và một nhân vật thực hiện chuyến khám phá, dù nó là một hành trình thực tế hay suy tư nội tâm. Tốt nhất là câu chuyện nên có cả hai vì mục tiêu của bạn là thêm vào câu chuyện nhiều khoảnh khắc đáng nhớ nhất có thể để phân biệt câu chuyện của mình với của những người khác trong một chủ đề tương tự.

Trong trường hợp tại 99U chúng tôi chọn lựa rất nhiều: Người nghệ sĩ trẻ di chuyển đến thành phố New York với hành lý và giấc mơ đựa sáng tạo của mình vào một điều gì đó. Mặc dù đó là một chuyến đi hơi khác thường ở Mỹ nhưng rất điển hình trong môi trường sáng tạo. Vậy thì làm thế nào chúng tôi chọn ra câu chuyện được xuất bản trong số đó?

Chúng tôi quyết định hợp tác với nghệ sĩ người Nigeria Laolu Senbanjo bởi chuyến đi thực tế của anh rất tuyệt vời. Anh lớn lên trong một gia đình nơi mà nam giới đều trở thành luật sư qua nhiều thế hệ bởi vì đó được xem là công việc được tôn trọng. Senbanjo chọn bước đi trên con đường đó nhưng rồi lại từ bỏ và mở một phòng trưng bày nghệ thuật ở Nigeria. Cha của anh vô cùng chán nản trước tinh thần theo đuổi nghệ thuật của Senbanjo. Ông đã dẫn Senbanjo đi vòng quanh các khu ổ chuột ở thành phố và nói với anh rằng nếu theo đuổi con đường này thì anh sẽ sống tại đây luôn. Tuy nhiên Senbanjo vẫn kiên định trên con đường nghệ thuật của mình và nhận visa đi đến Mỹ.

Laolu Senbanjo.

Đó là một khởi đầu tốt với câu chuyện của Senbanjo, phân biệt hành trình của anh với những người có sự hỗ trợ từ cha mẹ và di chuyển gần hơn đến New York. Tuy nhiên có những cá nhân khác với xuất phát điểm khiêm tốn và di chuyển khá xa, vậy thì làm sao Senbanjo có thể phân biệt chính mình với những cá nhân ấy? Một vài năm sau trước khi đến thành phố New York, anh có được công việc mơ ước: Vẽ gương mặt Beyoncé với thiết kế phong cách Afromysterics cho sản phẩm âm nhạc Lemonade của cô. Từ đó anh làm việc với Nike, The Grammy Museum và the Smithsonian Institution. Quả thật không tệ chút nào! Sau đó thì cha của Senbanjo đã thay đổi cách nhìn về con đường theo đuổi nghệ thuật của con trai mình. “Chúng ta là ba mẹ của con và chính con đã hướng dẫn cho chúng ta về nghệ thuật và cách trở thành một nghệ sĩ.” Ông nói với Senbanjo.

Khi kết thúc cuộc phỏng vấn với Senbanjo, chúng tôi đã hiểu thêm về anh ở nhiều cấp độ, cả về nội tâm lẫn bên ngoài và những bức tiến mà anh thực hiện đã khiến anh trở nên khác biệt với những câu chuyện của người khác tại thành phố New York. Trong quá trình ấy, cuộc thám hiểm đa dạng chủ đề của anh đã cho khán giả biết thêm nhiều hơn về mạch câu chuyện.

Việc câu chuyện của SenbanjoBeyoncé xuất hiện sẽ giúp ích rất nhiều, tuy nhiên nếu bạn giống như chúng tôi và câu chuyện không có sự hiện diện của Queen Bey Beyoncé, hãy tìm kiếm câu chuyện bên trong câu chuyện – một câu chuyện căng thẳng về sự nghiệp giữa cha và con diễn ra trong câu chuyện hành trình của một người trẻ – chúng đan xen vào nhau để cung cấp cho mạch chuyện một chất liệu độc đáo và độ giàu có để nó được nổi bật và tự mình đứng vững.


Bước 3: Tiết lộ cuộc chiến của mình

Mâu thuẫn. Không có câu chuyện tốt nào có thể hoàn thiện mà không có yếu tố này. Điều đó có nghĩa là bạn cần phải chia sẻ những khoảnh khắc khó khăn – thậm chí là những lúc bạn thất bại. Mục tiêu không phải là làm sống lại những kí ức mà bạn nên quên đi mà là tạo ra một con đường khác để khán giả kết nối với bạn. Hãy nghĩ về một vận động viên thi đấu đầy đam mê lại bỏ lỡ kì thi Olympic một năm, anh ta phải hi sinh thêm 4 năm nữa trước khi được thử sức lại. Đó không phải là vì họ khỏe mạnh hơn 99.9% những người còn lại – nó là bởi họ đã không thể đạt được một mục tiêu lớn lao hơn cũng giống như chính chúng ta. Một cuộc chiến cho thấy bạn là con người và nó cho bạn một cơ hội phơi bày những gì tạo nên bản thân mình.

Điều này giúp giải thích lý do vì sao độc giả của chúng ta kết nối với người thợ mộc lão luyện Mira Nakashima. Bà chia sẻ những khoảnh khắc đau đớn của mình với chúng tôi. Đó chính là George, cha của Mira, một trong những thợ mộc nổi tiếng nhất ở Mỹ, người quyết định rằng Mira sẽ kế thừa sự nghiệp của ông và tạo ra những cái ghế, cái bàn và những vật dụng nội thất khác ở studio miền đồng quê tại Pennsylvania của gia đình. George thường đưa ra nhiều quyết định quan trọng cho Mira, bao gồm ngôi trường mà bà theo học đại học (Havard), ngành học (kiến trúc) và người mà bà theo học nghề (ông ấy).

Mira Nakashima.

Yếu tố hoàn hảo trong con người Mira chính là kì vọng. Tuy nhiên dù cho bà có cố gắng làm việc chăm chỉ thế nào đi nữa thì không bao giờ là đủ. “Thậm chí tôi còn không nhớ rõ khoảnh khắc được tán dương vì những thành công trong lúc làm việc với ông,” Mira chia sẻ. Đây chính là khoảnh khắc khiến chúng tôi quyết định sẽ xuất bản câu chuyện này. Hãy hình dung nếu người sếp không bao giờ khen thưởng bạn, và người đó chính là cha của bạn, bạn sẽ cảm thấy như thế nào?

Tự nhiên Mira cảm thấy vô cùng thấp kém. Tuy nhiên khán giả không hề bỏ rơi bà. Thay vào đó họ thông cảm với bà – chính những thứ xung quanh bà đã tác động nên mâu thuẫn và bà vẫn đang làm hết sức mình để duy trì công việc cũng như chờ đợi phản hổi của chính mình với khó khăn.

George mất vào năm 1990 và Mira kế thừa quản lý cửa hàng. Bà biết rằng mình cần bước tiếp và phát triển. Bà đã thực sự làm được như thế khi dẫn dắt Nakashima Studio sang một trong những trang lịch sử ấn tượng nhất của nó. Nếu Mira được sinh ra trong một gia đình nổi tiếng, tận hưởng thành công khi làm việc cho cha mình và sau đó đảm nhiệm việc kinh doanh hào hùng thì có lẽ nó đã trở thành một cốt truyện rất chuẩn. Tuy nhiên câu chuyện cần nhiều kích thích hơn và thúc đẩy mọi người ra khỏi vùng an toàn của mình. Điều đó cho Mira cơ hội để khán giả thấy được tinh thần ngoan cường của mình tựa như một vận động viên thi đấu Olympic, khiến bà trở thành một người mà chúng ta muốn cổ vũ.

Hãy nhớ rằng: Phơi bày những mặt dễ tổn thương của mình không phải là dấu hiệu của sự yếu ớt. Nó cho thấy bạn là vô cùng chân thật và cho khán giả một cách thức để liên hệ đến bạn.


Bước 4: Hãy thêm chút gia vị văn học để khiến nó thú vị hơn

Đây là phần khá thú vị trong quá trình kể chuyện nơi bạn thêm vào cá tính của mình và nhân vật để cá nhân hóa câu chuyện của mình. Cốt lõi là thêm những chi tiết vào nhũng nơi có thể tạo nên tác động lớn nhất, cụ thể là những khoảnh khắc khác thường hoặc khi bạn đang giới thiệu một nhân vật hoặc tình huống cụ thể nào đó. Khi bạn xác định được những khoảnh khắc ấy, hãy xem mình có thể vận dụng bao nhiêu giác quan để nắm bắt hoặc lưu giữ sự chú ý từ khán giả. Mục tiêu là để khán giả thấy những gì đang diễn ra chứ không phải kể chúng ra, vì mục tiêu là khắc họa khung cảnh cho phép người đọc xử lý nó theo cách của họ và có được kết luận của mình. Bạn càng cho họ thấy nhiều thì khung cảnh càng chân thật.

Đoạn văn mở đầu là vô cùng quan trọng và thường là phần thử thách nhất. Bạn chỉ có một vài câu để khiến độc giả quan tâm về những gì xuất phát từ câu chuyện này. Tôi tự mình cảm nhận được áp lực khi tôi thực hiện bài viết về nghệ sĩ người Tây Ban Nha Rubén Sánchez. Anh là một ngôi sao mới nổi và là một anh chàng rất thú vị, tuy nhiên anh chưa thật sự nổi tiếng. Bên cạnh đó có rất nhiều nghệ sĩ hội họa ngoài kia. Vì vậy trách nhiệm của tôi là phải tìm ra một cách để phân biệt câu chuyện của anh với của những người họa sĩ khác mà khán giả bắt gặp.

Khi Sanchez nói với tôi về khoảng thời gian anh vẽ một bức bích họa 6 câu chuyện, rõ ràng đó sẽ trở thành điểm khởi đầu của chúng tôi bởi những cơ hội như thế không xuất hiện thường xuyên. Dưới đây là kết quả:

Xây dựng nên 6 câu chuyện bằng một chiếc cần trục màu xanh yếu ớt được cân bằng trên mặt đất gồ ghề đá và lộn xộn, Rubén Sánchez đã cố gắng để tìm ra thách thức lớn nhất trong việc vẽ phun bức bích họa bên hông một tòa nhà ở Russeifa, Jordan là gì. Nó có phải là một cơn bão kéo dài hai ngày không? Khung cảnh làm việc trên cao được khuếch đại bởi cường độ làm việc rất sít sao – Sánchez đứng trên một cái thùng đủ lớn được hai thanh sắt mỏng bảo vệ để khỏi bị ngã. Dù có hơi kinh dị nhưng không có cái nào là vấn đề lớn nhất của Sánchez.

Mục tiêu của tôi là diễn tả một khung cảnh chưa hoàn thiện bằng cách thêm vào đó các chi tiết. Sanchez không chỉ đứng trên cái máy trục bị rào lại bởi những thanh kim loại. Tôi cố ý không miêu tả những gì anh ấy đang vẽ ngay lúc ấy. Tôi có thể miêu tả tranh của anh sau bởi cách anh vẽ tạo ra nhiều áp lực hơn. Đó chính là phần tầm nhìn từ trên cao! Khả năng chết chóc! Đôi khi bạn không nên bỏ qua những chi tiết hiển nhiên có thể biến mất trong chớp mắt. Hi vọng là khi độc giả xem qua đoạn văn này, họ sẽ nhận ra anh chàng này không giống như những người họa sĩ khác và họ không thể nào không tự hỏi những gì xảy ra với anh ta.

Khi phát triển phong cách của mình, mục tiêu của bạn là cần phải kể mọi thứ bằng cách thức chân thật. Mặt trời sẽ không “nóng” hoặc có màu “vàng”. Thay vào đó hãy thử các tính chất như “gay gắt”, “óng ánh”, “như thiêu đốt” hoặc “chói chang” – những từ ngữ làm hiện lên nhiều hình ảnh khác nhau. Hãy đưa chúng tôi đến những nơi bất ngờ, phá vỡ những hình mẫu bình thường. Nếu nhân vật chính của bạn là một họa sĩ, đừng mô tả họ trong trạng thái vẽ lên một trang giấy nếu bạn có thể sử dụng cần trục hoặc một cơn bão tuyết.

Theo thời gian, những yếu tố miêu tả này sẽ trở thành một phần trong bộ gia vị văn học của bạn, những công cụ mà bạn có thể sử dụng để hình thành tiếng nói của mình và kể mọi thứ theo cách khác biệt với bất kì người nào.


Bước 5: Lợi ích của câu chuyện là gì

Mỗi câu chuyện cần có mặt đạo đức, nhưng hơn hết là nó cần có những gì mà chúng tôi gọi là “bí quyết”. Chúng là những viên ngọc quý mà bạn chia sẻ xuyên suốt câu chuyện của mình để độc giả có thể bổ sung vào kĩ năng và áp dụng vào sự nghiệp của họ. Với vai trò của một người kể chuyện, đây là cơ hội để bạn cho thấy được giá trị của mình: Bạn đang khai thác trải nghiệm cá nhân mà những người khác không có và trao đổi thông tin ấy để thu hút sự chú ý của một nhóm khán giả có thể hưởng lợi từ nó. Nói cách khác, bạn biết những gì mà nhiều người khác không biết.

Khi tôi thực hiện một bài viết về Bob Mankoff, nguyên biên tập viên hoạt hình của The New Yorker, chúng tôi nhận ra rằng anh có hai câu chuyện. Câu chuyện đầu tiên là về thú vui con người đầy vui tươi, trong đó anh đã dành phần lớn sự nghiệp của mình cho một công việc đáng mơ ước nghe có vẻ đầy ắp niềm vui.

Câu chuyện thứ hai là anh chàng này biết nhiều cách để tạo ra các ý tưởng hay ho trong khoảng thời gian rất eo hẹp. Mỗi tuần Mankoff giám sát quy trình khoảng 50 nhà làm phim hoạt hình ở New York gửi về mỗi người 10 bản chọn hoạt hình cho nhiều phần mở đầu trong tạp chí. Chúng tôi muốn khai thác anh về mặt kiến thức chủ đề, vì thế câu chuyện này có khả năng chạm đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau: những người đam mê phim hoạt hình (một bộ phận khá nhỏ) và những người cần ý tưởng hay một cách nhanh chóng (gần như mọi người).

Xuyên suốt bài viết, Mankoff chia sẻ về 3 chiến lược mà anh sử dụng để có được một ý tưởng hay dưới áp lực cao. Cách dễ nhất là hãy nghĩ ra nhiều ý tưởng. Một ý tưởng chưa bao giờ là đủ và hiếm khi nào nó trở thành một ý tưởng tốt, anh nói thêm. Đó là lý do anh yêu cầu 10 phim hoạt hình từ mỗi nghệ sĩ – bởi 9 trên 10 thứ trong cuộc sống này không hoạt động hiệu quả.

Để mạch sáng tạo được trôi chảy, Mankoff bắt đầu bằng việc kết hợp những yếu tố thường không đi chung với nhau – ví dụ như bầu trời và làn đường E-Zpass – xem điều gì xảy ra. Việc ghép đôi này khiến bộ não anh nghĩ rằng Sẽ như thế nào nếu? và đóng vai trò là điểm khởi đầu. Thậm chí nếu những khái niệm ban đầu không ấn tượng thì anh vẫn hướng đến điều tốt đẹp theo hướng ít áp lực thay vì cứ nhìn chằm chằm vào trang giấy và hi vọng tìm thấy một ý tưởng hay ngay lập tức.

Cuối cùng, chúng tôi hiểu được rằng một ý tưởng bị từ chối không phải lúc nào cũng có nghĩa nó là một ý tưởng xấu cần bị loại bỏ. Đơn giản là ý tưởng ấy không hiệu quả trong thời gian này. Một vài nhà làm phim hoạt hình ở New York lưu lại những phim hoạt hình không được mua trong tập tin và cứ xem đi xem lại chúng, liên tục hoàn thiện đến khi chúng trở nên thật tốt.

Khi độc giả của chúng tôi, phần lớn đều không phải là nhà làm phim hoạt hình chuyên nghiệp, đã nghe hết những lời khuyên từ Mankoff, họ đã có cho mình những chiến lược hiệu quả về cách tạo ra những khái niệm mới khi mọi thứ gần như chống lại họ. Mankoff đã cho thấy giá trị theo hướng vô cùng giải trí và vui vẻ. Việc cung cấp giá trị cho đối tượng khán giả, cũng là điều cốt yếu của bất kì câu chuyện tốt nào, khiến những điều bạn nói trở nên rất đáng để lắng nghe.

Tác giả: Matt McCue
Người dịch: Đáo
Nguồn: 99U

Cùng tác giả

#Tag

interview guide kể chuyện storytelling u99 writing

iDesign Must-try

Khi nội tâm được “vẽ ra” qua hình ảnh chú vịt lười biếng
Khi nội tâm được “vẽ ra” qua hình ảnh chú vịt lười biếng
Nghệ sĩ Hàn Quốc Ssebong dường như đã tạo nên cả một vũ trụ đáng yêu thay lời cho cuộc sống thực tế, nơi có những nhân vật cùng tuyến…
Nếu chú mèo thay bạn viết nhật ký thường nhật?
Nếu chú mèo thay bạn viết nhật ký thường nhật?
Yeonju Choi - nữ họa sĩ người Hàn đã biến chú mèo Mo Dae Ri của mình trở thành nhân vật thay cô kể lại những hoạt động hằng ngày.…
‘Tất tần tật’ về trực quan hóa dữ liệu (Data Visualization)
‘Tất tần tật’ về trực quan hóa dữ liệu (Data Visualization)
Trực quan hóa dữ liệu là gì? Tại sao chúng ta cần trực quan hóa dữ liệu? Và làm thế nào để tạo trực quan dữ liệu hiệu quả? Hiện nay, trực…
Tìm hiểu về văn hóa kể chuyện đường phố lâu đời Kamishibai, tiền đề của các tác giả truyện tranh đầu tiên ở Nhật
Tìm hiểu về văn hóa kể chuyện đường phố lâu đời Kamishibai, tiền đề của các tác giả truyện tranh đầu tiên ở Nhật
Kamishibai đã trở thành tiền đề cho truyện tranh manga ngày nay phát triển như thế nào?
Lãnh thổ không bị ràng buộc: Cách thức dựng phim như Quentin Tarantino
Lãnh thổ không bị ràng buộc: Cách thức dựng phim như Quentin Tarantino
Hãy cùng xem qua thứ đã làm cho các bộ phim của Tarantino trở nên đặc biệt và những yếu tố mà ông kết hợp để tạo nên phong cách…
Khi người thiết kế cũng là người kể chuyện, viết là kĩ năng cần có trong thiết kế
Khi người thiết kế cũng là người kể chuyện, viết là kĩ năng cần có trong thiết kế
Kĩ năng viết tốt sẽ giúp nhà thiết kế phân tích và dẫn dắt khách hàng dễ dàng hơn và tạo trải nghiệm đáng nhớ. Thiết kế trong lĩnh vực…