Lãnh thổ không bị ràng buộc: Cách thức dựng phim như Quentin Tarantino

Hãy cùng xem qua thứ đã làm cho các bộ phim của Tarantino trở nên đặc biệt và những yếu tố mà ông kết hợp để tạo nên phong cách đạo diễn của riêng mình.

Nếu bạn hỏi các sinh viên điện ảnh ngày nay về việc họ ngưỡng mộ nhà làm phim nào nhất, Quentin Tarantino có thể sẽ nằm gần đầu danh sách. Với mười bộ phim trải dài trong mười tám năm, sự pha trộn độc đáo giữa cách kể chuyện nặng về tính đối thoại và bạo lực của ông vẫn luôn gây bất ngờ, truyền cảm hứng xen lẫn thích thú với bất kỳ thể loại nào. Thực sự, tại thời điểm này, phương thức tiếp cận trong cách làm phim của Tarantino được cho là một thể loại của chính nó. Hãy cùng iDesign tìm hiểu cách thức hoạt động của nó như thế nào nhé.

Sự kính trọng, tham khảo, tôn vinh và cách điệu

Trong bộ ba phim Kill Bill, Tarantino kết hợp các mô-típ Kung Fu cổ điển của phương Tây và trường phái cũ. Hình ảnh bởi Miramax.

Tarantino đích thị là một “mọt phim” và phim của ông chịu ảnh hưởng phần lớn từ những bộ phim và nhà làm phim khác – dù đó không phải là thể loại mà hầu hết khán giả bình thường đều cảm thấy quen thuộc. Đôi khi ông còn bị nhiều kẻ gièm pha gắn cho cái mác “người thành thạo những thứ cặn bã”, nhưng ngay cả những thành phần luôn muốn phản đối vị đạo diễn quái chiêu này cũng đều buộc phải công nhận kiến thức toàn diện của ông về lịch sử điện ảnh. Tarantino cực kỳ đam mê các bộ phim mà ông đã từng xem qua tại rạp khi trưởng thành trong thập niên 70 – đặc biệt là phim về võ thuật và blaxploitation.

Blaxploitation là gì?

Thuật ngữ “blaxploitation” được cấu thành từ hai từ “black” và “exploitation”, thể hiện cô đọng nhất đặc trưng của thể loại phim này là khai thác hình ảnh người da đen nhằm lôi kéo chính khán giả người da đen đến rạp. Các phim thể loại blaxploitation ra đời rầm rộ nhất trong thập niên 70 như một nỗ lực nhằm kể những câu chuyện “khác” về cộng đồng người da đen, và là lời đáp trả của các đạo diễn Holywood trước sự chỉ trích rằng các nhân vật da đen trong phim từ xưa đến nay luôn bị gán cho hàng tá loại tính cách phản diện. 

Kill Bill là sự tôn kính của Tarrantino dành cho bộ phim Nhật Bản Lady Snowblood năm 1973. Hình ảnh bởi Toho Company.

Trái ngược hoàn toàn với một số người thích bắt chước mình, Tarantino không chỉ sao chép những bộ phim yêu thích mà còn khéo léo pha trộn cũng chúng. Ông tạo ra hàng loạt bản mashup kéo theo nhiều chuỗi bối cảnh “cổ tích xen lẫn truyền thống” từ các thể loại khác biệt, tạo nên ảnh hưởng ngay trong một cảnh duy nhất. Chẳng hạn, Kill Bill là sự kết hợp giữa kung fu, samurai, kèm theo gen di truyền của John Ford và phong cách anime để tạo ra một tour hành động thực sự độc đáo.

Cần lưu ý rằng hoa tiêu truyền hình Mia Wallace đã mô tả Vincent Vega trong Pulp Fiction là một đội nữ sát thủ, mỗi người sở hữu những mánh lới giả mạo khác nhau – cũng chính là cốt truyện của Kill Bill. Đây cũng là ví dụ hoàn hảo về một câu chuyện lồng ghép bên trong một câu chuyện được kết nối với một câu chuyện khác – cũng như quá trình chuyển đổi tuyệt vời sang góc nhìn về tình yêu của Tarantino đối với thể loại phim Meta.

Phim Meta là gì?

Từ Scream tới Deadpool, dòng phim meta đã có cho mình những đại diện sáng giá. Đây là thể loại phim núp bóng phim hài để cài cắm những chi tiết “phá vỡ bức tường thứ tư”, xóa mờ ranh giới thực tại – hư cấu nơi nhân vật tự ý thức mình là một sản phẩm giả tưởng.

Nắm bắt Meta

Với lối dẫn dắt mang đậm chất hậu hiện đại của mình, Tarantino thoát ly với rất nhiều tình tiết khôn ngoan. Ông chơi đùa với những cốt truyện phi tuyến tính, chuyển đổi qua lại giữa các dòng thời gian và, như đã đề cập, thường đặt câu chuyện vào bên trong một câu chuyện – ngay cả khi những câu chuyện đó đến từ bộ phim khác.

Dưới đây là một ví dụ điển hình về “phép thuật điện ảnh” hậu hiện đại của Tarantino, từ bộ phim đầu tiên – Reservoir Dogs (một phim mượn cốt truyện và nhiều cảnh quay từ tác phẩm của Ringo LamCity on Fire).

Tarantino đưa chúng ta vào một câu chuyện tưởng tượng của cảnh sát chìm Freddy’s (Tim Roth) về lần anh ta (với bí danh tội phạm giả Mr Orange) tình cờ gặp bốn cảnh sát Quận LA (và một con chó German Shepherd kích động) đang trò chuyện trong nhà vệ sinh công cộng.

Một lần nữa, câu chuyện của Freddy hoàn toàn được dựng lên để phục vụ cho danh tính giả của anh ta – nhưng sự căng thẳng mà Tarantino dựng lên là có thật.

Tarantino là một bậc thầy hậu hiện đại trong việc sắp xếp nhiều tuyến kể chuyện. Hình ảnh bởi Miramax.

Freddy, trong vai Mr. Orange, kể câu chuyện cho các thành viên của băng đảng tội phạm mà anh ta đã thâm nhập. Ngay lập tức, chúng ta tham gia vào cuộc gặp gỡ của những người đàn ông trong phòng và trải nghiệm nó cùng với Mr. Orange ngay cả khi Freddy đóng vai trò là người dẫn chuyện. Sau đó, ống kính của Tarantino tiếp quản, hỗ trợ lời nói dối của Freddy bằng cách tiết lộ các chi tiết về khoảnh khắc của Mr. Orange.

Khi những gã tội phạm lắng nghe trong thế giới thực, Freddy làm tăng thêm sự căng thẳng bằng cách để một viên cảnh trong câu chuyện bịa đặt kể cho các sĩ quan khác một câu chuyện ngày càng trở nên căng thẳng của riêng anh ta. Mr Orange xử lý tình huống đầy rủi ro này trong phòng vệ sinh với tất cả sự điềm tĩnh.

Trong suốt thời gian, con chó German Shepherd không bao giờ rời mắt khỏi Roth. Tarantino phơi bày Freddy trong ánh mắt buộc tội của con vật tưởng tượng này – anh ta không phải là người mà anh ta đang cố tỏ ra. Thêm vào đó, Freddy không phải là công dân thường mà anh ta đang giả vờ trước những gã cảnh sát không tồn tại, và anh càng không phải là gã tội phạm mình đang giả vờ trước đám đông nguy hiểm.

Vào thời điểm cảnh này kết thúc, chúng ta đã bị điều hướng đến ít nhất bốn cấp độ trong câu chuyện nhiều lớp. Không lần nào ta cảm thấy nó khuôn mẫu, và tất cả diễn ra trong vòng chưa đầy ba phút. Thật là một cảnh quay được xây dựng đẹp mắt.

Trong các bộ phim gần đây của mình, Tarantino đã tham gia vào những lịch sử xét lại (revisionist histories), nơi các anh hùng làm điều gì đó mà khán giả thừa biết chúng không hề có thật – như giết Hitler hoặc ngăn chặn vụ thảm sát Manson. Ông thích thu hút sự chú ý đến thực tế rằng chúng ta ở đây để giải trí cũng như việc một bộ phim được tường thuật gãy gọn là thực tế của chính nó.

Đối thoại vì mục đích của chính nó

Cuộc đối thoại đặc trưng của Tarantino được sử dụng như một hình thức phát triển nhân vật. Hình ảnh bởi The Weinstein Company.

Đối với hầu hết các nhà làm phim, lời thoại là thứ được sử dụng để truyền tải thông tin đến khán giả và để nhân vật đạt được mục tiêu của họ. Tarantino sử dụng đối thoại như một kết thúc cho chính nó. Hầu hết nhân vật của ông nói chuyện vì họ kiếm tìm lợi ích từ việc nói chuyện, kể lể dài dòng về tình trạng thế giới và vị trí của họ trong đó.

Những bài phát biểu dài, hóm hỉnh là một đặc trưng thường thấy trong các bộ phim Tarantino; ông có khả năng sử dụng đối thoại để phát triển nhân vật cũng như sử dụng chúng để nêm nếm thêm một vài mẩu chuyện mua vui – và bạn đoán đúng rồi đấy – cả những câu chuyện “không vui” nữa.

Những điều hư cấu mang tính giật gân

Tarantino yêu thích bạo lực và ứng dụng nó rất nhiều cho các bộ phim của ông. Nó hiếm khi mô tả thực tế về việc giết chóc và tra tấn; ông thường xuyên tiếp cận tới những hành vi hung tợn, với tần suất dồn dập qua một số khung cảnh kịch liệt như đầu nổ tung hoặc tứ chi cắt rời.

Ông thường sử dụng bạo lực theo cách thiếu tự nhiên đến độ hài hước, giống hệt trong các cuộc đấu súng của The Hateful Eight, nơi mỗi viên đạn đều mang theo hiệu ứng của một quả bom, làm máu bắn tung toé khắp cả căn phòng như những bộ phim samurai siêu tàn khốc của Kenji Misumi.

Tình yêu điện ảnh

Nếu có một chủ đề liên tục tồn tại xuyên suốt các bộ phim của Tarantino, thì đó là sự hồi hộp của những câu chuyện nội tâm không hồi kết, liên tục mở rộng từ hàng triệu địa điểm khác nhau, đồng thời vẫn rất nguyên bản và có quan điểm riêng. Hoàn thiện góc nhìn cá nhân cuối cùng đó chính là dấu ấn tượng trưng cho một bậc thầy, cũng như thành tựu chói sáng cho phép Tarantino có được sự tự do sáng tạo mà rất ít các nhà làm phim tại Hollywood sở hữu.

Người dich: Nam Vu
Nguồn: premiumbeat

Cùng tác giả

#Tag

film industry film photography kill bill pulp fiction quentin tarantino storytelling tua phim

iDesign Must-try

Khi nội tâm được “vẽ ra” qua hình ảnh chú vịt lười biếng
Khi nội tâm được “vẽ ra” qua hình ảnh chú vịt lười biếng
Nghệ sĩ Hàn Quốc Ssebong dường như đã tạo nên cả một vũ trụ đáng yêu thay lời cho cuộc sống thực tế, nơi có những nhân vật cùng tuyến…
Nếu chú mèo thay bạn viết nhật ký thường nhật?
Nếu chú mèo thay bạn viết nhật ký thường nhật?
Yeonju Choi - nữ họa sĩ người Hàn đã biến chú mèo Mo Dae Ri của mình trở thành nhân vật thay cô kể lại những hoạt động hằng ngày.…
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Trong khi hầu hết các phim hoạt hình cố gắng mang lại vẻ ngoài chân thực cho các nhân vật và bối cảnh, mục tiêu của những người đứng sau…
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Isy và Leigh Anderson là một cặp đôi làm việc ở Manchester với cái tên “Photography by Anderson.” Bộ đôi từng đoạt giải thưởng chuyên về chụp ảnh chân dung…
Những điều cần biết về liên hoan phim Cannes 2021 trước ngày khai màn
Những điều cần biết về liên hoan phim Cannes 2021 trước ngày khai màn
Sau khi liên hoan phim năm 2020 bị huỷ bỏ vì đại dịch, ngày hội điện ảnh sẽ trở lại vào tháng 7 này tại Cannes. Hãy cùng tìm hiểu…
‘Tàn Thể: Tiền truyện’ - Đấng tối cao hay phần tăm tối của loài người?
‘Tàn Thể: Tiền truyện’ - Đấng tối cao hay phần tăm tối của loài người?
Tàn Thể: Tiền truyện là phim hoạt hình ngắn được DeeDee Annimation Studio phát hành vào đầu năm 2019. Tàn thể được giới thiệu với tham vọng thiết lập một…