‘Vua khoai tây’ và chiến lược xây dựng thương hiệu thành công đầu tiên trên thế giới

Câu chuyện về vị vua đã trao cho người dân ‘một cú lừa’ để cứu họ khỏi nạn đói.

Trong suốt thời gian trị vì nước Phổ 46 năm của mình, Frederick được biết đến với tên gọi “Vua khoai tây” – danh hiệu ấy vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Thương hiệu “Vua khoai tây” vô cùng tiếng tăm ở thế kỷ 18 – thời điểm mà điện thoại, internet đều là thứ ngoài sức tưởng tượng, thậm chí hầu hết mọi người không thể đọc được. Vậy làm thế nào để ‘thương hiệu’ ấy phát triển một cách thần kỳ đến như vậy?

Ở nước Phổ khi đó có một câu nói “Là der Bauer nicht kennt, frisst er nicht“, nghĩa là “Thứ mà nông dân không biết nó là gì, anh ta sẽ không ăn”. Câu nói này được sử dụng để mô tả sự hoài nghi của mọi người đối với các sản phẩm mới.

Định luật Diffusion of innovations (khuếch tán đổi mới) cho biết 85% người tiêu dùng sẽ chấp nhận sản phẩm mới, nếu 15% người dùng đầu tiên có thể chứng minh cho họ thấy việc chuyển đổi này là đáng giá. Câu nói trên như một cách ngắn gọn để thể hiện điều này và nó đã tồn tại suốt 300 năm qua.

Vào thời điểm đó, khoai tây không được xuất hiện trong Kinh Thánh, do nó được các nhà thám hiểm Tây Ban Nha mang từ Nam Mỹ đến châu Âu. Vì thế Giáo hội Công giáo cho rằng Chúa không muốn con người ăn khoai tây. Nó chỉ được xem như một loại cây cảnh trong khu vườn vì mọi người nghĩ rằng hoa của nó rất đẹp.

Denis Diderot, một triết gia người Pháp từng viết trong Bách khoa toàn thư (1751-1756), cuốn sách đầu tiên tóm tắt những tư tưởng khai sáng ở Châu Âu: “Bất kể bạn nấu nướng khoai tây như thế nào, cái rễ của của nó cũng là một loại thực phẩm bồn bột và vô vị“. Diderot xem khoai tây chỉ là một loại thực phẩm dành cho những người “ăn để sống“. Chỉ những người nông dân, quân đội trong nạn đói mới ăn khoai tây. Tuy nó là một thứ thực phẩm gây chướng bụng, nhưng có thể cung cấp năng lượng để giúp họ sống sót.

The Potato Eaters, Vincent van Gogh, 1885

Nói về nạn đói, nó cũng chính là cơ hội để khoai tây vươn lên cạnh tranh với lúa mì. Khi nguồn lương thực này trở nên quá đắt, quốc gia của vua Frederick đang chịu nạn đói hoành hành. Ông cần một loại thực phẩm mới giúp mọi người có thể dễ dàng dự trữ, sinh sôi nhanh và giá rẻ trong trang trại của họ.

Frederick Đại đế

Frederick đã nhận ra giá trị dinh dưỡng và tính khả thi về kinh tế, vì vậy vào năm 1756 ông đã ra sắc lệnh nên trồng khoai tây trên khắp đất nước của mình. Ông đã trồng chúng ở một cánh đồng lớn tại ngôi làng gần đó, sau đó huy động một đám đông và thuyết giảng cho họ về lợi ích của khoai tây.

Ông giải thích về tiềm năng phát triển của khoai tây trong điều khiện canh tác địa phương, như giá thành rẻ, dễ sinh trưởng. Ông nói với mọi người rằng đây là cách để họ không bị chết đói – thế nhưng, sắc lệnh chẳng mấy suôn sẻ khi chẳng ai tin một lời nào của ông.

Mọi người nghĩ rằng khoai tây có độc vì trông chúng bẩn thỉu và xấu xí. Thậm chí một thị trấn đã gửi phản hồi cho sắc lệnh của nhà vua rằng: “Thứ không có mùi, cũng không có vị, thậm chí những con chó còn không thèm ăn chúng, vậy chúng có ích gì với chúng tôi?“.

Để đối phó với sự chống đối này, Frederick đã nghĩ ra một kế sách. Ông tuyên bố khoai tây là một loại ‘thực phẩm Hoàng gia’, cho trồng một cánh đồng khoai tây rộng lớn trong trang trại Hoàng gia tại vùng Berlin bấy giờ và đóng quân canh gác xung quanh chúng. Ông thậm chí còn gửi lính canh đến các cánh đồng trong làng.

Điều đó làm mọi người chú ý. Đối với tâm lý dân chúng, bất kể thứ gì được bảo vệ đều trở nên quý giá. Điều thú vị bắt đầu khi Frederick truyền lệnh cho những lính canh giả vờ ngủ trưa hoặc lơ là công việc của mình, để những tên trộm dễ dàng lẻn vào đánh cắp những củ khoai tây ‘hoàng gia’ đó.

Chẳng mấy chốc khoai tây đã có mặt ngập tràn trong những khu chợ và mỗi gia đình – và cách đơn giản để không phải ăn cắp thường xuyên là trồng chúng tại chính khu vườn của mình. Khi mọi người hiểu rõ hơn về loại thực phẩm này, họ đã đánh giá cao giá trị mà nó mang lại như dễ thích nghi, bổ dưỡng và sinh trưởng tốt.

Frederick Đại đế kiểm tra vụ thu hoạch khoai tây năm 1886

Không lâu sau, khoai tây trở thành món ăn chính trong ẩm thức nước Đức, thậm chí kéo dài đến ngày nay. Khi nhắc đến quốc gia có sự kết nối với khoai tây, chắc hẳn Đức sẽ là cái tên đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn.

Nói cách khác, Frederick Đại đế đã tạo ra thương hiệu thành công đầu tiên trong lịch sử, bằng cách biến khoai tây từ một “cục gỗ bẩn thỉu, vô vị” thành một loại “thực phẩm quý giá, thượng lưu”. Ông đã đưa một loại thực phẩm thiết yếu đến quốc gia đang rất cần nó, mặc cho những lời chống đối của người dân.

Những công cụ tiếp thị hiện đại đều được Frederick Đại đế áp dụng vào chiến lược xây dựng thương hiệu của mình, từ tâm lý học đảo ngược, tính khan hiếm đến tăng giá trị cốt lõi sản phẩm. Ông đã kích thích sự tò mò trong tâm lý người dùng, sự khám phá và mong muốn trở thành một phần trong việc tiếp cận sản phẩm.

Frederick đã sử dụng những công cụ này vì lợi ích của người dân, thay vì lợi ích của chính mình. Đây cũng là mục đích thực sự của tiếp thị: Khi có một sản phẩm mới thực sự tốt, bạn có nhiệm vụ dẫn dắt người dùng tiếp cận với chúng.

Đôi khi, chúng ta không biết được những gì tốt nhất cho chính mình vì điều đó cần phải có tầm nhìn rộng lớn. Tuy nhiên nếu không thể làm những việc lớn cho bản thân, hãy làm những việc nhỏ cho người khác.

Mọi người có thể không hiểu những nỗ lực ban đầu của bạn. Họ có thể không đánh giá cao bạn tại thời điểm đó. Nhưng khi nhận ra giá trị thực sự, họ sẽ mãi biết ơn vì những giúp ích mà bạn đã mang đến.

Đó là lý do mà đến 300 năm sau, mọi người vẫn luôn tưởng nhớ đến ‘Vua khoai tây’. Nếu bạn đến viếng thăm mộ phần của Frederick Đại đế ở Đức, bạn có thể sẽ nhìn thấy một số củ khoai tây tươi trên đó.


Biên tập: Thao Lee
Nguồn: medium

Cùng tác giả

#Tag

bài học kinh nghiệm chiến lược sản phẩm Frederick Đại đế marketing tiếp cận người dùng tiếp thị sản phẩm Vua khoai tây xây dựng thương hiệu

iDesign Must-try

Mùa Giáng Sinh hoa lệ với những ô cửa kính sắc màu tại Paris
Mùa Giáng Sinh hoa lệ với những ô cửa kính sắc màu tại Paris
Những con rối và đồ chơi nhún nhảy, âm nhạc tưng bừng, phông nền màu sắc và ánh đèn vui mắt,…đó là những màn trang trí dành riêng cho mùa…
Những xu hướng xây dựng thương hiệu dành cho năm 2022 (Phần 2)
Những xu hướng xây dựng thương hiệu dành cho năm 2022 (Phần 2)
Để khách hàng ghi nhớ tên thương hiệu, bạn cần phải thể hiện nhiều hơn là vẻ đẹp về mặt hình ảnh. Trong phần 2 của bài viết này, các…
Những xu hướng xây dựng thương hiệu dành cho năm 2022 (Phần 1)
Những xu hướng xây dựng thương hiệu dành cho năm 2022 (Phần 1)
Nếu bạn đang muốn tạo dựng một thương hiệu, tân trang lại mọi thứ hoặc đơn giản là muốn cập nhật các phong cách xây dựng thương hiệu mới nhất…
10 thiết kế logo và tái xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đắt đỏ nhất
10 thiết kế logo và tái xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đắt đỏ nhất
Dù bạn bỏ ra bao nhiêu thời gian và tiền bạc để tìm ra những từ ngữ phù hợp đại diện cho công ty và thu hút khách hàng mới,…
Product branding 101: Bí kíp giúp xây dựng thương hiệu vững mạnh
Product branding 101: Bí kíp giúp xây dựng thương hiệu vững mạnh
Nếu bạn đang phát triển một sản phẩm nào đó thì đừng lơ là việc xây dựng thương hiệu. Xác định rõ chân dung khách hàng và cách họ nhìn…
5 xu hướng kinh doanh mới sẽ ảnh hưởng lớn đến thế giới thiết kế
5 xu hướng kinh doanh mới sẽ ảnh hưởng lớn đến thế giới thiết kế
Các chuyên gia trong ngành công nghiệp đã dự đoán một số xu hướng kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến thế giới thiết kế trong năm 2020 này.  Ví dụ,…