Thời kỳ Hoàng kim của minh họa và sự khởi sắc trong cuộc sống hiện đại ngày nay

Mary Blair, Concept art cho bộ phim “Alice in Wonderland” của Walt Disney năm 1951, bột màu trên giấy.
Bộ sưu tập Hilbert.

Có thể bạn không nhận ra nhưng lĩnh vực minh họa đang dần định hình thế giới chúng ta đang sống. Một lĩnh vực có sức ảnh hưởng làm thay đổi văn hóa thị giác của chúng ta, nó mang lại thông điệp và giúp cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn. Vậy, chính xác thì minh họa có nghĩa là gì?

Nói một cách đơn giản, minh họa là hình ảnh trực quan được dùng để diễn giải, miêu tả, giải thích hoặc trang trí trong sách, báo và phương tiện truyền thông trực tuyến. Mở rộng hơn, hình minh họa ngày nay còn là những hình vẽ làm cho các trang web và ứng dụng thân thiện hơn với người dùng (ví dụ như các biểu tượng cảm xúc), hình ảnh in trên cốc cà phê giấy, ký tự trên hộp ngũ cốc, cũng như các hình nền trên tường trong ngôi nhà yêu thích của bạn. Và đó chỉ là một số ứng dụng của minh họa.

D.B. Dowd, một nhà thiết kế, nhà văn, họa sĩ minh họa và nhà lý luận văn hóa thị giác, đã ví von minh họa như một cái búa, một loại công cụ thực tế và có chức năng phục vụ có chủ ý. Nhưng liệu cái búa có thể đẹp? Có, được chứ. Nó thực tế, truyền tải được thông tin. Và tất nhiên, minh họa đẹp có thể gợi lên cảm xúc.

Trong bài viết này, bạn có thể khám phá thêm các kiến thức về minh họa và tìm hiểu lĩnh vực này trong bối cảnh thế giới hiện đại ngày nay.


1. Thời đại hoàng kim của minh họa

Minh họa được tìm thấy trong những bức tranh hang động Lascaux từ thời tiền sử. Và với sự phát minh của báo in vào thế kỷ 15, khi các ấn phẩm được lan rộng khắp mọi nơi giúp các ý tưởng được truyền đạt và chia sẻ đến mọi người.

Dù thế giới đã đón nhận những chất liệu chưa từng thấy trước đây được in, nhưng phải mất hàng thế kỷ sau minh họa mới thực sự bước vào Thời đại Hoàng kim của nó. Mặc dù một ấn phẩm có thể tạo ra nhiều bản sao khác nhau, nhưng thời điểm đó vẫn là một công việc tương đối khó khăn và hạn chế.

Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 19, quá trình in halftone được phát triển và làm cho việc sản xuất hình ảnh dễ dàng hơn. (Trước khi xuất hiện in halftone, tất cả các hình ảnh phải được chạm khắc bằng tay vào mộc bản trước khi in.) Bên cạnh đó, sản xuất và phân phối giấy cũng là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển in ấn. Khi các vật liệu trở nên rẻ hơn, các tuyến đường sắt được xây dựng khiến việc lưu thông và trao đổi tài liệu in ấn trở nên dễ dàng.

Hearst’s v24 n07 [1913-07] cover bởi Siren in the Night

Công nghiệp hóa cũng góp phần lớn trong việc mang lại sự phổ biến của in ấn. Sức ảnh hưởng của nó giúp mọi người trở nên sung túc hơn, sách và tạp chí cũng dần trở thành nhu yếu phẩm trong cuộc sống thường nhật mỗi người. Cũng chính vào thời điểm này, minh họa Mỹ bắt đầu phát triển nở rộ. Các nhà xuất bản đã bắt đầu bán các bản in ấn của sách và cho mọi người đăng ký mua các ấn phẩm của họ, trong đó bao gồm cả hình ảnh. Tạp chí Harper, Collier và Scribner là những công ty nổi tiếng nhất vì họ nhận ra giá trị minh họa trong sản phẩm và đã xuất đi số lượng lớn các ấn phẩm.

Có thể bạn sẽ thắc mắc về vị trí của nhiếp ảnh trong giai đoạn này và tại sao các tạp chí lại không đa dạng các loại hình ảnh? Khi Thời đại Hoàng kim của minh họa bắt đầu, nhiếp ảnh vẫn còn quá mới mẻ mặc dù được phát minh từ những năm 1800. Ảnh chụp cho các loại ấn phẩm này chưa xuất hiện, do đó nhu cầu về minh họa cũng như các họa sĩ minh họa luôn chạm ngưỡng.

NC Wyeth Collection bởi Owen Jones

Thời đại này, các họa sĩ minh họa trở nên nổi tiếng như các ngôi điện ảnh. Họ không chỉ có thu nhập cao mà còn có sức ảnh hưởng đến cả Hollywood. Một trong những họa sĩ minh họa nổi tiếng nhất ​​thời điểm này là N.C. Wyeth, người có mối quan hệ với những nhân vật nổi tiếng thời đó như Douglas Fairbanks và Mary Pickford.

Xu hướng sáng tạo đến rồi sẽ đi, và Thời đại Hoàng kim của minh họa cũng vậy. Đến những năm 1930, nhiếp ảnh bắt đầu được đưa vào các tạp chí và sách, đẩy các họa sĩ minh họa sang một bên.

Khi nhiếp ảnh và video được phổ biến rộng rãi trên internet, minh họa vẫn luôn có chỗ đứng từ tranh vẽ các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh đến trang bìa New Yorker hay cả thiết kế trang phục. Nhưng trong thời đại số của chúng ta, hình minh họa được xem là một loại hình nghệ thuật thủ công.


2. Một số cách minh họa được sử dụng ngày nay

Minh họa được sử dụng theo nhiều cách mà chúng ta có thể không nhận ra. Dưới đây là một số các hình thức minh họa đang tồn tại trong thế giới của chúng ta.


Minh họa các câu chuyện trong sách và tạp chí

Minh họa có lẽ được biết đến nhiều nhất là những hình ảnh trong sách và bài báo trên các tạp chí. Ấn phẩm minh họa là nơi các nhà sáng tạo thể hiện tài năng và sức sáng tạo của mình. Trong nhiều trường hợp, hình minh họa của các họa sĩ đã giúp người xem định hình được nội dung tác phẩm. Ví dụ như bìa sách Harry Potter, được minh họa bởi Mary GrandPre đã có những ảnh hưởng tích cực đến loạt phim đình đám này.


Mang lại nhiều màu sắc cho các mặt hàng

Các vật dụng một màu thường dễ gây nhàm chán. Vì vậy hình minh họa được tạo ra để giúp thế giới quan của chúng ta phong phú và đầy màu sắc hơn. Như giấy dán tường, vớ, cốc cà phê… tất cả sử dụng hình minh họa để tăng thêm sự hấp dẫn và quan trọng hơn là giúp sản phẩm thể hiện cá tính riêng biệt.


Thiết kế bao bì sản phẩm

Sự tinh tế của minh họa sẽ giúp tô điểm cho thiết kế bao bì, giúp sản phẩm nổi bật hơn.


Các sản phẩm kĩ thuật số trông cảm xúc hơn

Mặc dù trong thế giới kỹ thuật số minh họa vẫn còn khá thụ động. Thế nhưng, minh họa dạng vẽ bằng tay giúp sản phẩm tăng thêm cảm giác chân thật. Bạn có thể thấy nhiều trang web và ứng dụng sử dụng hình minh họa qua các biểu tượng, trang lỗi và các trang đăng nhập, điều đó giúp người xem trải nghiệm vui vẻ và thân thiện hơn.


Thể hiện quan điểm xã hội

Hình minh họa cũng góp phần giúp mọi người thể hiện quan điểm xã hội qua các hình ảnh biểu tình. Chúng được thể hiện rõ nét từ thời kỳ chủ nghĩa nữ quyền (Suffragettes), gần này chúng trở nên phổ biến trong những ngày đặc biệt như Quốc tế Phụ nữ 8/3; phong trào “Black Lives Matter” nhằm chống lại sự bất bình đẳng và hành vi bạo lực của cảnh sát đối với người Mỹ gốc Phi; “Global Climate Strike” (Bãi khóa vì Khí hậu) nhằm yêu cầu chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và nhiều hình thức hoạt động khác.

Nổi bật trong số đó là phong trào đấu tranh vì môi trường Extinction Rebellion. Clive Russell, nhà thiết kế và là 1 trong 3 người sáng lập cho rằng sáng tạo cần được kết nối với các hoạt động xã hội nhiều hơn nữa để thay đổi ‘cuộc đại tuyệt chủng thứ 6’ sắp xảy ra.

Thành viên của các bộ tộc bản xứ đến từ Amazon biểu tình cùng các nhà hoạt động xã hội của ‘Extinction Rebellion’ chống lại các đập thủy điện lớn ở công trình Đại Môn (Grande Arche de la Fraternité) ở Puteaux, phía Tây Paris, vào ngày 14 tháng 5, 2019. FRANCOIS GUILLOT / AFP

Quảng cáo

Dù thể hiện bằng hình thức in ấn hay kỹ thuật số, trên tạp chí hay tivi, bạn đều dễ dàng nhận ra sự có mặt của minh họa trong thế giới quảng cáo. Mặc dù hiện tại chúng phải cạnh tranh khốc liệt với nhiếp ảnh và phim ảnh, thế nhưng minh họa đã từng có thời kỳ Hoàng kim trong lĩnh vực này.


Ý tưởng nghệ thuật trong truyền hình và phim ảnh

Trước khi một chương trình truyền hình hoặc bộ phim được đưa vào sản xuất, các họa sĩ minh họa sẽ lên ý tưởng thiết kế hình ảnh cho một hình tượng, nhân vật hoặc toàn bộ khung cảnh trong phim. Đặc biệt, trong các trò chơi video và phim giả tưởng, minh họa góp phần quan trọng trong việc thể hiện ý tưởng nội dung. Họa sĩ minh họa Mary Blair – người gắn liền với những tên tuổi làm nên Disney như Cinderella, Alice in Wonderland, Peter Pan… đã tạo nên những hình tượng nhân vật được mọi người yêu thích và hâm mộ trên toàn thế giới.

Mary Blair, concept art cho phim “Alice in Wonderland” của Walt Disney năm 1950, màu bột trên giấy
Bộ váy cuối cùng của Lọ Lem và một thiết kế Lọ Lem bởi nghệ sĩ huyền thoại của Disney – Mary Blair.

Biên tập: Thao Lee
Nguồn: The Mordern Met
Tác giả: Sara Barnes

Cùng tác giả

#Tag

Heirstory illustration mary blair mary grandpre minh hoa minh họa sách minh họa tạp chí The Golden Age of Illustration thiết kế bao bì

iDesign Must-try

Chú mèo trong ‘khu vườn chữa lành’ của zzoya
Chú mèo trong ‘khu vườn chữa lành’ của zzoya
Bắt đầu với suy nghĩ vẽ ra những điều mình thích, zzoya đã dần lan tỏa một nguồn năng lượng đáng yêu đến những khán giả của mình. Có thể…
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Đến hẹn lại lên, thời khắc chuyển giao năm cũ, chào đón năm mới là dịp để các artist Việt tham gia vào cuộc chơi “Vẽ linh vật của năm”.…
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Mark Janssen là một họa sĩ minh họa xuất thân tại học tại Học viện Nghệ thuật ở Maastricht, Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp năm 1997, ông vẽ minh…
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Lấy cảm hứng từ những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Studio Ghibli như Cô bé người cá Ponyo, Hàng xóm của tôi là Totoro, Lâu đài bay của…
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Francisco Fonseca là một nghệ sĩ đường phố và họa sĩ minh họa sống ở Porto, Bồ Đào Nha. Bị mê hoặc bởi những kiến trúc nhuốm màu thời gian…
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Ngày 18/09 vừa qua, ca sĩ Phương Mỹ Chi chính thức công bố album mới mang tên “Vũ Trụ Cò Bay”, đánh dấu chặng đường 10 năm ca hát của…