The Lost Thing của Shaun Tan - một câu chuyện luôn được viết tiếp

“The Lost Thing” được xuất bản lần đầu năm 2000. Tác phẩm giành lấy vô số giải thưởng của mảng sách tranh, nhất là vào năm 2004 khi nó được tái hiện lại bởi nhà hát danh tiếng (Rạp hát Jigsaw ở Canberra, Úc) và năm 2010 đoạt giải Oscar cho phim ngắn xuất sắc (thực hiện bởi hãng Passion Pictures Australia).

Câu chuyện kích thích nhiều suy nghĩ và phê bình chuyên môn về ý tưởng và cách dẫn chuyện. Đây cũng là nguồn cảm hứng cho các tour triển lãm, bắt đầu từ bản sketch gốc của tác giả Shaun, một số tranh dành cho quyển sách cùng toàn bộ quá trình làm nên bộ phim. ‘The Lost Thing’ là món quà của Shaun Tan vẫn được trao đi và viết tiếp đến tận bây giờ.

Vậy, sức hút của tác phẩm này đến từ đâu?


Một cậu bé trong lúc dạo chơi bỗng phát hiện sinh vật màu đỏ to lớn trên bãi biển. Sinh vật đứng đó, lạ lùng, kì quặc nhưng có vẻ như chẳng ai quan tâm đến. Nó trông buồn bã, đơn độc và chẳng hề thuộc về bất kì nơi nào trên thế giới này, vậy nên cậu bé quyết định giúp kẻ xa lạ ấy.

Cậu bé đó chính là tác giả Shaun, như ông bình luận về việc bắt tay thực hiện tác phẩm này:

“Một câu chuyện vô lí lúc ban đầu nhanh chóng phát triển thành câu chuyện ngụ ngôn trong mọi khía cạnh xã hội, với một kết thúc gợi mở. Tôi khá hứng thú với ý nghĩ về một loài sinh vật hay một cá nhân không thật sự đến từ đâu hay có mối liên hệ với bất kì điều gì, chỉ như ‘một thứ thất lạc thật sự’. Tôi muốn kể câu chuyển từ điểm nhìn của nhân vật có thể đại diện cho cách mà cá nhân tôi sẽ phản ứng trong tình huống đấy, vì thế, người kể chuyện dù không được đặt tên về cơ bản vẫn chính là tôi.”[1]

Thế giới xung quanh cậu bé trong truyện đầy lãnh đạm: những con người tẻ nhạt, những gia đình khuôn phép, một người bạn không tí nhiệt huyết, một bộ máy chính quyền cứng nhắc…

Trải qua một khoảng thời gian không dài chẳng ngắn, cuối cùng, cậu bé và người bạn kì lạ đã tìm thấy thứ mà họ mong muốn: một nơi ‘không tưởng’ (Utopia), sáng trong và mát lành, kì lạ như chính những người dân cư ngụ nơi đó – những sinh vật trông như đến từ hành tinh khác, tất cả đều hạnh phúc và mãn nguyện.

Sinh vật đơn độc màu đỏ như tìm thấy chính mình ở mảnh đất này và khát khao được ở lại, nó quyết định từ biệt cậu bé – người bạn của mình.

“Một kết thúc viên mãn!”, hẳn bạn sẽ nghĩ thế. Nhưng nó không phải là dấu chấm hết…Lúc cánh cửa đến Utopia đóng lại, cậu bé tốt bụng ở lại phần bên kia của thế giới, phần của sự dửng dưng và thói quan liêu khắp chốn. Cậu bé tiếp tục sống và một ngày, cậu nhận ra sự thật là chính bản thân mình đã không còn vừa vặn với nơi cậu tồn tại nữa rồi. Cậu không chắc liệu có những thứ như thế xung quanh hay không, hoặc có lẽ cậu chỉ “quá bận rộn làm những điều khác”, như bao người còn lại đang sống trong “những điều quan trọng”.”

Có phải tuổi dậy thì là thời điểm ta không còn chú ý và để tâm đến thế giới xung quanh? Có thật là ta không hề lạc lối giữa “những điều quan trọng” (công việc, thói quen, những mối quan hệ xã hội và bao lời hứa hẹn…) này không? Đâu là lần cuối ta dành sự quan tâm đến những điều kì lạ? Điều gì mới thật sự ý nghĩa? Những câu hỏi cứ thế chạy dài… Suy nghĩ về chúng là một phần trải nghiệm trong bất kì quyển sách nào của Shaun Tan. Đó là lí do khơi lên câu hỏi rằng ai mới chính là đối tượng quyển sách này hướng tới?

Theo truyền thống thì các sách tranh thường hướng tới trẻ em như độc giả chính. Tuy nhiên với tác phẩm của Shaun Tan thì không phải thế. Chúng không chỉ dành cho trẻ nhỏ và có lẽ, không hề dành cho đối tượng này ở một số trường hợp. Trong một lần phỏng vấn với tờ The Guardian, Shaun giải thích về khoảng cách kỳ vọng đó (suy nghĩ của công chúng về tác phẩm so với dự dịnh của tác giả – người dịch) với độc giả nhắm đến trong các quyển sách của ông:

Thật không may rằng thi thoảng các quyển sách của tôi được quảng cáo với trẻ em. Nó là một điều tốt khi bọn trẻ có các tác phẩm thế này, nhưng điều đó có thể loại bỏ đi đối tượng là người lớn…Tôi không quá lo lắng về những điều đó với cương vị là người tạo ra bởi vì tôi hiểu rằng, những quyển sách sẽ tìm thấy độc giả của chính nó và đôi khi, tôi thích ý nghĩ là nó có thể giúp người đọc trưởng thành có một bất ngờ thú vị.” [2]

Vâng, ‘một bất ngờ thú vị’ mà quyển sách này cho ta. Dù ‘The Lost Thing’ có nội dung không lạ nhưng nó chứa đựng nhiều chi tiết châm biếm, hài hước và tinh nghịch; lúc thì khá rõ ràng, lúc thì vô cùng tinh tế. Tôi thích khám phá những điều như thế (mỗi lần đọc tôi lại tìm ra thứ gì đó mới mẻ!). Shaun nói về các ‘chi tiết ngẫu nhiên’ là chìa khóa để tạo ra một câu chuyện mang sự tin cậy:

Vẽ một bức tranh tốt giống như có một lời nói dối xuất sắc – chìa khóa chính là các chi tiết ngẫu nhiên… Chúng thêm vào các yếu tố khó ngờ. Mọi điều hư cấu là sai lầm; thứ khiến nó có tính thuyết phục là bởi nó đi cùng với sự thật. Thế giới thực có rất nhiều chi tiết ngẫu nhiên, vậy nên một bức tranh cũng phải có yếu tố không hoàn hảo và bất thường, các chi tiết tình cờ. [3]

Dưới đây là một số ví dụ về sự hài hước ngẫu nhiên mà tôi thích từ các quyển sách của Shaun. Hãy để ý tới banner được lấy cảm hứng từ tiếng Latin ở bên dưới những con dấu của từng bộ máy chính phủ. Những chú lợn ở phần giữa tem có khiến bạn mỉm cười? Bạn có thấy sự khôn khéo của phương châm từ Bộ Kinh tế Liên bang “Consumere ergo sum”!? được cho là một cú twist từ tiếng Latin “Cogito ergo sum”(”Tôi suy nghĩ nên tôi tồn tại”); Tiếng cười lặng lẽ của Shaun hướng về chủ nghĩa tiêu thụ xâm nhập thế giới hoặc chỉa vào sự hao của từ chi tiêu của chính phủ, hay cả hai. Còn có các châm ngôn cũng hài hước không kém như:


“Buy sensible shoes, comfortable and relaxed” (Hãy mua những đôi giày hợp lí, thoải mái và thư giãn), “The road ahead is paved in gold” (Con đường phía trước được lát vàng):

Dọc theo các cạnh của trang cuối là dòng chữ “cảm ơn” kín đáo, liệt kê tên các cộng sự trong quá trình tạo nên tác phẩm. Nếu bạn lật ngược quyển sách lại sẽ thấy chữ “gửi vô vàn lời xin lỗi đến Jeffrey Smart, Edward Hopper và John Brack.” Đây là tên của những họa sĩ tên tuổi của thế kỉ 20 và sự hứng thú dành cho lịch sử nghệ thuật đã thôi thúc tôi tìm kiếm tranh của những vị họa sĩ được Shaun Tan trích dẫn trong “The Lost Thing”. Tìm kiếm và bạn sẽ thấy! Và đây là những gì tôi tìm được…

Trang đôi từ “The Lost Thing” với trích dẫn trực tiếp từ tranh của John Brack và Edward Hopper:

Tranh gốc được trích dẫn:

1. Edward Hopper (1882-1967), Early Sunday Morning, (c)  Whitney Museum of American Art, New York; tranh sơn dầu trên canvas, 89.4 × 153 cm;

2. John Brack (1920-1999), Collins St, 5 pm; (c) National Gallery of Victoria, Melbourne; tranh sơn dầu trên canvas; 114.8 × 162.8 cm;

3. Jeffrey Smart (1921-2013), Cahill Expressway; (c) National Gallery of Victoria, Melbourne; sơn dầu trên gỗ dán, 81.9 × 111.3 cm

Các phần được trích dẫn trên bìa của “The Lost Thing”:

[1] Shaun Tan, “Comments on the Lost Thing”, http://shauntan.net/books.html

[2] Michelle Pauli,  “Shaun Tan’s unexpected details”, 27 July 2009, https://www.theguardian.com/books/2009/jul/27/shaun-tan-unexpected-details

[3] Ibid

Theo imaducation
Dịch: Lệ Lin

Cùng tác giả

#Tag

graphic novel minh hoa review sách shaun tan

iDesign Must-try

Thư giãn cùng bộ ba mèo con đáng yêu, tinh nghịch qua loạt tranh của NEKO OJIMEOW
Thư giãn cùng bộ ba mèo con đáng yêu, tinh nghịch qua loạt tranh của NEKO OJIMEOW
NEKO OJIMEOW là một họa sĩ tranh minh họa đến từ Đài Loan. Trên nền tông vàng pastel đặc trưng, họa sĩ đưa người xem đến với thế giới nghệ…
Những ‘căn cứ’ đầy thu hút qua loạt tranh minh họa của Akabane
Những ‘căn cứ’ đầy thu hút qua loạt tranh minh họa của Akabane
Akabane Boogie Woogie (赤羽ブギウギ) là họa sĩ tranh minh họa đến từ Nhật Bản, với bảng màu nổi bật và góc nhìn bao quát, những tác phẩm của Akabane đưa…
Những bức tranh minh họa cắt khung đầy màu sắc và chi tiết của Hinano
Những bức tranh minh họa cắt khung đầy màu sắc và chi tiết của Hinano
Hinano (日菜乃) là họa sĩ tranh minh họa đến từ Nhật Bản, những tác phẩm của Hinano thường bao gồm nhiều khung tranh nhỏ khắc họa những chi tiết, hình…
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Yếu tố bản địa hay được giải thích dễ hiểu hơn là văn hóa tại khu vực đó – ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện thiết kế…
Minh họa sách Đồng Dao của Vườn Illustration: Cảm hứng từ tranh dân gian Đông Hồ
Minh họa sách Đồng Dao của Vườn Illustration: Cảm hứng từ tranh dân gian Đông Hồ
Tranh Đông Hồ là bộ môn nghệ thuật truyền thống phản ánh giá trị thẩm mỹ truyền thống, những triết lý xã hội và ước vọng nhân văn. Các chủ…
Những căn phòng lộn xộn và cửa hàng đầy ắp hàng hoá của Rain Szeto
Những căn phòng lộn xộn và cửa hàng đầy ắp hàng hoá của Rain Szeto
Rain Szeto là hoạ sĩ màu nước và mực đến từ San Francisco, California. Các tác phẩm của Szeto thường ghi lại những khoảng khắc mãn nguyện, nhàn rỗi trong…