POP ART

Thuật ngữ “Pop Art” xuất hiện từ ngòi bút của nhà phê bình người Anh Lawrence Alloway vào cuối những năm 1950 để mô tả những gì ông thấy với sự thay đổi dịch chuyển của những vấn đề đương đại và kỹ thuật trong nghệ thuật.

Richard Hamilton's collage Just What Is It That Makes Today’s Homes So Different, So Appealing? (1956) là một trong những tác phẩm sớm nhất được cân nhắc như là "pop art".

Lịch sử

Thay vì những nội dung “viễn tưởng” như truyện trong Kinh Thánh, thần thoại, huyền thoại truyền thống được tạo thành các đối tượng trong mỹ thuật. Pop Art nhìn thấy sự lây lan ngày càng tăng của nền công nghiệp tiếp thị (marketing corporate) thông qua văn hóa phương tây là nguồn cảm hứng để thương mại chính nó như là chủ đề của nghiên cứu nghệ thuật.

Đây cũng là thời kỳ của căng thẳng xã hội bao gồm, vấn đề thuộc địa, các cuộc đấu tranh dân chủ và giải thoát, quan hệ chủng tộc, quyền phụ nữ, tập tục tình dục .. tạo ra một số thách thức giữa các sinh viên đại học và các trí thức, yêu cầu đánh giá lại những giá trị cuộc sống.

Trong sự hỗn loạn văn hóa xảy ra, giá trị thẩm mỹ bị đánh giá lại và xuất hiện những nỗ lực nghệ thuật mới, phá hủy các tiêu chí về nghệ thuật truyền thống – mà thời đó gọi là nghệ thuật lang băm – tồn tại để có được tối đa lợi thế của cuộc khủng hoảng hiện hành.

Thêm vào đó sự công nhận của các gallery, như gallery nghệ thuật Tate ở London, xuất phát từ sự cạnh tranh khách du lịch qua đó tăng lợi nhuận đã góp phần trầm trọng thêm xu hướng này.

Bắt đầu ở Anh giữa những năm 1950 và Mỹ những năm 1960. Pop Art tập trung vào các đối tượng hàng ngày thông qua việc áp dụng các kỹ thuật thương mại.

Roy Lichtenstein's Drowning Girl (1963) tại Bảo tàng nghệ thuật đương đại, New York

Các nghệ sĩ tự chọn lọc các hình ảnh thông qua văn hóa quần chúng – như là, phim ảnh, truyện tranh, quảng cáo, đặc biệt là truyền hình. Bằng cách sử dụng những gì bị quy là “hào nhoáng” để làm cơ sở của nghệ thuật. Vì thế có thời gian các tác phẩm của Pop Artist được trưng bày riêng để phân biệt giữa giới “Trí thức” và dân “ít học” trong nghệ thuật.

Thật không may, Pop art cũng là tiền thân của “conceptual art- nghệ thuật ý tưởng” của những năm 1990, phải chịu trách nhiệm cho một đám rác rưởi, không sáng tạo (responsible for a flood of uncreative garbage..), sản xuất bởi những kẻ lang băm (produced by charlatans) thấy trong thị trường nghệ thuật, cái mà thời gian đủ chấp nhận những sản phẩm đó như là nghệ thuật.

Sự quái dị này được giải thích bởi những phản ánh trong thập niên 1960 ở các nghệ sĩ. Dù nguyên nhân là gì, thực tế vẫn cho thấy nó đã có tác động tàn phá lĩnh vực nghệ thuật thị giác. Như trong lời của Barbara kay:

Các khái niệm nghệ thuật kỳ quái sớm được yêu thích tại các trường nghệ thuật, nơi mà các trò đùa và nghệ thuật trình diễn, thay thế các kỹ năng cơ bản nghiêm túc.

Đại học Mỹ Thuật Hoàng Gia tại Stockholm không còn dạy vẽ truyền thống và kỹ thuật vẽ tranh. Tuy nhiên vào cuối tháng Giêng, một dự án học thuật (Được chính phủ tài trợ), một sinh viên nghệ thuật tại Stockholm được khuyến khích bởi cô giáo của cô ấy, đã đóng giả một vụ tự tử trên cây cầu, sau đó chống trả quyết liệt, cắn xé người cảnh sát được lệnh ra cứu cô ta, và cả bác sĩ tâm thần. Tất cả “đặt câu hỏi về sự tỉnh táo chấp nhận được”.

Thay vì các thợ thủ công với kỹ thuật thành thạo, tôn trọng nghệ thuật truyền thống, những trường nghệ thuật đó cho tốt nghiệp những kẻ ngoa ngôn.

Cũng tại triển lãm nghệ thuật quốc tế Oslo về Nghệ thuật, các nhân viên đã phải bảo vệ hai người được giải về nghệ thuật sắp đặt và điêu khắc chuyên nghiệp khi những đồng nghiệp của họ coi như những người ủng hộ Đức quốc xã.

Các trường học ở Canada cũng không tốt hơn. Một thời gian dài, một giáo viên giỏi về đào tạo các khóa học về kỹ thuật và nghệ thuật tượng trưng tại trường Cao đẳng nghệ thuật và thiết kế Ontario (OCAD) nói với tôi “Học sinh của tôi không thể vẽ và sơn”. Ông ấy nói thêm “Nếu bạn có tài với đôi tay và đôi mắt của mình, bạn là kẻ kém may mắn tại OCAD”.

Trích từ The Artist has no clothes (Họa sĩ trần trụi) của Barbara Kay – 03/02/2010.

Một buổi trình diễn Nghệ thuật Ý tưởng (Conceptual Art)

Ý nghĩa

Một tác phẩm của Jim Dine

Ý tưởng cơ bản đằng sau nghệ thuật Pop Art là tạo ra một hình thức nghệ thuật với ý nghĩa ngay lập tức. Điều này trái ngược với các tác phẩm sơn dầu bí truyền, được thẩm định và ngưỡng mộ bởi các chuyên gia về nghệ thuật.

Để đạt mục đích ngay lập tức, các nghệ sĩ của Pop Art thử nghiệm với những phương pháp thương mại mới, như tranh acrylic, cắt dán trên vải bằng cách sử dụng vật liệu thông thường, in lụa.

Ngoài ra, các tác phẩm chất lượng cao lập tức được nhận biết trên các phương tiện truyền thông hoặc tới công chúng, như hàng tiêu dùng, đồ họa quảng cáo, tạp chí, truyền hình, phim, hoạt hình, truyện tranh. Các đối tượng được trình bày với độ tương phản cao, trực quan và hấp dẫn công chúng.

Nghệ thuật có thể làm ra từ bất cứ thứ gì

Star Wars Pop Art By Eelus

Cho đến thế kỷ 20 phần lớn các tác phẩm nghệ thuật truyền thống được tạo ra từ sơn dầu, điêu khắc trên đồng, đá, gỗ. Các đối tượng này được cho là xứng đáng với giá trị thẩm mỹ; Khỏa thân, mặt người, cảnh quan cổ điển, cảnh sinh hoạt, cuộc sống.

Thậm trí trường phái lập thể, dù bản chất là cách mạng nhưng vẫn có nhiều các giá trị của nghệ thuật truyền thống.

Sau chiến tranh thế giới thứ 1, phong trào Dada nổi lên. Dada ủng hộ nghệ thuật được tao ra từ bất cứ vật thể gì, bao gồm cả phế liệu tầm thường nhất.

Pop Art đã duy trì và phát triển tư tưởng của Dada. Họ trình bày một thế giới hiện đại của các nền văn hóa với các bất cứ vật liệu gì họ thích, không có khái niệm cái nào là thấp kém, hoặc tầm thường.

Ý tưởng quan trọng hơn bản thân tác phẩm nghệ thuật

Kể từ khi có phong trào Dada, tính năng thiết yếu của nghệ thuật truyền thống là sản phẩm chính nó tạo ra – bức tranh, điêu khắc, hoặc bất cứ điều gì. Nếu không có “Tác phẩm nghệ thuật” tức là không có gì, mọi sự chú ý tập trung vào chất lượng của sản phẩm hoàn thành.

Dada nổi loạn chống lại điều này bằng cách tôn vinh “ý tưởng đằng sau các tác phẩm nghệ thuật” hơn là công việc của chính nó. Nhiều nghệ sĩ của Pop-Art tiếp tục truyền thống của “Nghệ thuật ý tưởng” (cho dù nảy sinh nhiều tư tưởng kỳ quái như đã nói ở trên). Họ đặt tầm quan trọng về ảnh hưởng của công việc, hơn là việc tạo ra nó.

Điều này cũng dẫn tới việc tìm cách vạch trần sự trang trọng của thế giới nghệ thuật. Một số nghệ sĩ Pop-Art đã chia sẻ những cương lĩnh chống nghệ thuật (anti-Art) và phản-thẩm mỹ (anti-aesthetic) như các Dadaist (nghệ sĩ Dada) đã làm trước đó.

Tuy nhiên Pop Art tích cực hơn khi quan tâm nhiều hơn cách tạo ra các hình thức thể hiện mới, bằng việc sử dụng các phương pháp mới, hình ảnh mới hơn là việc bôi nhọ các giá trị truyền thống. Thật vậy nhiều nghệ sĩ của Pop Art thấy mình có đóng góp cho nghệ thuật chứ không phải là những kẻ phỉ báng nghệ thuật.

Phong cách hòa nhập và liên quan tới nghệ thuật.

Ingrid Bergman (1966). Andy Warhol

Không quan trọng là tinh xảo như những bức sơn dầu, hay được đón nhận bởi các nhà phê bình nghệ thuật có ảnh hưởng như Clement Greenberg, Harold Rosenberg và những người khác.

Chỉ cần hầu hết mọi người công nhận Elvis, Marilyn Monroe, và những nhân vật nổi tiếng khác, cũng như các nhãn thực phẩm, các thương hiệu toàn cầu… đã trở thành những đối tượng của Pop Art. Như vậy Pop Art từ chối những motif quen thuộc – có lợi cho việc tuyên truyền, cổ động.

Đối với công chúng những năm 1950 và 1960, một chuyến thăm quan tới bảo tàng nghệ thuật là một sự tẻ nhạt, với những bức tranh “tầm phào” vì họ không thể hiểu được. Tất nhiên những công trình nổi tiểng (và các nghệ sĩ tạo ra chúng) không thể được đánh giá cao nếu chỉ đơn giản là xem lướt qua, mà bỏ qua việc nghiên cứu nghiêm túc hàng chồng sách về nghệ thuật.

Pop Art là công cụ mở cửa thế giới của nghệ thuật hội họa và điêu khắc cho những người bình thường, đối với họ đó là điều ngay lập tức họ có thể nhận ra và đánh giá một tác phẩm nghệ thuật. Họ có thể thích và không, nhưng họ không cảm thấy lo sợ vì không thể nhìn thấy vẻ đẹp của một tác phẩm mà ai đó cho rằng nó là “đỉnh cao của nghệ thuật”

Về mặt này Pop Art đã giúp cho các viện bảo tàng, phòng trưng bày gần gũi hơn với công chúng.

Phản chiếu xã hội

Không giống như phong trào Dada tiêu cực, với mục đích phá hoại các giá trị cổ điển, đổ lỗi cho thế chiến thứ I. Pop Art tìm kiếm sự phản ánh của các giá trị xã hội và môi trường nơi nó sinh ra.

Vì thế các nghệ sĩ tập trung vào các mối quan tâm thường ngày: Thực phẩm, xe hơi, tiền bạc và tình dục. Thường thì để đạt điều này họ cần dùng các hình ảnh thông thường hoặc châm biếm, có tác động thị giác mạnh mẽ.

Nếu bị chỉ trích vì liên quan từ bản thân với vấn đề đó, họ chỉ nói đơn giản là “holding the mirror up to nature – Phản ánh sự thật”. Hay là Pop art là biểu hiện của một thế giới sau chiến tranh là hoàn toàn bận tâm theo đuổi chủ nghĩ duy vật.

Phê bình

False Start” (1959) của Jasper Johns

Ban đầu tất nhiên Pop Art nhận được những lời khinh miệt từ các nhà phê bình nghệ thuật. Ví dụ, Harold Rosenberg, một nhà phê bình có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực nghệ thuật đương đại đã mô tả “giống như một trò đùa mà kém hài hước…”

Đáp lại một cách hợp lý có thể hỏi; Với những gì nghệ thuật phải quan tâm, chẳng phải tới từ những gì tới từ xã hội nơi nó sinh ra?

Điều quan trọng nhât Pop Art “tiếp tục vẫn là” một trong những phong cách phổ biến nhất của nghệ thuật. Nếu giá trị nghệ thuật được đánh giá bằng .. giá các bức tranh nổi tiếng. Thì bức “False Start” (1959) của Jasper Johns được bán năm 2006 với giá 80 triệu $, nằm trong 10 bức tranh đắt giá nhất trong lịch sử.

Tác phẩm "Green Car Crash" (1963) (polymer tổng hợp, mực in lụa và acrylic trên vải lanh) bởi Andy Warhol bán tại Christie's , New York, năm 2007 vơi giá 71.7 triệu $, trở thành tác phẩm nghệ thuật đắt giá thứ 14 được bán.

Các nghệ sĩ nổi tiếng của Pop Art

Tại Mỹ

Jim Dine – Robert Indiana – Jasper Johns – Alex Katz – Roy Lichtenstein
Claes Oldenburg – Robert Rauschenberg – James Rosenquist – Edward Ruscha
Andy Warhol

Tại Anh

Peter Blake – Patrick Caulfield – Richard Hamilton
David Hockney – Allen Jones – Eduardo Luigi Paolozzi

Neo-Pop

Michhael Jason and Bubbles

Trong những năm 1980, đã có một sự hồi sinh quan tâm đến Pop Art – một hiện tượng được gọi là Neo-Pop (hoặc "Shock Pop-Art"). Đó không phải là một phong trào nghệ thuật mới, là một sự hồi sinh của tác phẩm nghệ thuật dựa trên nền văn hóa phổ biến – điều này có nguồn gốc từ những năm 1980.

Trong khi Pop Art ban đầu là hoàn toàn Avant garde, Neo-Pop Art là sự lặp lại. Vì vậy, các nghệ sĩ Neo-Pop tiếp tục sử dụng "readymades – có sẵn" và tồn tại từ trước.

Họ cũng dựa nhiều vào các biểu tượng nổi tiếng như Michael Jackson, Madonna, Britney Spears, Paris Hilton. Họ cũng lấy cảm hứng từ Minimalism, conceptual Art, Photorealism, Sắp đặt / Nghệ thuật biểu diễn và nhiều hơn nữa.

Dù cứ điều gì, Neo-Pop chỉ là một phiên bản cực đoan hơn của Warhol, Oldenburg và Rauschenberg.

Biểu tượng hàng đầu của Neo-Pop là Jeff Koons (b.1955), người mà nhà phê bình nổi tiếng Robert Hughes đã viết rằng:

"Koons thực sự không nghĩ rằng ông là Michelangelo và không ngại ngùng khi nói như vậy. Điều quan trọng là ông có được các nhà sưu tập, đặc biệt là ở Mỹ. Và kết quả là bạn không thể tưởng tượng nền văn hóa cá nhân đồi trụy của Mỹ nếu không có ông." (Trong năm 2005, Koons được bầu là Uỷ viên Học viện Mỹ thuật và Khoa học.)

Số tiêu biểu khác bao gồm Katharina Fritsch, Daniel Edwards, Yasumasa Morimura. Công trình mang tính biểu tượng của Neo-Pop, cả hai đều thực hiện bởi Jeff Koons, bao gồm "Michael Jackson và Bong bóng – Michhael Jason and Bubbles" (1988) – được bán năm 1991 với 5.600.000$ – và "Puppy" (1992).

Bachi

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Về bản chất, typography chỉ tôn vinh chứ không hề giới hạn các nhà thiết kế.