Kiệt tác điêu khắc ‘LOVE’ - Biểu tượng văn hóa đại chúng nhưng lại bị chính cha đẻ của mình ‘kỳ thị’

“Love” – tác phẩm điêu khắc tại thành phố New York

Trong những kiệt tác điêu khắc của thế giới, LOVE – Robert Indiana có lẽ là tác phẩm điêu khắc mang tính biểu trưng cho tình yêu nổi tiếng nhất. Tác phẩm nổi bật với những chữ cái được sắp xếp tinh tế thành từ “LOVE”, đây cũng là tác phẩm Pop Art phổ biến nhất thế giới khi nhiều phiên bản khác nhau trải rộng khắp từ các thành phố nhộn nhịp đến các khuôn viên đại học nghiêm trang. Hôm nay hãy cùng iDesign khám phá những khía cạnh cũng như lịch sử ra đời của tác phẩm này nhé !

Nguồn gốc tác phẩm LOVE

Series LOVE là một bộ sưu tập các tác phẩm điêu khắc bởi Robert Indiana, một nghệ sĩ người Mỹ. Tác phẩm điêu khắc LOVE đầu tiên được chế tác vào năm 1970, nguồn gốc thiết kế của tác phẩm này có thể bắt nguồn từ sáu năm trước đó, khi Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở Thành phố New York ủy quyền cho Indiana thiết kế một tấm thiệp giáng sinh.

Tem bưu chính – 1973 (Stock Photos from Sergey Kohl/Shutterstock)

Cũng từ đấy, Indiana đã tạo ra thiết kế quen thuộc mà chúng ta biết đến ngày nay: các ký tự  L , O , V và E với font chữ serif và xếp chồng lên nhau. Các chữ cái đậm màu đỏ nổi bật trên phông nền xen kẽ giữa màu xanh dương tươi sáng và xanh lá cây. Khi được kết hợp với chữ O uốn lượn cách điệu, bảng màu này mang đến cảm giác vui tươi, giúp bản in có thể tiếp cận với nhiều đối tượng hơn.

Tác phẩm điêu khắc “LOVE” tại Tokyo (Stock Photos from MAHATHIR MOHD YASIN/Shutterstock)

Thiết kế

Trong khi nhiều người cho rằng LOVE được lấy cảm hứng từ sự lãng mạn, nhưng thực ra tác phẩm này được hình thành từ sự giáo dục tôn giáo của Indiana. Tuy nhiên, có nguồn gốc là thiệp giáng sinh thì chúng ta không mấy ngạc nhiên khi LOVE có mối quan hệ với đạo Kitô giáo.

Lớn lên ở New Castle, Robert Indiana (tên khai sinh là Robert Clark) được lớn lên cùng niềm tin với Chúa. Năm 1964, Indiana đã được tuyển dụng bởi nhà sưu tập nghệ thuật Larry Aldrich để cùng thiết kế một phòng trưng bày nghệ thuật đương đại. Dự án này đã đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp của Indiana, gieo mầm cho tác phẩm LOVE và các tác phẩm điêu khắc và hội họa của ông sau này.

“LOVE nảy nở như một vụ mùa từ hạt giống được gieo trồng tại bảo tàng của Larry,” ông giải thích trong một bức thư.

Tác phẩm điêu khắc “Love” tại New York City (Stock Photos from Christian Mueller/Shutterstock)

Sự phổ biến của tác phẩm

Tác phẩm điêu khắc nguyên bản của LOVE – được đặt tại Bảo tàng Nghệ thuật Indianapolis – đã đạt được thành công ngay lập tức khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 1970.

Trong suốt vài thập kỷ, Indiana đã tiếp tục tạo ra hơn 50 phiên bản khác nhau của tác phẩm điêu khắc này cho các địa điểm trên khắp thế giới, từ thành phố New York và Philadelphia đến Singapore và Đài Bắc. Mặc dù những phiên bản này khác nhau về tỷ lệ và bảng màu, nhưng chúng đều được thể hiện theo font chữ serif đặc trưng của Indiana và luôn kết hợp với một ký tự nghiêng — ngay cả khi được viết bằng ngôn ngữ khác hoặc đánh vần một từ khác, như HOPE .

Di sản LOVE – HATE

Với số lượng lớn các tác phẩm điêu khắc trải dài trên khắp thế giới, chúng ta có thể tưởng Indiana say mê thiết kế này đến nhường nào. Trên thực tế, trong suốt sự nghiệp của mình, nghệ sĩ lại cảm thấy bực bội với series này, cho rằng ông không được hưởng sự nổi tiếng chính thống mà nó mang lại cho anh.

“Đó là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng đó cũng là một sai lầm khủng khiếp,” ông chia sẻ với NPR vào năm 2014. “Nó đã trở nên quá phổ biến. Và có những người không thích sự nổi tiếng. Độc quyền và biệt lập có vẻ tốt hơn. Đó là lý do tại sao tôi đang ở một hòn đảo ngoài khơi Maine như bạn thấy đấy. ”

Robert Indiana đang nghỉ ngơi tại Maine (Photo: Charles Rotmil via Wiki Art Public Domain)

Ngoài việc lấn át các nghệ sĩ ẩn dật, sự nổi tiếng này còn gây bất lợi cho sự nghiệp của anh. Dan Mills, giám đốc tại Bảo tàng Nghệ thuật Đại học Bates, giải thích : “Anh ấy có lẽ được coi là một nghệ sĩ biểu tượng có một không hai bởi vì ‘LOVE’ quá phổ biến và ảnh hưởng vô cùng to lớn đến văn hóa đại chúng… Dù tốt hơn hay xấu, thì tác phẩm này đã làm lu mờ một số đóng góp khác của ông ấy.”

Tác phẩm điêu khác“Love” tại Martigny, Switzerland (Stock Photos from irisphoto1/Shutterstock)

Để làm sáng tỏ những tác phẩm ít được biết đến này, Bảo tàng Whitney đã tổ chức buổi triển lãm Beyond Love vào năm 2013. Hồi tưởng về các tác phẩm khác của ông, tập trung vào cách ông khai thác sức mạnh của ngôn từ để phát triển chữ ký của mình cũng như khai phá phong cách trong các tác phẩm điêu khắc khác của nghệ sĩ.

Năm 2018, Robert Indiana qua đời ở tuổi 89. Mặc dù cố nghệ sĩ không mấy hài lòng với di sản của LOVE của mình, nhưng kiệt tác Pop Art này vẫn tiếp tục giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử nghệ thuật — và trong trái tim của mọi người trên toàn thế giới.

Biên tập: Thao Lee
Nguồn: mymodernmet

Cùng tác giả

#Tag

Heirstory love pop art pop culture robert indiana văn hóa pop văn hoá đại chúng

iDesign Must-try

Keiichi Tanaami - Nghệ thuật đến từ những giấc mơ, kí ức và ảo giác
Keiichi Tanaami - Nghệ thuật đến từ những giấc mơ, kí ức và ảo giác
Điều gì làm nên những tác phẩm 'điên rồ' của Keiichi Tanaami? Ông có được nguồn cảm hứng từ đâu?
Hành trình nghệ thuật của Chú Môi: ‘Chú Môi là bàn đạp thúc đẩy sự bay bổng của Duy Anh ra khỏi các khuôn khổ chật hẹp.’
Hành trình nghệ thuật của Chú Môi: ‘Chú Môi là bàn đạp thúc đẩy sự bay bổng của Duy Anh ra khỏi các khuôn khổ chật hẹp.’
Nổi loạn, phá cách, bùng nổ với màu sắc, chi tiết và hình ảnh, thậm chí dị biệt, khó hiểu, ấn tượng thị giác mạnh, dày dặn những chi tiết…
5 tác phẩm nghệ thuật mang tính biểu tượng của David Hockney
5 tác phẩm nghệ thuật mang tính biểu tượng của David Hockney
Nổi tiếng với những bức tranh về hồ bơi sống động và là họa sĩ có tác phẩm đạt mức giá cao kỷ lục, David Hockney được coi là một trong…
Lạc vào thế giới điện ảnh màu sắc qua các tác phẩm của họa sĩ James Chapman
Lạc vào thế giới điện ảnh màu sắc qua các tác phẩm của họa sĩ James Chapman
Một điểm dễ dàng nhận thấy trong tranh vẽ của James Chapman là bảng màu rực rỡ cùng cách tiếp cận vô cùng hài hước. Tuy không sử dụng quá…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Trong phần cuối cùng của chuỗi bài Hiện thực, chúng ta cùng tìm hiểu các tác phẩm nổi bật và quan trọng đối với trào lưu - được sắp xếp…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Gustave Courbet nói rằng ông vẽ “người thị trường, nặng 180kg, vị linh mục quản xứ, công lý của hoà bình, người mang thánh giá, công chứng viên Marlet, vị…