Không chỉ là cắt dán, Collager Art còn là sự kết hợp độc đáo của nhiều trường phái nghệ thuật

Trong suốt thế kỷ 20, các nhà sáng tạo đã phát triển nhiều phong trào, cũng như phương tiện và phong cách để khai thác Collage Art. Cách sáng tạo cũng như sự phát triển của nghệ thuật này đã thu hút các nghệ sĩ nhờ vào tính thẩm mỹ độc đáo có một không hai.

Bắt đầu từ thời kỳ của chủ nghĩa Hiện đại và tiếp tục bước vào thế giới nghệ thuật đương đại, Collage Art đã trải qua một loạt thay đổi khi ngày càng nhiều nghệ sĩ muốn khám phá nó. Chúng ta nhận thấy lịch sử tiên tiến và sự phát triển không ngừng của loại hình nghệ thuật thủ công này, đặc biệt là các phong trào và nghệ sĩ đã định hình nó.


1. Collage Art là gì?

Cha đẻ của loại hình nghệ thuật này chính là hai nghệ sĩ lập thể là Georges Braque và Pablo Picasso, thuật ngữ “Collage” bắt nguồn từ một từ trong tiếng Pháp “coller” có nghĩa là “dán”. Phong trào đã phát triển dưới sự tài hoa của hai nghệ sĩ này và hội những người tiên phong cũng chính thức được thành lập vào khoảng năm 1910 với nhiều phương thức khác nhau.

Các tác phẩm Collage Art có thể được tạo ra từ một loạt các vật liệu khác nhau, mặc dù hầu hết chúng được làm từ giấy hoặc gỗ và thường là các bức ảnh cắt dán, hình vẽ hoặc thậm chí các vật thể 3 chiều. Trong suốt thế kỷ 20, ngày càng có nhiều nghệ sĩ hiện đại bắt đầu khám phá khiến loại hình nghệ thuật này trở nên đa dạng hơn và nhiều tác phẩm độc đáo được ra đời.


2. Collage là sự liên kết giữa các trường phái

Trường phái lập thể – Cubism

Trường phái Lập thể thường được gắn liền với hội họa, vì vậy các nhân vật sáng lập Georges Braque và Pablo Picasso cũng tạo ra ảnh Collage theo phong cách này. Được tạo thành từ các đối tượng và cấu trúc rời rạc, vì vậy chủ nghĩa Lập thể có sự kết hợp hoàn hảo với phương pháp cắt dán, nó cho phép các nghệ sĩ ghép lại một bức tranh từ các thành phần khác nhau.

Ngoài ra, không giống như vẽ tranh, ảnh ghép Collage không bị ‘là phẳng’. Theo nhà phê bình nghệ thuật Clement Greenberg, phong cách nghệ thuật này có sức lôi cuốn đặc biệt đối với các họa sĩ như Picasso và Braque, những người tập trung vào việc gợi lên sự đa chiều trong tác phẩm của họ. “Độ bằng phẳng không chỉ xâm chiếm mà còn đe dọa phá hủy tác phẩm Lập thể”, ông Green Greenberg giải thích vào năm 1958 về Art and Culture

Ngoài các vật liệu được cắt từ tranh vẽ, giấy báo thì giấy có hoa văn cũng thường được sử dụng, chúng được thể hiện rõ nét trong tác phẩm Bottle of Vieux Marc, Glass, Guitar and Newspaper của Picasso Violin and Pipe của Braque.

Picasso, ‘Bottle of Vieux Marc, Glass, Guitar and Newspaper’ (1913)
Georges Braque, ‘Violin and Pipe’ (1913)

Trường phái Dada (Dadaism)

Lấy cảm hứng từ tác phẩm mới nhất của Picasso và Braque, các họa sĩ theo phong trào nghệ thuật Dada cũng bắt đầu thử nghiệm Collage vào những năm 1920. Không giống như nghệ sĩ Lập thể ưa thích sự sắp xếp các đối tượng, những nghệ sĩ Dada đã tạo ra những bức ảnh ghép kết hợp một loạt các hình tượng, từ những bức chân dung cho đến những nhân vật hư cấu.

Các nghệ sĩ Dada cũng sáng tạo và kết hợp nhiều chất liệu vào tác phẩm ảnh ghép hơn so với các nghệ sĩ Lập thể. Các thành viên của phong trào này đặc biệt nổi tiếng với việc sử dụng sáng tạo các vật vô giá trị hoặc thường bị bỏ đi như vé, mẩu tạp chí, giấy gói kẹo, và thậm chí cả đồ trang sức 3D. Biến những thứ tầm thường thành tác phẩm nghệ thuật, các nghệ sĩ Dada như thách thức những nhận thức truyền thống về nghệ thuật trước nay.

Francis Picabia, ‘Tableau Rastadada’ (1920)
Kurt Schwitters, Merz Picture 46 A. The Skittle Picture (1921)
Hannah Höch, ‘Flight’ (1931)

Chủ nghĩa siêu thực – Surrealism 

Trước Dada, các nghệ sĩ Siêu thực đã áp dụng và điều chỉnh kỹ thuật cắt và dán để tạo thành những tác phẩm ấn tượng. Giống như cách tiếp cận của chủ nghĩa Siêu thực tự biến (Surrealist automatism), các nghệ sĩ như thể đã lắp ráp các hình ảnh Collage trong tiềm thức thành một tổng thể có một không hai bằng các hình ảnh, hình minh họa, giấy màu và sơn.

Không giống các nghệ sĩ Lập thể thường tập trung vào chủ đề cuộc sống tĩnh lặng, nghệ sĩ theo chủ nghĩa Siêu thực hướng tới những chủ đề kỳ lạ, họ tạo ra những mảnh ghép gợi lên giấc mơ huyền diệu. Điều này thể hiện chân thật trong tác phẩm của Joseph CornellAndré Breton, cả hai đã sử dụng phương pháp này để gợi lên những khung cảnh đầy ảo mộng.

Joseph Cornell, ‘Untitled (Celestial Fantasy with Tamara Toumanova)’ (1940)
André Breton, ‘Egg in the church or The Snake’ (Date Unknown)

Trường phái Ấn tượng Trừu tượng – Abstract Expressionism

Giống như các nghệ sĩ đi trước, những người theo chủ nghĩa Ấn tượng Trừu tượng đã thách thức những ý tưởng bình thường về nghệ thuật. Để đưa lập trường tiên phong này tiến thêm một bước, họ đã từ chối các vấn đề về tượng hình và sáng tạo hoàn toàn bằng trừu tượng. Cách tiếp cận này không chỉ giới hạn ở những bức tranh với màu sắc đặc trưng, chúng cũng được thể hiện rõ trong các tác phẩm Collage.

Giống như những bức tranh của họ, tác phẩm Collage của các nghệ sĩ Ấn tượng Trừu tượng thường nhấn mạnh vào màu sắc, bố cục và cảm xúc. Thông qua các hình dạng được đơn giản hóa, các khối màu cắt và dán nổi tự do, các nghệ sĩ đã thêm các lớp chất liệu để tăng tính thẩm mỹ đặc trưng của riêng mình.

Robert Motherwell, ‘View from a High Tower’ (1944-45)
Ad Reinhardt, ‘Untitled’ (1939)
Lee Krasner, ‘City Verticals’ (1953)

Pop Art

Năm 1956, nghệ sĩ người Anh – Richard Hamilton đã mở ra phong trào Pop Art với những bức ảnh Collage bắt mắt. Với các mẩu chất liệu được lựa chọn cẩn thận từ các tạp chí Mỹ, tác phẩm này kết hợp một số mô típ liên quan đến văn hóa nhạc pop, bao gồm “Đàn ông, phụ nữ, thực phẩm, lịch sử, báo chí, điện ảnh, thiết bị gia dụng, ô tô, không gian, truyện tranh, TV, điện thoại, thông tin. giáo dục.”

Ngoài việc thiết lập bối cảnh cho Pop Art về mặt chủ đề, những tác phẩm này còn truyền cảm hứng cho các thành viên khác trong phong trào khám phá nghệ thuật cắt dán Collage.

Rosalyn Drexler, ‘The Dream’ (1963)
Martha Rosler, ‘Vacuuming Pop Art’ (1966-1972)

3. Phương pháp tiếp cận đương đại

Ngày nay, nhiều nghệ sĩ vẫn giữ được tinh thần chung của nghệ thuật cắt dán Collage. Trong khi nhiều người tiếp tục sáng tạo các tác phẩm theo cách thủ công, thì một số khác đã sử dụng các công cụ kỹ thuật số để tạo hình cho tác phẩm. Cùng xem các ảnh ghép bằng nhiều phương pháp khác nhau của các nghệ sĩ đương đại dưới đây:

Sophie Standing
Jiyen Lee
John Turck
Matthias Jung
Randy Grskovic
Eugenia Loli
Laurent Chehere
Eva Magill-Oliver
Rebekah Campbell and Ben Giles
Clover Robin
Matthias Jung
Mister Blick
Matthieu Bourel
Ảnh: Gail Rubinfeld
Luisa Azevedo
Helen Ahpornsini
Shusaku Takaoka

Biên tập: Thao Lee
Theo: mymodernmet

Cùng tác giả

#Tag

collage Collage Art Georges Braque Heirstory lịch sử nghệ thuật nghệ thuật cắt dán Pablo Picasso trường phái nghệ thuật

iDesign Must-try

Xưởng vẽ - khu biệt thự tiện nghi view biển Địa Trung Hải của Picasso được rao bán với giá 27 triệu USD
Xưởng vẽ - khu biệt thự tiện nghi view biển Địa Trung Hải của Picasso được rao bán với giá 27 triệu USD
Gần đây, xưởng vẽ của Pablo Ruiz Picasso đã được rao bán với giá trị lên đến 27 triệu USD. Khu biệt thự bên bờ sông này được xây dựng…
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật có thể xấu xí không? Chúng ta đang sống trong một thế giới xoanh quanh cái đẹp. Nghệ thuật là một hoạt động mang tầm quốc tế đồng…
Định nghĩa của Nghệ thuật
Định nghĩa của Nghệ thuật
Có nhiều sản phẩm nghệ thuật trên khắp thế giới. Và cũng có nhiều thứ trên đời này không phải những tác phẩm nghệ thuật. Vậy làm sao để ta…
Georges Braque
Georges Braque
“Braque được nhớ đến như một ông tổ của chủ nghĩa Lập thể…”, nhưng dường như là lép vế hơn Pablo Picasso – người bạn, người đồng chí thân thiết…
Pablo Picasso (Phần 2)
Pablo Picasso (Phần 2)
Trong phần hai của loạt hai bài về Picasso, ta tìm hiểu di sản của người nghệ sĩ có sức ảnh hưởng cực kỳ sâu rộng này, cũng như các…
Pablo Picasso (Phần 1)
Pablo Picasso (Phần 1)
“Tôi vẽ sự vật theo cách tôi nghĩ về chúng, chứ không theo những gì tôi thấy.” – Picasso nói như thế. Và dù khi ông hợp tác với Braque…