Kandinsky, Wassili 1866 - 1944 (cuối)

Những công việc của Kandinsky tại Paris vào tháng 2/1934, là những công việc còn đang dang dở tại Berlin.

Paris 1934 – 1944

Các hình dạng hình học, các cơ cấu tổ chức dựa trên nó, sử dụng các kỹ thuật pha trộn như thêm cát vào tranh sơn dầu… tất cả đều đã được giới thiệu trong những năm cuối tại Dessau.

Trước khi tới Paris, danh tiếng của Kandinsky đã được biết tới khi ông mở triển lãm tại đây năm 1929 – 1930 và được tái bản trong các ấn phẩm tiếng Pháp.Quá trình sáng tác của ông với các nhóm Abstraction–Création (Trừu tượng) và Surrealists (Siêu thực) bắt đầu trước khi ông tới lưu trú tại Paris.

Công việc đặc trưng của ông tại Paris là các hình thức theo xu hướng Biomorphic, kết hợp của cát với các sắc tố tại khu vực được xác định của bức tranh, cùng với các hòa sắc tươi mới, sáng sủa.

Biomorphism là một phong trào nghệ thuật bắt đầu từ thế kỷ 20.Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng trong năm 1936, bởi Alfred H. Barr.

Phong cách Biomorphist tập trung vào sức mạnh của cuộc sống tự nhiên và sử dụng các hình dạng hữu cơ, với hình cầu và những gợi ý mơ hồ, không hình dạng của các hình thức sinh học. Biomorphism đã kết nối với chủ nghĩa siêu thực và Art Nouveau .

Ông thích những màu sắc đã sử dụng trong những năm 1920. Trong các tác phẩm tại Paris, Kandinsky sử dụng các hình ảnh có nguồn gốc từ động vật học và phôi học.

Giữa năm 1934 tới 1944, Kandinsky thực thiện 144 bức sơn dầu, khoảng 250 bức màu nước và hàng trăm bản vẽ. Các tác phẩm ở Paris cho thấy các phản ứng của ông trước sự phổ biến của các khuynh hướng nghệ thuật.Hình dạng tự do, trừu tượng và các hình thức của biomorphic làm cơ sở cho một phong cách trừu tượng của ông.

Trong bức Thirty (1937), những đường nét cứng nhắc, các lưới với định dạng hình vuông xen kẽ sáng và tối, và nhấn mạnh các hình dạng tiêu cực, tích cực, thể hiện hình học, thậm trí là cả giải pháp toán học.

Thirty (1937)

Formes capricieuses (1937)

Trong khi với Accompanied Contrast (1937) thì có những màu sắc sinh động, các hình dạng giàu trí tưởng tượng.

Accompanied Contrast (1937)

Kandinsky làm hai bản vẽ chi tiết và kết hợp làm một với một hệ thống lưới để cho ra bản vẽ cuối cùng. Càng ngày ông càng thực hiện các bản vẽ sơ bộ cho màu nước cũng như cho sơn dầu.Trong quá trình làm việc, ông quy định chi tiết, màu sắc bằng các ký hiệu viết tắt bằng tiếng Nga.

Mùa hè năm 1937, Kandinsky có triển lãm Kunst Entartete được Đức quốc xã tổ chức tại Munich. Cùng năm đó ông tham gia triển lãm Origines et Développement de l'Art International Indépendant tại Paris.

Cũng vào mùa hè này ông bị từ chối gia hạn hộ chiếu Đức, nhưng ngay sau đó ông được nhập quốc tịch Pháp, trước khi chiến tranh xảy ra vào tháng 9. Trong thời gian tại Pháp, Kandinsky dành phần lớn thời gian ở Neuilly.

Những tác phẩm lớn cuối cùng của Kandinsky vào những năm 1939 – 1942. Trong số đó có tác phẩm Composition X (1939). Với tác phẩm cuối cùng trong loạt Composition này, ông sử dụng nền màu đen.

Tác phẩm trên voan gần như cuối cùng của ông là Reciprocal Accord (1942), là một sự quy mô lớn và cân bằng trong các thành phần. Nó là hình ảnh thu nhỏ của sự sang trọng và vĩ đại trong nghệ thuật của ông.

Reciprocal Accord (1942)

Tại Paris, Kandinsky vẫn tiếp tục viết, nhưng giới hạn mình trong các văn bản ngắn hơn mà vẫn thể hiện quan điểm quen thuộc của mình.Các bài tiểu luận bày tỏ sự tin tưởng của ông vào nghệ thuật trừu tượng, cái mà ông gọi là "nghệ thuật cụ thể".

Trong bài luận L'Art (1938) Kandinsky nhấn mạnh sự tương ứng giữa các bức tranh của ông và âm nhạc mà ông đã làm gần 30 năm trước đó tại der Kunst.

Trong đầu những năm 1940 ông vẽ khá nhiều và phong phú. Do chiến tranh, Kandinsky không thể có được vải và các vật liệu khác, do đó các công trình cuối cùng của ông được vẽ trên bảng.

Ông đã vẽ 48 bức tranh nhỏ trên gỗ hoặc bảng vải vào giữa mù hè năm 1942 tới tháng 3/1944. Bức màu nước cuối cùng của ông là vẽ vào mùa hè năm 1944.

Quá trình lao động của Kandinsky đánh dấu cho trình độ kỹ thuật của mình. Trong suốt cuộc đời mình, ông sử dụng nhiều loại vật liệu gồm, sơn dầu, bột màu, sơn, đồng, nhôm, cát….

Các cuốn phác thảo của ông hiện vẫn nằm tại bảo tàng Städtische Galerie im Lenbachhaus ở Munich và Bảo tàng nghệ thuật quốc gia – d'Art Moderne ở Pháp.

iDesign.vn dịch từrenoirinc

Cùng tác giả

#Tag

hoa si Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Trái ngược với những tác phẩm vẽ hoa rực rỡ, đầy sức sống đồng nội, Séraphine Louis hay Séraphine de Senlis (1864-1942) có một cuộc đời buồn bã. Bà đã…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Họa sĩ Alix Aymé, tình yêu với phương Đông và sơn mài Việt Nam
Họa sĩ Alix Aymé, tình yêu với phương Đông và sơn mài Việt Nam
Ham hiểu biết, bản tính dũng cảm và quyết đoán, cuộc đời nữ hoạ sĩ Pháp Alix Aymé là những chuyến phiêu lưu đến những miền đất được coi là…