Hiểu phông chữ của bạn: Clarendon

Tiếp theo những bài Hiểu phông chữ của bạn. Lần này chúng ta sẽ tìm hiểu Clarendon – một mặt chữ đầy ảnh hưởng đã giúp chế ngự sự hoang dã ở miền Tây, và những thứ đầu tiên luôn được cấp bằng sáng chế.

Một thay đổi quan trọng

Được đặt tên theo ấn phẩm Clarendon của Oxford, mặt chữ slab-serif được tạo ra năm 1845 bởi Robert Besley cho xưởng chữ Fann Street.

Đáng chú nó là một trong những sự phát triển mới nhất của nghệ thuật đồ hoạ chữ trong thế kỷ 19, hình dạng chữ đại diện cho một thay đổi đáng kể từ slab-serif Anitques và Egyptians, những chữ rất phổ biến thời kỳ đó.

Một trong những phông hữu ích mà những người thợ in ấn có thể có tại văn phòng là Calarendons: chúng có thể làm nổi bất các bảng hiệu, hoá đơn hay tiêu đề trang, và kiểu chữ không áp đảo những kiểu chữ khác.Chúng được thực hiện với sự cận thận tối đa, vì thế chúng vừa khác biệt và ấn tượng, chúng còn chứng tỏ sự duyên dáng trong các đường nét, tránh được những chi tiết còn vụng về của phông Anitque hay Egyptian.

In tại Fann Street Foundry's 1873 Type Speciment Book.

letters

Clarendon nguyên thuỷ được cho là một phông chữ hẹp "condensed" ngày nay, thấy được trên các mặt chữ như Besley Clarendon bởi HiH Retrofonts (một xưởng chữ chuyên về việc số hoá những phông truyền thống)

Truy Nã (còn sống hoặc đã chết)

Clarendon trở nên cực kỳ phổ biển, cho nên Besley đã đăng ký thiết kế với Britain's Ornamental Designs Act năm 1842. Không may bằng sáng chế này đã hết hạn 3 năm sau đó, và ngay lập tức bị sao chép nhanh chóng bởi các xưởng chữ cạnh tranh, sử dụng chữ của Besley và đây là cách Besley phản ứng lại:

piracy

Besley viết "Vi phạm bản quyền là tội lỗi kinh khủng của mọi nhà sản xuất…"

Rất nhiều phiên bản của kiểu chữ, bao gồm cả French Clarendon xuất hiện trong nửa sau thế kỷ 19.

"Lý do là nó được sao chép quá rộng rãi: Nó quá hữu ích. Nó không những có sự tập trung và làm nổi bật các chữ và cụp từ, mà còn dễ đọc hơn những mặt chữ cổ điển trước đó."

Trở thành một kiểu chữ khắc gỗ (wood type) phổ biến, Clarendon còn được chú ý vì được chọn trong các tờ Truy Nã ở miền Tây hoang dã.

wanted

Không hề liên quan tới nghề nghiệp của mình (thiết kế chữ), Robert Besley sao này trở thành thị trưởng thành phố London năm 1869.

Clarendon ngày nay

Kiểu chữ được xuất bản bởi Monotype năm 1935, và được tái tạo trong một hình dáng hiện đại bởi Herman Eidenbenz vào năm 1953. Nó cũng được bán bởi xưởng đúc chữ Stephenson Blake với tên Consort năm 1950. Tiếp tục duy trì sự thống trị trong một thập kỷ, rất nhiều logotype (biểu chưng bằng chữ) được thiết kế dựa trên Clarendon.

sony2

modern

Clarendon còn được nước Mỹ sử dụng trong các biển báo tại Công viên Quốc gia, cho tới khi được thay thế bởi phông NPS Rawlinson Roadway gần đây.

Ngày nay, hầu hết các xưởng chữ lớn đều có phiên bản kỹ thuật số của Clarendon với hàng tá (nếu không muốn nói là hàng ngàn) phông chữ ảnh hưởng bởi hình dáng Clarendon:Consort của Red Rooster, Oxtail của PSY/OPS,Rosewood của Adobe, Volta của URW++, Clarendon text của Canada Type, Sutro của Parkinson, Belizio của Font Bureau và Giza và rất nhiều nữa.

Những phiên bản đúc gốc của Besley có thể chiêm ngưỡng ở Bảo tàng chữ London.

Sử dụng

clarendon_usage

Theo idsgn.org

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức typography

iDesign Must-try

Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (Lost Type) 2023 là bộ phông được thiết kế lại từ bộ phông cùng tên, do @trinhmark thực hiện năm 2018. Lạc Tự 2023 vừa được công bố…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thiết kế tại Basel và Zurich với Siegfried Odermatt…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
Phong cách Ký tự pháp Quốc tế tiếp tục phát triển xa hơn nữa ở hai thành phố Basel và Zurich, nằm cách nhau 70 km ở miền bắc Thụy…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
Trong phần thứ hai của loạt bài về trào lưu thiết kế Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tìm hiểu những đồ hoạ mang tính khoa học…