Hiểu phông chữ của bạn: Cheltenham

Cái tên Cheltenham nghe có vẻ lạ lẫm với các bạn, nhưng tờ New York Times nổi tiếng thì ai cũng biết. Cheltenham chính là phông chữ được sử dụng cho tờ tạp chí này.

Nhà kiến trúc sư người Mỹ Bertram Brosvenor Goodhue được biết tới bởi sự đóng góp trong việc hồi sinh nghệ thuật Gothic trong thế kỷ 20.

Ông đã tham gia thiết kế rất nhiều nhà thờ, các tòa cao ốc và cả Nebraska state Capitol và Los Angeles Public Library.Nhưng trước đó ông là một người thiết kế chữ.

Nền tảng từ xây dựng

Goodhue tham gia vào phong trào Nghệ thuật và Thủ công (Arts và Crafts Movement) ngay khi bắt đầu sự nghiệp của mình. Trong thời gian học hỏi trở thành một kiến trúc sư, ông xuất bản một tạp chí nghệ thuật trong thời gian ngắn và đặc biệt là mảng minh họa và thiết kế bìa sách, bao gồm An Alphabet of Celebrities.

Trong năm 1896, Goodhue áp dụng khả năng thiên tài của mình vào thiết kế chữ khi ông được Daniel Berkeley Updike đề nghị thiết kế một mặt chữ mới dành cho sách của nhà thờ.

Tiếp theo thành công của dự án, Kimball đề nghị Goodhue thiết kế một kiểu chữ mới để sự dụng riêng cho tại New York của Cheltenham Press.

Kimball phác thảo trọng lượng cơ bản trong khi Goodhue hoàn thiện nó, sau đó nó có cái tên Cheltenham (hay là cái tên Chelt như các thợ sắp chữ hay gọi)

goodhue-sample

Bản phácCheltenhamđầu tiên của Goodhue.

Đó là ý định của Goodhue khi tạo ra một loại chữ, trong đó mức độ dễ đọc sẽ là yếu tố chính. Do đó ông đã thiết kế một bảng chữ cái được xây dựng khá đơn điệu, bao gồm serifs tương tự như phong cách Clarendon của năm mươi năm trước đó.Đó là kiểu áp dụng với ascender và descende mang đặc điểm Goodhue rõ ràng nhất.

Ông tin rằng nửa trên của một dòng chữ quan trọng hơn để được phân biệt, nhà thiết kế kéo dài các ascender và rút ngắn xuống descemder của các chữ cái.Tính năng này cũng cho phép cho các thành phần được sắp xếp tiết kệm.

— Alexander S. Lawson, Anatomy of a Typeface, 1990

Tạo nên một bộ (family)

Năm 1902, thiết kế của Goodhue được mua bởi American Type Founders. Nhà thiết kế nổi tiếng Morris Fuller Benton tinh chỉnh lại mặt chữ này, phát triển ra nhiều kiểu như condensed (hẹp) và expanded (rộng). Cheltenham được coi là một bộ chữ (family).

family

Cheltenham được yêu thích ở đầu những năm 1900, nó được sử dụng rộng rãi bởi sự đa dạng trong kiểu dáng. Tới năm 1915, Benton đã cắt ra 21 phiên bản của Cheltenham, khiến kiểu chữ là một trong những phông chữ được biết tới nhiều nhất tại Mỹ.

Được lựa chọn bởi rất nhiều tạp chí thời bấy giờ, đặc biệt là khi được chọn cho phông chữ tiêu đề của The New York Times trong khoảng năm 1906.

nytimes-1906

Tiêu đề bởi Cheltenham trên The New York Times, April 19, 1906 (Source: nytimes.com)

cheltenham-old

Quảng cáo của New Idea magazine, 09/1905 (Source: Nick Shinn, typophile.com), ATF calendars 1927 – 1932 (Source: mehallo.com)


Mặc dù thành công từ rất sớm, với sự phát triển của nghệ thuật chữ trong quảng cáo ở thập kỷ tiếp theo, Cheltenham được sử dụng ít đi và đôi khi còn gây tranh cãi giữa các nhà thiết kế.

Là chủ đề bàn tán của các ấn phẩm sau WW II, Cheltenham còn bị chỉ trích là vô duyên. Ngay cả tới ngày này, vẫn tồn tại nửa yêu nửa gét với kiểu chữ này.

Do sự lập dị của hình thức, nó khó có thể được đọc thoải mái với thời gian dài. Những chữ hoa của nó tốt hơn là những kiểu thấp, nó có hiệu ứng quá "vuông góc" – một lỗi mang đặc điểm tạo bởi người kiến trúc sư đam mê nghệ thuật Gothic.

Tuy nhiên nó lại mang một vẻ đẹp trai khi áp dụng cho các sản phẩm in ấn nhanh gọn.

– Daniel Berkeley Updike, Printing Types, Their History, Forms, and Use, 1922

Hồi sinh vào thập kỷ 70

Khoảng đầu những năm 70, Tony Stan được uỷ quyền bởi International Typeface Corporation (ITC) khôi phục lại thiết kế. Cố gắng cải thiện tính thẩm mỹ, Stan mở rộng đáng kể chiều cao x-height, loại bỏ những nặng nề trong thiết kế gốc.

Ban đầu ITC Cheltenham được tung ra với kiểu Book và Ultra, nó nhanh chóng lan tỏa cùng với sự xuất hiện của Light và Bold, sau đó là italic và thiết kế Condensed cho mỗi trọng lượng.

itc-compare

Cheltenham 80pt (ở trên ) và ITC Cheltenham (dưới)

ITC gọi phiên bản này là "tiên phong, và một mặt chữ có tính cách với khả năng xuất hiện trong cả nội dung lẫn tiêu đề,". Những xưởng chữ như Bitstream, Font Bureau. URV++, Scangraphic, Elsner+Flake và Tilde đã công bố những phiên bản kỹ thuật số cho Cheltenham.

The Time đang thay đổi

Trong gần một thế kỷ, tờ New York Times đã sử dụng Cheltenham kết hợp với ít nhất năm kiểu chữ khác (gồm Latin Extra Condensed, News Gothic, Century Bold italic và Bookman) trong những tiêu đề ở trang đầu.

Theo The New York Times, thì sự đa dạng đó là bình thường trong tạp chí trong đầu thế kỷ 20 bởi chi phí của chữ kim loại nếu dùng cả bộ.

Điều này thay đổi vào năm 2003 khi The Time chỉ định một bộ (family) riêng, thay thế rất nhiều kiểu chữ như roman, italic và nhiều trọng lượng bởi Cheltenham. Một phiên bản hẹp cũng được sử dụng cho những tiêu đề một cột ở Page A1.

Dưới sự chỉ đạo nghệ thuật lâu dài bởi Tom Bodkin, The New York Times uỷ quyền cho nhà thiết kế chữ Matthew Carter cải tiến bộ chữ có tuổi đời cả thập kỷ, cho phép sự xuất hiện của Cheltenham Bold italic.

Phiên bản của Carter được gọi là 'Times Cheltenham' hiện vẫn độc quyền ở Times.

nytimes-2008

The Times sử dụng Cheltenham – được thiết kế năm 1898 – nghe thật sự mạnh mẽ. Nó là biểu hiện của di sản và hiện đại.

—Michael Bierut, Design Observer, 2003

Cheltenham gần đây xuất hiện trên web với sự ra đời của Times Kimmer, một tạp chí online sử dụng Typekit để hiển thị kiểu chữ.

Sử dụng

cheltenham-usage

iDesign dịch từidsgn.org

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Về bản chất, typography chỉ tôn vinh chứ không hề giới hạn các nhà thiết kế.