Gustav Klimt

Gustav Klimt sinh ngày 14-07-1826, là con thứ 2 trong một gia đình thợ kim hoàn nghèo có tới 7 người con. Trải qua một tuổi thơ nghèo khó, như các gia đình nhập cư khác.

Năm 14 tuổi ông vào học trường Nghệ thuật trang trí ở Viena. Ông học tại đây tới năm 20 tuổi như là một họa sĩ trang trí.

Klimt dưới nét vẽ của Egon Schiele

Không như những họa sĩ trẻ, Klimt lại thích những nguyên tắc bảo thủ bài bản tại trường, cũng như tôn sùng các họa sĩ lịch sử.

Năm 1880 cùng với người anh trai và một người bạn, họ bắt đầu thành lập nhóm làm việc gọi là “Công ty của nghệ sĩ” và làm các công việc chuyên nghiệp như tranh hoành tráng trong nhà, hay các tòa nhà công cộng. Tiêu biểu là loạt tranh “Allegories and Emblems”

Năm 1888, Klimt nhận bằng khen của Hoàng đế Áo, Franz Josef cho những đóng góp cho nghệ thuật. Ông cũng trở thành một thành viên danh dự của trường Đại học Munich và Đại học Viena.

Trong cuộc suốt cuộc đời Klimt không lấy vợ, nhưng ông nổi tiếng là người lăng nhăng, thường xuyên sử dụng gái mại dâm làm các mẫu vẽ và có tới 14 đứa trẻ ra đời bởi những mối quan hệ này.

Danaë 1907

Nhiều tác phẩm của Klimt được cho là quá dung tục ở những năm đầu thế kỷ 20, thậm chí nhiều người cho rằng những tác phẩm khỏa thân của ông khiêu dâm quá mức.

Dù vậy tất cả bê bối dường như giúp nâng cao tầm ảnh hưởng và danh tiếng với các tác phẩm nghệ thuật của Klimt.

Ly khai Vienna  (Vienna Secession)

Phong trào Ly khai Viena là phong trào dựa trên cảm hứng của phong trào Art Nouveau, với mong muốn nghệ thuật gần gũi với xã hội, chống lại thái độ bảo thủ của nghệ thuật lúc bấy giờ.

Không có tuyên ngôn chính thức của phong trào Ly khai Viena, đơn giản là họ khuyến khích bất cứ phong cách nào đặc biệt.

The Three Ages of Woman, 1905

Klimt là người sáng lập và là chủ tịch của Sezession Wiener ( Vienna Secession) năm 1897. Tạp chí “Ver Sacrum” ra đời nhằm đưa tin hàng tháng về các hoạt động của hội. Ông làm việc tại đây cho tới những năm 1908.

Năm 1894, Klimt được lựa chọn để vẽ 3 bức tranh Triết học, Y học và Luật học để trang trí trần nhà của Đại sảnh đường tại Đại học Vienna. Chúng không được hoàn thành do bị chỉ trích bởi chủ đề “khiêu dâm’ ẩn chứa trong đó.

Klimt cố gắng đưa những câu chuyện truyền thống và các biểu tượng bằng một ngôn ngữ được “công khai” nhiều hơn là sự gợi dục. Tất nhiên nó bị phản đối kịch liệt từ các nhà chính trị, thẩm mỹ, tôn giáo. Điều này khiến những bức tranh không bao giờ được hoàn thành.

Cả ba bức tranh đã bị phá hủy khi lực lượng SS (Của Đức) rút đi tháng 5/1945.

Năm 1902, ông vẽ “Beethoven Fries” một bức tranh tường của tòa nhà của phong trào Ly khai.

Các phần của Beethoven Fries

Giai đoạn thành công với Vàng

Nhờ những kinh nghiệm của nghề chạm khắc trang sức trong gia đình. Klimt sử dụng rất nhiều màu sắc vàng bạc cho công việc nghệ thuật mình. Ngoài đặc điểm quý phái bởi trang trí bằng vàng, những hình dạng trong tranh của ông thường khiến người xem liên tưởng sự dung tục (quan điểm thời đó).

Các tác phẩm Pallas Athene (1898), Judith (1901), Danae (1907) thì The Kiss – Nụ hôn (1907 – 1908) là những tác phẩm đáng chú ý của thời kỳ này.

The Kiss

The Kiss 1907-1908

Một trong những tượng đài bất diệt về tình yêu. Chưa từng có một tác phẩm theo trường phái tượng trưng, trang trí về tình yêu lại thànhh công như vậy.

Khi làm việc và thư giãn tại nhà, Klimt thường mang dép và áo dài giống như một nhà tu, cống hiến hết mình cho gia đình và nghệ thuật, ngoại trừ thời gian cho phong trào Ly khai.

Ông cũng tránh các quán cà phê, các nghệ sĩ trong xã hội. Mặc dù nổi tiếng về những hình vẽ gợi dục, nhưng Klimt giữ công việc của mình rất kín đáo, nhằm tránh các bê bối cá nhân.

Các bản vẽ của Klimt thường dùng các câu chuyện ngụ ngôn để che giấu bản chất khêu gợi, nhưng thường bộc lộ sự quan tâm tới tình dục. Các người mẫu – gái mại dâm – của ông đã tạo ra những cảm xúc này.

Klimt ít khi viết/vẽ về chính mình như ông thừa nhận “Tôi chưa bao giờ vẽ chân dung của mình, ít quan tâm tới bản thân mình. Tôi là họa sĩ từ sáng tới tối và quan tâm tới chủ đề của các bức tranh, trên tất cả tôi quan tâm tới phụ nữ… ”

Và sau khi chết.

Giống như nhiều các họa sĩ tên tuổi, sau khi đột ngột qua đời ngày 06/02/1918 vì đột quỵ và viêm phổi. Các tác phẩm của Klimt được đánh giá cao và nằm trong top những bức tranh đắt giá nhất thế giới.

Tháng 11/2003, bức Landhaus am Attersee được bán với giá 29,128,000$. Tuy nhiên mực giá này chỉ tồn tại trong 3 năm, khi bức Apple Tree I (1912) được bán với giá 33 triệu $, và Birch Forest (1903) được bán với giá 40.300.000$.

Đắt giá nhất là Adele Bloch-Bauer I được bán cho Galerie Neue ở New York vào tháng 6/2006 với 135 triệu $, và “hạ bệ” bức Boy with a pipe của Picaso (104 triệu $).

Adele Bloch-Bauer I

Adele Bloch-Bauer I

Người phụ nữ trong tranh không chỉ đẹp mà còn “bí hiểm” trên một phông nền màu vàng phú quý. Nhiều chuyên gia ngỡ rằng tranh do các họa sĩ Ai Cập vẽ nên từ hàng ngàn năm về trước. Klimt về sau còn vẽ thêm bốn bức nữa cho gia đình Bloch-Bauer. Còn nàng Adele Bloch-Bauer qua đời năm 1925.

Tháng 8/2006 nhà đấu giá Chirstie’s công bố việc bán các công trình còn lại của Klimt bởi những người thừa kế của Adle Bloch-Bauer, được thu hồi bằng một cuộc chiến pháp lý lâu dài.

Bức chân dung Adele Bloch-Bauer II được bán với giá 88 triệu $ vào tháng 11/2006, bức tranh cao giá thứ 3 trên thế giới lúc này. Tổng cộng giá trị tất cả những bức tranh của những người thừa kế Adele Block-Bauer thu về hơn 327 triệu $)

Adele Bloch-Bauer II

Một số tác phẩm của Gustav Klimt

The Apple Tree

Death and Life

Hope II

Portrait of Hermine Gallia

Cùng tác giả

#Tag

hoa si Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Trái ngược với những tác phẩm vẽ hoa rực rỡ, đầy sức sống đồng nội, Séraphine Louis hay Séraphine de Senlis (1864-1942) có một cuộc đời buồn bã. Bà đã…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Họa sĩ Alix Aymé, tình yêu với phương Đông và sơn mài Việt Nam
Họa sĩ Alix Aymé, tình yêu với phương Đông và sơn mài Việt Nam
Ham hiểu biết, bản tính dũng cảm và quyết đoán, cuộc đời nữ hoạ sĩ Pháp Alix Aymé là những chuyến phiêu lưu đến những miền đất được coi là…