Chợ Bến Thành - Chứng nhân trang nhã của lịch sử Sài Gòn

Tái Bản (Republish) là một dự án thể nghiệm tập hợp các bộ phông chữ miễn phí dựa trên những tàn tích nghệ thuật chữ Việt Nam, được khởi xướng bởi Behalf Studio. Bài viết dưới đây nằm trong loạt bài nghiên cứu của dự án Tái Bản.


Sài Gòn đang thay đổi từng ngày. Trong dòng chảy hiện đại hóa, nhiều di sản của thành phố thể hiện qua các công trình kiến trúc độc đáo, đang dần biến mất. Tuy vậy, giữa những tòa nhà chọc trời vô hồn, ta vẫn thấy tàn dư của một thời vàng son, những công trình kiến trúc độc đáo từng là niềm tự hào của Thành phố Hồ Chí Minh như Chợ Bến Thành, nơi được ví như Les Halles giữa lòng Paris.

Xuất hiện trên rất nhiều bức ảnh và tranh minh họa, Chợ Bến Thành đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch quan trọng và là biểu tượng, dù không chính thống, của Thành phố Hồ Chí Minh.

Qua nhiều thăng trầm và đổi thay, từ một khu chợ bán đồ tươi sống được dựng lên bởi những người bán hàng rong tụ tập bên bờ sông Sài Gòn vào thế kỷ 17, Chợ Bến Thành chuyển mình thành một công trình kiên cố. Cái tên “Bến Thành” có nghĩa là “bến cảng của Thành,” xuất phát từ chính vị trí ban đầu của khu chợ.

Fig.1 — Chữ cái bằng bê tông ở cửa Tây chợ Bến Thành — Hình chụp bởi Hạ Đoàn, 2020

Chợ Bến Thành ban đầu được thành lập bởi chính quyền đô hộ Pháp trên Đại lộ Charner (nay là đường Nguyễn Huệ), cạnh Kinh lớn vào năm 1859. Khu chợ này không may bị cháy vào năm 1870 và được xây dựng lại, trở thành khu chợ lớn nhất Sài Gòn. Năm 1912, chợ được dời tới vị trí hiện tại và công trình hoàn thành vào năm 1914.

Chợ Bến Thành đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Trong một lần tôn tạo vào đầu những năm 1950, đơn vị thi công đã lắp đặt thêm những chữ cái bằng bê tông ở các mặt Bắc, Đông và Tây của khu chợ. Các chữ cái được đặt trong một tổng hòa, ngoài tên cửa còn có thêm các bức phù điêu bằng gốm với hình tượng sản vật của Đồng bằng Sông Cửu Long, được chế tác bởi các nghệ nhân trứ danh ở Biên Hòa vốn có tiếng trong sản xuất đồ gốm và men xanh đặc trưng. Nghệ thuật chữ (typography) và bối cảnh tổng thể của mặt tiền các cửa chịu ảnh hưởng bởi Chủ nghĩa hiện đại ở châu Âu (European modernism), đặc biệt là trào lưu Art Deco.

Fig 2.1, 2.2 & 2.3 — Các bức phù điêu bằng gốm đặt trước cửa Bắc, Đông và Tây chợ Bến Thành — Hình chụp bởi Hà Đoàn, 2020

Dấu tích của bộ chữ thể hiện nét uyển chuyển, gọn gàng và có phom dáng ốm (condensed form), mang dấu ấn đặc trưng của nghệ thuật chữ đầu thế kỷ 20 với dáng chữ cao (elongated letterforms), kết hợp cùng các nét cong và đường thẳng hình học. Đặc điểm ấn tượng nhất chính là cách đặt dấu tiếng Việt khéo léo, được đan cài vào phom chữ tạo sự hài hòa tổng thể, giúp giải quyết các vấn đề về ký tự của tiếng Việt nhưng vẫn đảm bảo tính dễ đọc của phông chữ. Bộ chữ số hóa (digital typeface) “Cửa Tây” (Westgate) được thiết kế nhằm tôn vinh những dấu tích nghệ thuật này.

Fig 3.1 — Minh hoạ các tuỳ chọn về độ đậm của bộ chữ Cửa Tây
Fig 3.2 — Đặt dấu tiếng Việt trong bộ chữ Cửa Tây

Trong quá trình nghiên cứu và phát triển, nhóm thiết kế đã trò chuyện với những tiểu thương trong và ngoài khu chợ để thu thập thêm những câu chuyện lịch sử thú vị. Những phản hồi tuy đa chiều, nhưng dường như không ai thật sự lưu ý đến tính thẩm mỹ của các ký tự nói riêng hay toàn bộ mặt tiền nói chung. Thay vào đó, dân địa phương chỉ quan tâm đến chức năng của những dòng chữ, để nhắc nhớ họ đang ở đâu. Nhìn lâu quen mắt, sự thờ ơ là điều dễ nhận thấy với hầu hết thị dân quanh chợ, kể cả đối với những người yêu thích nghệ thuật. Qua thời gian, dù ngôi chợ đã trở thành một công trình biểu tượng in sâu trong ký ức người dân Sài Gòn, không mấy ai để tâm hơn tới những khía cạnh tinh tế của nét đẹp này. Để cảm được vẻ đẹp vô hình ấy, cần nhiều hơn là một ánh nhìn.

Fig 3.1 & 3.2 — Cuộc sống đời thường bên ngoài cổng chợ — Hình chụp bởi Hạ Đoàn, 2020

Sau hơn 50 năm, vị thế của những tàn tích chữ cũng không còn như lúc vừa được xây. Những biển tên nằm hiên ngang nhưng đầy tĩnh lặng, một chứng nhân của thời gian với vẻ trầm ngâm, trái ngược lại với sự huyên náo diễn ra trong khu chợ. Qua bao biến cố thời gian, những họa tích ấy đã trở thành một phần lịch sử của khu chợ và một thời quá vãng của Sài Gòn.

Theo: republi.sh

Triển lãm “Republish: Chữ Là Chi… – Một phần của dự án Tái Bản (Republish) vẫn đang diễn ra:

  • Thời gian: 08/01/2021 – 07/02/2021, 10:00 – 20:00 
  • Địa điểm: The Nutshell Saigon, 58/12 Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3

Cùng tác giả

#Tag

artist design graphic design saigon typography

iDesign Must-try

Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (Lost Type) 2023 là bộ phông được thiết kế lại từ bộ phông cùng tên, do @trinhmark thực hiện năm 2018. Lạc Tự 2023 vừa được công bố…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thiết kế tại Basel và Zurich với Siegfried Odermatt…
Khám phá điểm đến sáng tạo của Tháng 5 tại Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023|Monster-pieces Exhibition
Khám phá điểm đến sáng tạo của Tháng 5 tại Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023|Monster-pieces Exhibition
Với mục tiêu giới thiệu đến đông đảo công chúng nói chúng và cộng đồng học & làm nghệ thuật nói riêng về một hang ổ của nhà thiết kế…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
Phong cách Ký tự pháp Quốc tế tiếp tục phát triển xa hơn nữa ở hai thành phố Basel và Zurich, nằm cách nhau 70 km ở miền bắc Thụy…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
Trong phần thứ hai của loạt bài về trào lưu thiết kế Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tìm hiểu những đồ hoạ mang tính khoa học…