Chỉ đạo Nghệ thuật và Thiết kế

Tôn vinh những Chỉ đạo về nghệ thuật – Art Direction là một trong những xu hướng mới nhất của thiết kế tương tác. Có nhiều Gallery cho nó, thậm chí có cả plug-in. Đáng buồn thay vẫn còn nhiều nhà thiết kế không hiểu sự khác biệt giữa thiết kế và Chỉ đạo nghệ thuật.

Những chỉ đạo nghệ thuật mang lại cái “chất” cho từng thiết kế, mang lại giá trị cho mỗi thiết kế.

Các Tạp chí-blog – “blogazine” không có Chỉ đạo nghệ thuật

Bài viết này thừa nhận các nhà thiết kế nổi tiếng đã có những miền đất mới khi bắt đầu mang những “art direction” – chỉ đạo nghệ thuật lên trên web.

Giai đoạn blogazine (những blog kết hợp bài viết cá nhân với các bài viết dạng tạp chí – xu hướng này đang dần lỗi thời) đã khiến các Art director (Giám đốc thiết kế) ở khắp nơi cảm thấy bối rối. Nó giống như nói rằng “Nhìn kìa blog này giống một tạp chí vì mỗi bài khác nhau”, thông thường mỗi blogazine chỉ đơn giản trình bày cho mỗi bài post.

Tạp chí không chỉ đơn giản là trang trí cho mỗi câu chuyện. Mục tiêu của chúng là kết hợp hình ảnh trực quan và ngôn ngữ để nâng cao ý nghĩa câu chuyện.

Trên một tạp chí, Art director và copywriter dành nhiều thời gian để brainstorming nhiều cách nhằm nâng cao hiệu quả câu chuyện, bằng cách chọn style thiết kế, chọn những nội dung liên quan, điều chỉnh âm lượng của câu chuyện.

Để chuyển thể chúng vào thiết kế web, chúng ta cần các khuôn khổ khác nhau để cung cấp cho chúng ta sự linh hoạt trong một định dạng nhất định.

Bắt đầu là tự định dạng style nội dung trong các hệ thống quản lý nội dung cấp độ cá nhân. Tuy nhiên, khả năng viết tùy chỉnh Css không tự động có nghĩa là một bài viết trên blog có thể được Chỉ đạo nghệ thuật. Chỉ đạo nghệ thuật vượt lên những bài blog, nó là một cái gì đó khác biệt và bất thường. Nó nâng tầm và tăng cường ý nghĩa nội dung.

Có và Không

Chỉ đạo nghệ thuật mang lại sự rõ ràng và định nghĩa để làm việc cho chúng ta, nó giúp công việc chúng ta truyền tải thông điệp cụ thể cho nhóm cụ thể.

Chỉ đạo nghệ thuật kết hợp với nghệ thuât và thiết kế để gợi lên cảm xúc và phản ứng văn hóa. Nó ảnh hưởng tới phim ảnh, âm nhạc, web, tạp chí, bất cứ cái gì chúng ta tương tác với nó. Nếu không có chỉ đạo nghệ thuật, chúng ta sẽ xơ cứng, những quy tắc cơ bản có thể bị lãng quên.

Một Poster về thiên tai, lũ lụt có khiến bạn sẵn sàng bỏ tiền? Làm sao để phân biệt giữa một bữa ăn thường xuyên và một bữa ăn lãng mạn. Những chỉ dẫn nghệ thuật gợi lên đúng cảm xúc, nó tạo kết nối những gì bạn thấy và bạn trải nghiệm.

Ngược lại thiết kế là người thực hiện những kỹ thuật kết nối đó. Những màu sắc đó có phù hợp, những dòng chữ quá nhiều con chữ có làm người đọc thấy thoải mái? Hình ảnh có nổi bật không? Phân cấp typographic thế nào? Sự sắp xếp này có cân bằng?

Nếu tôi nói với vợ mình rằng tôi yêu cô ấy, nhưng với một cái cau mày trên khuôn mặt, liệu cô ấy có đồng ý với những tín hiệu trái ngược đó. Thậm chí nếu tôi nói khi đang xem tivi chắc cô ấy cũng chẳng buồn hỏi lại. Trong ví dụ này, nụ cười của tôi, sắc màu của hoa hồng đỏ là những thiết kế.

Chúng làm việc cùng nhau để cung cấp cảm xúc phù hợp. Thiết kế hoàn hảo về kỹ thuật, chỉ đạo nghệ thuật là những thứ quan trọng, thậm chí đôi khi là năng lượng cho thiết kế.

Dưới đây là vài gợi ý về cách tiếp cận Thiết kế và Chỉ đạo nghệ thuật, như bạn phân biệt sự khác biệt trong công việc.

Sự tiếp cận Chỉ đạo nghệ thuật và Thiết kế khác nhau.
Công cụDESIGN
Màu sắc

Bảng màu có phù hợp với thương hiệu? Có phù hợp với thiết kế? Màu sáng có vẻ không phù hợp với thông điệp buồn.

Màu sắc kết hợp có tốt với nhau không? Chúng có tương phản tốt? mỗi màu liệu có phải tốt nhất, pantone, web-safe v.v.

Typography

Font này có ý nghĩa gì, các chữ gửi một thông điệp gì (bất kể nội dung), Comic Sans nhìn thật ngớ ngẩn, nhưng Helvetica có thể quá thông dụng?

Font này có đủ lớn? Các kích thước chữ để phân cấp trong trang.

Sắp xếp

Sự cân bằng của các vị trí thế nào? Sự cân bằng thì tốt nhưng làm tác phẩm có vẻ thụ động. Bất cân bằng gây khó chịu nhưng có vẻ thú vị hơn.

Có cần căn chữ không? Nhịp điệu sẽ dẫn con mắt người dùng tới đâu?

Concept

Làm thế nào để hình ảnh truyền đạt đúng thương hiệu? Thông điệp của thiết kế là gì?

Sử dụng những hướng dẫn của Thương hiệu thế nào, như khoảng cách logo, màu sắc, font chữ, bảng màu.

Tổng thể

Nó có “cảm giác” tốt

Nó nhìn có tốt?

Tôi hỏi vài người bạn về sự khác biệt giữa thiết kế và Chỉ đạo nghệ thuật. Sau đây là những gì họ nói:

“Thiết kế là về giải quyết vấn đề, dù bạn là một Designer hay Art director, Hai vai trò khác nhau, trong đó thiết kế là quan tâm nhiều đến thực hiện, trong khi các Art director có liên quan với chiến lược đằng sau việc thực hiện điều đó”. – Phil Coffman, Art Director của Springbox.

Thiết kế là sự Làm thế thế nào – Design is the how. Đó là nền tảng của tất cả các thông tin liên lạc, quá trình và sản phẩm của các kiểu chữ, màu sắc, kích thước, và vị trí. Chỉ đạo nghệ thuật là Tại sao – Art direction is the why. Đó là các khái niệm và tiếng nói xung quanh sản phẩm”. – Jarrod Riddle , Art Director của Big Spaceship.

Các hành động của thiết kế là khác nhau từ các hành vi chỉ đạo nghệ thuật. Art director được cho là để cung cấp các concept. Thiết kế được cho là để mang lại những ý tưởng tới bàn làm việc và thực hiện các concept.

Tuy nhiên, điều quan trọng chỉ ra rằng nó gần như không bao giờ giống như màu đen và trắng. Nhà thiết kế làm Chỉ đạo nghệ thuật và Giám đốc nghệ thuật làm thiết kế.

“Theo kinh nghiệm của tôi, quá trình này có nhiều sự hợp tác. Những ý tưởng tạo ra các concept và ngược lại. ” JD Hooge, Design Director của Gridplane

“Chỉ đạo nghệ thuật là một bộ lọc để tạo quyết định; Bạn vượt qua mọi sự lựa chọn thiết kế và thông qua nó. Bắt đầu bằng cách xác định cảm xúc tổng thể. Tất cả các bản copy, photograhpy, các yếu tố giao diện người dùng UI, các nút, và luôn cảnh giác trước các ý tưởng mới.

Tôi thích nghĩ về nó như là lăng kính kỳ diệu. Nó giúp để xác định con đường mà tôi cần phải thực hiện khi đấu tranh để ra quyết định khi chọn các thiết kế”.- Christopher Cashdollar, Giám đốc sáng tạo, Happy Cog

3 chiếc mũ

Tôi đã từng dạy thiết kế đồ họa tại University of Art tại Philadelphia. Trong một lần giảng dạy, tôi mượn ý của của Christopher Cashdollar – Art Director của Happy Cog.

Tôi đề nghị sinh viên chọn những mảnh giấy từ 3 cái mũ. Cái mũ đầu tiên có bài tập phải làm, chiếc thứ hai đựng các yếu tố của thiết kế, và chiếc thứ ba có Chỉ đạo nghệ thuật.

Một bài tập dành cho sinh viên có thể là một trang chủ cần được redesign (thiết kế lại) cho một trang web của một công ty thiết kế. Các chỉ đạo thiết kế có thể chỉ định màu tối, kiểu typography là swiss typography (rõ ràng, dễ hiểu ), trong khi Chỉ đạo nghệ thuật thì quy định cụ thể là nó cần “hạnh phúc” và “vui vẻ”.

Những sinh viên khác có thể có được các yếu tố thiết kế bao gồm các bảng màu, kiểu chữ script để tạo thực đơn cho một nhà hàng, còn Chỉ dẫn nghệ thuật là nó có sự cao cấp và khuôn mẫu.

Một bài tập thú vị khi đề nghị sinh viên phát triển từ những cảm xúc ngược lại của sự kết hợp trong tự nhiên: Như màu sáng dễ dàng đem lại cảm giác hạnh phúc. Kiểu chữ Script là một yếu tố thiết kế tự nhiên cảm thấy phóng khoáng.

Quan trọng hơn là sinh viên thấy được những sự kết hợp hiếm gặp, đối mặt với những yêu cầu bất thường như: Làm thế nào để kết hợp màu tối tạo ra một trang web có cảm giác hạnh phúc. Sử dụng kiểu chữ Script tạo nên một thiết kế brochure khuôn mẫu.

Hãy thử những kích thước vừa phải, chữ serif mỏng trên nền màu tối và các đồ vật trang trí… Chỉ đạo nghệ thuật đặt ra những thách thức cần vượt qua, thực tế chúng ta sẽ không phát triển nếu thiếu chúng.

Thiết kế tồi với chỉ đạo nghệ thuật tốt

Hãy thử tìm một hình ảnh với từ khóa “happy birthday”. Bạn sẽ thấy một con số khủng khiếp các hình ảnh “sến”, không quan tâm tới typo, sử dụng các loại clipt art,.. nghĩa địa của nghệ thuật.

Tuy nhiên chúng lại đều có những đặc điểm của từ khóa trên: Lễ kỷ niệm và sự hạnh phúc. Hầu hết đều được thiết kế tệ, nhưng chúng có tất cả những chỉ đạo nghệ thuật của một tấm thiệp sinh nhật. Không phải ngẫu nhiên tất cả đều sử dụng bảng màu giống nhau, kiểu chữ và cả thông điệp nếu bạn thích gọi như thế. Tất cả đều vui vẻ đúng với chỉ đạo nghệ thuật nhưng không đếm xỉa tới những yếu tố thiết kế.

Cơ bản về thiết kế là những Hệ thống lưới, tỉ lệ vàng đều không áp dụng được cho trường hợp này, mọi người ngầm hiểu nó có sự Chỉ đạo nghệ thuật.

Art Director

Vai trò rất khác nhau của Art Director bổ xung thêm sự rắc rối của Chỉ đạo nghệ thuật và Thiết kế.

Một cách cực đoan, một số công ty thuê Art Director không hiểu biết về thiết kế nhưng có thể có những chỉ đạo về nghệ thuật cho các nhà thiết kế. Mặc khác một số công ty có Art Director đã từng trải qua công việc của một nhà thiết kế lão luyện. Còn hầu hết thì là những người ở giữa hai điều trên.

Nhiều công ty nhỏ không sử dụng Art Director vì nhiều lý do. Quan điểm của tôi đó là dối trá, chúng tôi cho rằng Chỉ đạo nghệ thuật là một phần bắt buộc của quá trình sáng tạo. Cho dù sự thật vẫn là sự thật, nhiều nơi người ta không quan tâm tới Art Direction – Chỉ đạo nghệ thuật.

Chỉ đạo nghệ thuật như vậy rất quan trọng, và không bao giờ được phép bỏ qua nó. Những ai không đồng ý chỉ là những nhà thiết kế vô trách nhiệm và cái tôi quá lớn.

Trong cuốn sách Art Direction Explained, At Last!, Steven Heller và Veronique Vienne xác định công việc của một Art director:

“Art Director phải thực hiện một hoạt động cơ bản: họ phải “quyết định”, nếu họ không làm điều này, họ không phải là Art Director. Trong khi điều này không có nghĩa Art Director cần thể hiện sự kiêu ngạo, cứng nhắc, nó có nghĩa là họ có quyền “giám định thiêng liêng”.

Các Art Director có thể không cần có tiếng nói cuối cùng.. nhưng ông/bà ấy vẫn luôn là trọng tài của “cuộc chiến” giữa Art và Design… Quy luật đầu tiên là ra quyết định, quy luật thứ hai là phải quyết định đúng.

“Tất cả các giám đốc nghệ thuật nên bắt đầu với niềm tin rằng công việc của mình là để quyết định chứ không phải tuân theo”

Nhìn và cảm nhận

Tôi đã từng là một phần của quy trình thiết kế (design process), nơi một số nhà thiết kế dường như có khái niệp độc lập với khách hàng. Được xây dựng trên mô hình tự do, chúng tôi thực hiện các công việc của mình, hợp tác nhiều hơn cạnh tranh, nhưng chúng tôi lại thường thiếu một tầm nhìn gắn kết vào mỗi dự án.

Một nhà thiết kế chịu trách nhiệm chỉ đạo nghệ thuật và thiết kế (không đề cập tới hướng dẫn sáng tạo, một chủ đề riêng) cho công việc của chúng tôi. Là một nhà thiết kế trẻ, tôi đã nắm vững những yếu tố thiết kế cần thiết để có một thiết kế thích hợp: Màu chữ, kiểu chữ, bố trí và tự chỉ đạo nghệ thuật cho mình. Nếu không có một Art Director, tôi sẽ thiết kế, sản xuất ra một sản phẩm có chỉ đạo nghệ thuật tồi.

Nhiều người coi “Nhìn và cảm nhận” – “See and Feel” là sự đồng nghĩa, sử dụng chúng thay thế cho nhau. Nhưng một thiết kế được tạo ra để “Nhìn”. Và hơn cả “Cảm nhận” là điều mà một Art Director cần quan tâm để đảm bảo thông điệp không bị tổn hại.

Tramg web The New York Times có một Chỉ đạo nghệ thuật kể từ năm 1997. Tối giản và không phô trương, nó cho phép người đọc tập trung vào những câu chuyện ít ảnh hưởng bởi hình ảnh. Thiết kế này đã phát triển trong nhưng năm qua, nhưng Chỉ đạo nghệ thuật vẫn còn.

Khi tôi hỏi cựu Art Director – Khoi Vinh về điều đó, ông nhấn mạnh sự cần thiết phải cập nhật các thiết kế nhưng luôn phải giữ Chỉ đạo nghệ thuật.

Đánh giá những khoảnh khắc

Chúng ta vẫn tiếp tục tạo ra những thiết kế đẹp, tuy nhiên chúng ta vẫn phải học lại cách thiết kế một trang web tạo ra những khoảng khắc. Trong cuộc phỏng vấn với 8Face, lan Coyle nói:

“Tôi nhận ra sức mạnh thực sự để tạo ra một khoảng khắc: một khoảng khắc để tạm dừng, một khoảng khắc để đọc, một khoảng khắc để phản ánh. Trong bất kỳ bài hát, trong bất kỳ tác phẩm nghệ thuật, bạn không thể có tất cả các nốt cao.

Bạn cần có những giây phút khi mọi người có thể nghe nó hay bị kích động. Ngay cả những khoảng khắc im lặng.

Đó là nơi mà Chỉ đạo nghệ thuật cần phát triển. Quyết định khoảng khắc cất tiếng hét ở trên đỉnh núi và khoảng khắc cần tĩnh lặng.

Làm ngay

Chúng ta đã xác định Chỉ đạo nghệ thuật. Nhưng nó thực hành thế nào? Nó thật hấp dẫn khi bạn tìm thấy phần mà thiết kế phục vụ tốt những thứ khác và đồng ý cho ý tưởng hiện diện. Cho dù có lẽ cần thời gian nhưng một Chỉ đạo nghệ thuật tuyệt đỉnh và thiết kế áp dụng trên web không phải là không thể đạt được.

Hãy xem Launchlist, một “one stop website check list” – bạn có thể sử dụng để đảm bảo các website của bạn khi tung ra suôn sẻ.

Việc phóng tàu còn thoi là phép ẩn dụ cho việc chạy web. Nền trời với các đám mây chậm rãi, màu sắc sử dụng liên tưởng tới kim loại. Thanh Yes/No thay vì check box giống như bạn đang thực hiện một quá trình chứ không phải đang sử dụng một trình duyệt mặc định.

Tin nhắn tình trạng bao gồm “lauch not advisable” hay “go for launch” củng cố quyết định. Mọi chi tiết đều phù hợp. Nó là ví dụ tuyệt vời của Chỉ đạo nghệ thuật.

Thông tin tác giả:

Dan Mall có một giải thưởng interactive art director, là nhà thiết kế, và developer. Ông là một Senior Designer tại  Big Spaceship , cựu Interactive Director tại Happy Cog , kỹ thuật, biên tập viên cho A List Apart, và ca sĩ / keyboard cho ban nhạc đương đại-Christian Four24 . Dan viết về thiết kế và các vấn đề khác trên Twitter và công việc của mình trên danielmall.com .

Nguồn alistapart

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Về bản chất, typography chỉ tôn vinh chứ không hề giới hạn các nhà thiết kế.