Chuyện chưa kể về đất nước Ukraine, minh hoạ bởi Sarah Lippett

Những tác phẩm của Sarah Lippett đóng vai trò như lời truyền miệng cho những câu chuyện chúng ta chưa bao giờ nghe đến.

Tác giả Emily Gosling
Xuất bản ngày 27 Tháng Mười Một, 2017

Nghệ sĩ minh hoạ, tác giả sống tại Anh Sarah Lippett đã tạo dựng sự nghiệp từ việc kể những câu chuyện chúng ta chưa từng biết đến – những lời mà những người kể chuyện sẽ không hoặc không thể tự kể – và vẻ đẹp của những tác phẩm này nằm ở tính nhân văn sâu sắc. Nếu “con người” và “chuyện kể” là những yếu tố thông dụng bắt buộc trong thiết kế, thì cách tiếp cận của Lippett lại hoàn toàn nhẹ nhàng và tự nhiên không gượng ép.

Chúng ta sẽ yêu mến ngay phong cách khác biệt, biến hoá của cử nhân trường Royale College of Art trong truyện Stan năm 2014, những hạt giống từ cuốn tiểu thuyết hình ảnh được gieo mầm từ trong trường đại học với những câu chuyện về ông nội mà Lippett chưa bao giờ biết mặt, được xâu chuỗi với nhau qua những bức thư, những cuộc hội thoại với của cô, và những cuộc phỏng vấn với gia đình. Theo lời nghệ sĩ, đây là “câu chuyện có thực về tình yêu, cuộc đời, sự sống, và đặc biệt là gia đình.” Bộ truyện tranh được tiếp tục ra đời với tên Stan và Bà, một cuốn tiểu thuyết hình ảnh bìa cứng hết sức thú vị xuất bản bởi Jonathan Cape năm 2016.

Sarah Lippett, Ukraine project

Phong cách của Lippett, ấn tượng với đường nét thô mộc và bảng màu ít ỏi, đã trở thành linh hồn cho những câu chuyện chưa kể, lời truyền miệng cho những người chưa hay. Câu truyện của cô thường miêu tả về những người đàn ông nhỏ thó, những người thua thiệt – tầng lớp tự nhận là chẳng có gì đáng để kể về, nhưng lại chính là những câu chuyện chúng ta cần được nghe nhất. Những tác phẩm của cô khắc hoạ cuộc sống của những người Anh ở làng chài Margate; những “phân xưởng hoài niệm” với con người khắp Lancashire, ở miền bắc nước Anh; và ngồi lại cùng với người bệnh và nhân viên tại Bệnh viện Royal Stoke University.

Chuyện kể của Lippett tập trung chủ yếu vào tầng lớp thu nhập thấp ở nước Anh, trong những năm gần đây tác phẩm của cô đã chuyển sang hướng xa hơn, nhờ vào chuyến trao đổi nghệ thuật (chương trình hỗ trợ cho các nghệ sĩ được sống thời gian ngắn tại các vùng văn hoá khác để trải nghiệm, giao thoa và sáng tạo) ở Ukraine trong thời điểm chính trị đầy biến động. “Vào tháng Sáu 2016, một ngày sau khi tôi vừa trở thành nhà tiểu thuyết hình ảnh được xuất bản sách, đất nước chúng tôi quyết định rời khối Liên Minh EU, tôi vừa cảm thấy lâng lâng và khủng hoảng vào cùng một lúc,” cô nói. “Tôi ra ngoài đường và chạy mãi để làm thoáng đầu óc, trách móc từng người đi đường rằng tại sao họ lại có thể bỏ phiếu chống lại ước muốn của tôi, và chống lại đất nước của tôi. Khi trở về nhà, tôi nhận được email từ Hội đồng Anh Ukraine, hỏi rằng liệu tôi có hứng thú muốn tham gia vào chuyến trao đổi nghệ thuật Ukraine trong một tháng không.”

Sarah Lippett, Ukraine project

Thời điểm đó, tất cả những gì cô biết về đất nước mình đó là đang có chiến tranh diễn ra với Nga, và đã một lần tách ra khỏi Liên Xô. Cô đồng ý tham gia, đồ rằng sẽ chẳng có lợi ích gì. Tự nhiên thay, thứ gì đó đã thay đổi, và trong tháng Chín năm trước Lippett đã dành một tháng ở đất nước với năm nghệ sĩ khác, mỗi lần tại một địa điểm khác nhau. Lippett được cử đến Muzychi, một ngôi làng nhỏ chừng 40 phút lái xe từ Kiev, nơi cô sống với nghệ sĩ Alevtina Kakhidze và chồng cô ấy, cùng ba chú cho và hai con mèo.

“Tôi sống trong một studio nhỏ ngay bên cạnh nhà của Alevtina, nơi tôi có khoảng không gian rộng rãi để làm việc, một căn bếp nhỏ, phòng tắm và phòng ngủ,” Lippett miêu tả. “Tôi dành một tháng cố gắng gặp gỡ và nói chuyện với nhiều người nhất có thể về Ukraine, để thử hiểu hơn về lịch sử hỗn mang của đất nước, chiến tranh ở Crimea, và để có cái nhìn thấu đáo về cảm xúc khi sống ở Ukraine hiện tại.

“Câu đầu tiên tôi được hỏi mỗi khi gặp một người nói tiếng Anh rằng ‘tại sao bạn quyết định rời EU?!’ và câu trả lời của tôi thường là ‘TÔI KHÔNG BỎ PHIẾU CHO ĐIỀU ĐÓ.’ Tôi trở nên quá chán nản mỗi khi phải nghe cùng một câu hỏi, đến nỗi đã quay sang chất vấn người khác bằng cách, ‘tại sao người Ukraine lại muốn tham gia EU?’”

Sarah Lippett, Ukraine project, poster

Những câu trả lời cô ấy nhận được cuối cùng đã trở thành nguồn cảm hứng cho một trong những tác phẩm thú vị nhất mà cô sáng tác ở đó, một cuốn tạp chí nhỏ có tên Một tháng tại Muzychi. Với phong cách của Lippett, tác phẩm được thêu dệt từ những câu chuyện của người lạ, và hình thành những góc nhìn phong phú mà chúng ta không thường được trải nghiệm. Lippett cho rằng cách kể chuyện mới mẻ này đến từ chủ nhà của cô. “Alevtina luôn dâng trào nhiệt huyết,” Lippett nói. “Thể loại tác phẩm mà cô ấy tạo ra luôn mang hơi hướng chính trị, cô ấy rất dũng cảm. Điều này thật kỳ diệu. Tôi thích sự song hành giữa những tác phẩm của cô ấy và của tôi: cô ấy cũng là một người kể chuyện, nhưng với một phong thái khác, điều này khiến tôi thấy thật thú vị.”

Khu vực cô ấy sống mang đậm chất sáng tạo. “Nơi này không thu hút khách du lịch và rất lạ kỳ, một cộng đồng nghệ sĩ thật sự,” Lippett nói. “Có một nghệ sĩ khác trong làng là một nhà điêu khắc và hoạ sĩ, những tác phẩm của anh ấy đều khổng lồ. Việc sở hữu một studio ở đây rất rẻ. Hàng xóm của anh ấy là một quý cô, một nghệ sĩ ngoài trời thực thụ – cô ấy tạo tác lại và sơn những bức hoạ lên tường, thậm chí còn vẽ lên cả những ngôi nhà này, với tất cả những phông nền lộng lẫy đó. Điều này là thách thức lớn như kiểu Watercolour Challenge, nhưng ở đây mọi thứ bình thường ở một ngôi làng Ukraine.”

Sarah Lippett, Ukraine project
Sarah Lippett, Ukraine project
Sarah Lippett, Ukraine project
Sarah Lippett, Ukraine project

Mặc cho rào cản ngôn ngữ, kho tàng truyện kể, nhân vật và sự thấu hiểu đã đến với tác phẩm của Lippett một cách tự nhiên, phần lớn nhờ vào sự giới thiệu của những người chủ nhà hoặc Hội đồng Anh, và một chút cơ hội nữa. “Tôi cứ rảo bước trên đường và những cuộc trò chuyện cứ thế xảy ra,” cô ấy kể lại. “Tôi sẽ đánh giá xem những câu hỏi mình muốn có thích hợp hay không, ví dụ như những thứ hơi nhạy cảm – đặc biệt là khi nói về Crimea hoặc thời kỳ Xô Viết.”

Vậy điều bất ngờ nhất cô ấy biết được là gì? “Tôi nghĩ rằng mình nhận ra mọi người cơ bản đều giống nhau: chúng ta đều muốn cùng một thứ, và cùng những nhu cầu.” cô nói. “Người ta chỉ muốn tự do để có thể đến những nơi mình muốn và sống cuộc đời đủ đầy và có chính sách chăm sóc sức khoẻ và không bị lo lắng khi đau ốm hay bệnh tật. Những điều căn bản của cuộc sống. Tôi nhận ra rằng chúng ta có khá nhiều điểm chung.”

“Tôi còn nhận ra rằng làm sao những nghệ sĩ lười biếng ở Anh có thể so sánh được với ở Ukraine. Có thể chỉ những người tôi làm việc chung mới vậy, nhưng tôi cảm thấy họ quá bị động và muốn chống lại tất cả mọi thứ. Ví dụ, có một không gian lâu đời dành cho những người nghệ sĩ làm việc tại đó và kết nối với nhau bởi trường đại học, nơi những người tốt nghiệp xong có thể ở lại và làm việc. Họ muốn biến nơi đó thành những dãy phòng – và họ đã đấu tranh rất nhiệt huyết đến nỗi đã lấy thân mình tạo thành hàng rào bảo vệ toà nhà khi nó bị tháo dỡ, nó quan trọng với họ đến như vậy đấy. Tất cả mọi thứ đều xuất phát từ trái tim, và tôi được truyền cảm hứng rất nhiều khi nghe câu chuyện đó.”

“Tôi nghĩ rằng mình nhận ra mọi người cơ bản đều giống nhau: chúng ta đều muốn cùng một thứ, và cùng những nhu cầu.”

Sarah Lippett, Ukraine project

Những thành quả từ chuyến trải nghiệm của Lippett đã được trưng bày trong buổi triển lãm tại studio của cô tại Muzychi. Cùng với việc trưng bày những nghiên cứu của cô, triển lãm còn “bán” những sản phẩm địa phương mua từ dân làng trong dạng quầy hàng bày bán trang trí nào là lá và rau mùi từ khu vườn của Alevtina. “Tôi muốn đền đáp thứ gì đó cho cộng đồng ấm áp đã chào đón tôi từ ngày đầu tiên,” Lippett nói. “Alevtiva đã rất tốt bụng trả tiền cho một xe bus để đưa đón những người khách từ Kiev đến xem triển lãm. Nên tôi quyết định tạo ra một phiên bản tiền ‘Muzychi’ có thể download trên mạng để mọi người in ra và sử dụng chúng như tiền phí, và mua những món hàng khi họ đến. Chúng tôi thậm chí đã chuẩn bị một cái máy in cho khách tham quan để in tiền nếu họ chưa kịp làm.”

Sarah Lippett, Ukraine project, tiền ‘Muzychi’

Triển lãm cuối cùng của tất cả những nghệ sĩ tham gia chương trình trao đổi sẽ diễn ra vào tháng Ba năm nay, tổ chức bởi Hội đồng Anh và diễn ra tại Mala Gallery ở Kiev. Nhân dịp này, Lippett đã vẽ một bức tranh cao 13 foot, rộng 16 foot dành cho điểm đến yêu thích nhất của cô tại Muzychi, một cuốn tạp chí 30 trang (với màu xanh và vàng, màu sắc của cờ Ukraine) về truyện tranh và những bức vẽ tái hiện lại các cuộc đối thoại và quan sát, một quầy lưu niệm về Ukraine, với đồ vật như móc chìa khoá tuyên bố rằng càng ngày có nhiều người nói tiếng Ukraine ở thành phố (thời Xô Viết đa số mọi người đều nói tiếng Nga trong thành phố, và những người ở nông thôn thì nói tiếng Ukraine), búp bê Nga được sơn vàng và xanh để tái hiện thời kỳ hậu Cộng sản của đất nước, những viên nam châm và miếng lót trà khắc hoạ những địa điểm và đồ vật kỳ lạ mà cô khám phá được trong thời gian ở đó.

Sarah Lippett, Ukraine project, tranh tường và đồ lưu niệm
Sarah Lippett, Ukraine project, tranh tường
Sarah Lippett, Ukraine project, quầy lưu niệm tại triển lãm
Sarah Lippett, Ukraine project, quầy lưu niệm tại triển lãm

Tác phẩm khổ lớn này là một tấm gương phản chiếu vào cảm xúc của người nghệ sĩ khi cảm giác yếu thế bởi kiến trúc ở Ukraine: “Mọi thứ đều vĩ đại. Rõ ràng chúng là một phần của Liên Xô, và kiến trúc Xô Viết khiến bạn cảm thấy nhỏ thó. Có rất nhiều những toà nhà rộng lớn, và những bức tường khổng lồ. Tôi cảm thấy mình phải thử làm điều gì tái hiện lại bức tranh về Xô Viết nhưng thay vào đó lại miêu tả Muzychi; bạn có thể có cảm giác tương tự, nhưng ở làng quê.”

Sarah Lippett, Ukraine project

Hình thức tạp chí nhỏ là một kết quả sinh động bởi nhiều lý do: “Đây là cách thể hiện của tôi; vẽ phác thảo trong quá trình làm việc và mở rộng chúng khi tôi nghe lại những đoạn ghi âm và đọc qua những gì mình ghi chép,” Lippett nói. Nhưng có một thứ khác hình thành nên lựa chọn này, đó là khi: “Tôi có một buổi nói chuyện ở studio, và khi tôi bắt đầu nói về tiểu thuyết hình ảnh, người nào đó đã hỏi đó rốt cuộc là gì. Không có nhiều sách được phiên dịch ra tiếng Ukraine, nên tôi nghĩ rằng thật hay ho khi có thể cho mọi người thấy đó là gì, hơn là việc chỉ nói về nó. “Tôi muốn cho học sinh thấy rằng có cả một cách thức hoàn toàn mới để kể chuyện mà chúng ta có thể sử dụng hình ảnh và chữ cùng với nhau.”

Có sự ấm áp kỳ lạ trong tác phẩm tồn tại giữa nghệ-sĩ-là-du-khách được tạo ra trong nhiều chương trình trao đổi nghệ thuật, biến thành sự thấu hiểu và điểm tương đồng sâu sắc. Tác phẩm của Lippett xuất phát từ sự lắng nghe, trung thực và tài tình trong cách kể chuyện. “Tôi thấy được rằng người Ukraine rất rộng lượng, sôi nổi, cởi mở và thân thiện,” cô miêu tả. “Những người hàng xóm trong làng tặng tôi nhiều rau củ quả nhà trồng, những người lạ dẫn tôi đi tham quan thành phố, mời tôi đến các bữa tiệc, khiến tôi cảm giác như là bạn thân và chị em với họ từ lâu lắm rồi.”

 

“Tôi muốn cho học sinh thấy rằng có cả một cách thức hoàn toàn mới để kể chuyện mà chúng ta có thể sử dụng hình ảnh và chữ cùng với nhau.”

Sarah Lippett, Ukraine project

Nguồn: https://eyeondesign.aiga.org

Cùng tác giả

#Tag

illustration Kiến thức minh hoa

iDesign Must-try

Chú mèo trong ‘khu vườn chữa lành’ của zzoya
Chú mèo trong ‘khu vườn chữa lành’ của zzoya
Bắt đầu với suy nghĩ vẽ ra những điều mình thích, zzoya đã dần lan tỏa một nguồn năng lượng đáng yêu đến những khán giả của mình. Có thể…
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Ngắm Rồng Việt qua nét vẽ của artist Việt
Đến hẹn lại lên, thời khắc chuyển giao năm cũ, chào đón năm mới là dịp để các artist Việt tham gia vào cuộc chơi “Vẽ linh vật của năm”.…
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Minh họa sách thiếu nhi trong trẻo của Mark Janssen
Mark Janssen là một họa sĩ minh họa xuất thân tại học tại Học viện Nghệ thuật ở Maastricht, Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp năm 1997, ông vẽ minh…
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Lấy cảm hứng từ những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Studio Ghibli như Cô bé người cá Ponyo, Hàng xóm của tôi là Totoro, Lâu đài bay của…
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Francisco Fonseca là một nghệ sĩ đường phố và họa sĩ minh họa sống ở Porto, Bồ Đào Nha. Bị mê hoặc bởi những kiến trúc nhuốm màu thời gian…
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Minh họa ‘Vũ Trụ Cò Bay’ của Phương Mỹ Chi: Cái khó ở chỗ điều tiết sự tham lam khi khai thác chất liệu 
Ngày 18/09 vừa qua, ca sĩ Phương Mỹ Chi chính thức công bố album mới mang tên “Vũ Trụ Cò Bay”, đánh dấu chặng đường 10 năm ca hát của…